học tập
Tự do, bình đẳng, yêu thương
Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017
LÒNG TIN ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Ngày càng khó để chúng ta tiếp tục nhạy cảm, tin người và mở lòng với cuộc sống trong thời đại của sự bất ổn, biến động toàn cầu, ly hôn và đời sống gia đình rối loạn này. May thay, nhiều người vẫn có những người bạn và gia đình mà ta có thể dựa vào, hoặc người bạn đời mà ta có thể tìm đến như một nơi trú ẩn an toàn, nơi mà ta có thể cởi bỏ “áo giáp”, thư giãn và là chính mình. Nhưng đôi khi, ngay cả ở đó thì tình hình cũng trở nên khó khăn.
Khi áp lực hàng ngày xâm nhập vào không gian được bảo vệ của ta, hoặc một rắc rối bất ngờ trong mối quan hệ phá vỡ sự điềm tĩnh của ta, có thể ta sẽ bắt đầu cảm thấy bất an và nghi ngờ bản thân. Ta cũng có thể bắt đầu ngờ vực tình yêu, lòng chung thủy và sự đáng tin của người yêu/bạn đời. Ta có thể sẽ phản ứng với những nghi ngờ đó bằng cách vô tình có những hành vi né tránh họ một cách tế nhị.
Tại sao lòng tin lại dựa trên những nền tảng không vững chắc như vậy? Mặt khác, chẳng phải sẽ rất nguy hiểm nếu ta quá ngây thơ và dễ tin người hay sao? Ngày nay các cặp đôi gặp phải những vấn đề lòng tin nào mà cách đây 10 năm nó gần như không tồn tại? Cách nào tốt nhất giúp ta đối phó với những sự việc hoặc hoàn cảnh đe dọa hủy hoại lòng tin và sự tự tin của ta?
Lòng tin là gì?
Từ điển Oxford định nghĩa lòng tin là “một niềm tin vững chắc vào độ tin cậy, sự thật, năng lực hoặc sức mạnh của một người hay một điều gì đó.” Ví dụ, ta tin tưởng những người tốt bụng với mình, những người chính trực và hành động đúng với lời nói của họ. Ta tin tưởng người mà mình có thể trông mong rằng họ sẽ luôn làm điều “đúng.” Trong một mối quan hệ thân mật, ta sẽ tin người yêu/bạn đời nếu họ dễ đoán, đáng tin cậy và chân thật.
Những vấn đề lòng tin có đang tăng lên?
Gần đây một số nhà tâm lý học báo cáo rằng trong 10 năm qua, những vấn đề lòng tin ở các cặp đôi tìm đến tư vấn đã tăng cao chưa từng thấy. Theo lời Joe Bavonese, thuộc Viện Quan hệ ở Royal Oak, Michigan, một phần của sự gia tăng này là do những tiến bộ công nghệ gần đây khiến cho những cặp đôi dễ dàng lừa dối nhau hơn, chẳng hạn như giấu tin nhắn, danh sách cuộc gọi, tin nhắn từ bạn bè trên Facebook và email.
Ngày nay, hàng trăm bài blog, bài viết và mục tư vấn đưa ra những lời khuyên nhằm giúp các cặp đôi giải quyết vấn đề rắc rối về lòng tin. Nhiều bảng câu hỏi có sẵn để đo lường lòng tin trong mối quan hệ (lòng tin vào đối tượng mà mình đang yêu thương) cũng như niềm tin toàn cầu (niềm tin vào bản chất con người). Rõ ràng, vấn đề lòng tin rất quan trọng đối với nhiều người, nhất là những người đang cố gắng có được một mối quan hệ đầy yêu thương và viên mãn.
Ban đầu chúng ta hình thành lòng tin như thế nào?
Trẻ em học cách tin như thế nào là một câu hỏi căn bản được giải đáp bởi các nhà tâm lý học phát triển lỗi lạc của thế kỷ 20, đáng chú ý nhất là Erik Erikson, John Bowlby và D.W. Winnicott. Mỗi người đều viết rất nhiều về niềm tin và vai trò chủ yếu của nó trong sự trưởng thành và phát triển liên tục của trẻ em.
Erikson nói rằng trẻ sơ sinh hình thành niềm tin cơ bản khi trẻ giải quyết thành công cơn khủng hoảng tâm lý (hoặc cơ hội) đầu tiên trong đời; đó là mâu thuẫn giữa Tin và Không tin. Khi một em bé được người lớn nuôi dạy và luôn được người này cố gắng đáp ứng nhu cầu, bé sẽ hình thành niềm tin ở cuối năm 1 tuổi. Erikson khẳng định rằng nhân tố then chốt ở giai đoạn phát triển này chính là tỷ lệ giữa tin và không tin.
Mức độ tin tưởng cao hơn ở trẻ em có liên quan mật thiết đến các kiểu gắn bó an toàn. Các bé mới biết đi mà tin tưởng vào môi trường xung quanh thường là những bé đã hình thành sự gắn bó an toàn với cha mẹ hoặc người chăm sóc. Trên thực tế, nhà lý luận về sự quyến luyến John Bowlby kết luận rằng niềm tin cơ bản, như Erikson định nghĩa, là hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển tâm lý khỏe mạnh của cá nhân trong suốt quãng đời của họ. Ông mô tả những kiểu gắn bó an toàn và không an toàn được Mary Ainsworth xác định ở các em bé 1 tuổi như là những dấu hiệu mạnh mẽ thể hiện mức độ tin tưởng của các em. Theo Bowlby, “Giới hạn của an toàn-không an toàn… có vẻ cũng nói đến đặc trưng ở giai đoạn sơ sinh mà Erikson gọi là ‘niềm tin cơ bản.’ Vì vậy nó quyết định một khía cạnh của tính cách có liên quan trực tiếp đến sức khỏe tâm thần.”
Nhà phân tâm học/bác sĩ nhi khoa D. W. Winnicott tin rằng việc trẻ dự đoán được cha mẹ sẽ làm gì là rất quan trọng để xây dựng lòng tin của trẻ. Trong cuốn sách của mình, Talking to Parents, ông viết, “Cha mẹ, đặc biệt là người mẹ ở những năm đầu, sẽ rất vất vả trong việc bảo vệ con khỏi những yếu tố bất ngờ.” Theo Robert Firestone, những bậc cha mẹ như vậy “có tính cách ấm áp, tình cảm, nhạy cảm trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái và cũng cho trẻ sự kiểm soát, định hướng và hướng dẫn.”
Trải nghiệm ấu thơ góp phần gây ra những vấn đề về lòng tin
Có vô số trải nghiệm khó chịu thời thơ ấu góp phần gây ra sự không tin tưởng và thiếu tự tin ở trẻ em. Ví dụ, những câu trả lời không nhất quán của cha mẹ hay việc họ không thể đưa ra lời hứa sẽ khiến trẻ bất an và mất lòng tin. Cơn giận dữ đáng sợ của cha (hoặc mẹ) có thể phá vỡ niềm tin của đứa trẻ về một thế giới có thể dự đoán được. Sự phản bội lòng tin xảy ra cùng với việc bị lạm dụng tình dục hay những lần bị bạo hành nghiêm trọng trong thời gian dài có thể kích thích trạng thái tách biệt ở các nạn nhân trẻ tuổi. Những sự việc này cũng có thể khiến trẻ tin rằng mình sẽ bị phản bội trong tương lai, hoặc dẫn đến một số điểm mù nhất định trong khả năng trẻ đánh giá chính xác mức độ đáng tin cậy ở người khác.
Những cách giao tiếp không thành thật mà nhiều bậc phụ huynh sử dụng với nhau và với con cái cũng làm tổn hại đến lòng tin của trẻ. Người cha người mẹ thiếu chính trực có khuynh hướng dối trá trong quá trình giao tiếp (hành động của họ không tương ứng với lời nói). Thông điệp “nước đôi” của họ khiến con trẻ hoang mang và phá hỏng ý thức của trẻ về hiện thực. Gregory Bateson đã tập trung vào động lực quan trọng này – sự “tiến thoái lưỡng nan” – trong cuốn sách Steps Toward an Ecology of Mind của mình. Dựa trên nghiên cứu lâm sàng, ông kết luận rằng trẻ em học cách không tin vào nhận thức của mình trong các tương tác xã hội khi trẻ hoang mang và bối rối bởi những thông điệp “nước đôi” mà mình từng trải nghiệm trong gia đình.
Những sự kiện đau thương này trong thời thơ ấu để lại vết sẹo vô hình và có tác động sâu sắc đến ta trong suốt cuộc đời. Trong nỗ lực bảo vệ chính mình, chúng ta xây dựng một hệ thống phòng vệ chống lại nỗi đau, sự hỗn loạn và sự vỡ mộng. Một số người thề không bao giờ tin tưởng bất kì ai nữa; những người khác trở nên thận trọng thái quá và quyết tâm không trở thành “kẻ khù khờ.” Nếu bị sự không trung thực của cha mẹ làm tổn thương, ta có thể nhìn người khác từ một quan điểm sai lệch và hình thành thái độ hà khắc, cay độc đối với họ. Hành động tự phòng thủ này giúp ta duy trì ảo tưởng về sức mạnh và sự kiên cường, nhưng cũng chính nó sẽ hạn chế khả năng ta tin tưởng người khác và tìm kiếm sự viên mãn trong một mối quan hệ gần gũi.
*LINK BÀI VIẾT: https://tamly.blog/long-tin-duoc-hinh-thanh-nhu-the-nao/
*Tác giả: Joyce Catlett - Biên tập bởi Tâm lý học ứng dụng
*Nguồn: https://www.ubrand.global/courses/giai-ma-long-tin-tai-sao-cac-cap-doi-khong-tin-tuong-lan-nhau.
Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017
18 NGUYÊN TẮC SỐNG CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Goc Nhin Alan
1. Hãy luôn nhớ rằng, cả tình yêu vĩ đại và thành tựu vĩ đại đều ẩn chứa những nguy cơ lớn. Những nguy cơ là cơ hội lớn trong cuộc sống. Nếu không có thử thách, thì ai cũng có thể đạt được. Chỉ khi tách mình ra khỏi đám đông như một kẻ dám chấp nhận thử thách lớn, bạn mới có thể đạt được thành tựu khác biệt.
2. Khi bạn thất bại, đừng đánh rơi cả những bài học. Nếu bạn thất bại mà không học được bài học nào, bạn sẽ tiếp tục lặp lại sai lầm.
3. Nguyên tắc 3T:
- Tôn trọng bản thân: Tự tin là chìa khóa thành công. Nếu không tự tin và tôn trọng chính mình, bạn không thể thành công ở bất cứ điều gì.
- Tôn trọng người khác: Những người không tôn trọng người khác sẽ nhận lại điều tương tự.
- Trách nhiệm với hành động của bản thân: Bạn là người kiểm soát cuộc sống của mình, vì vậy đừng đổ lỗi cho người khác vì những sai lầm hay bất hạnh xảy ra.
4. Hãy nhớ rằng, không có được những gì bạn muốn cũng là một vận may. Những điều bạn muốn có thể chưa phù hợp vào lúc này và nó sẽ trở lại vào lúc thích hợp.
5. Bạn phải hiểu các quy tắc trước khi có thể phá vỡ chúng.
6. Đừng để bất hòa nhỏ làm tổn thương một mối quan hệ lớn. Rõ ràng, tình cảm luôn quan trọng hơn một chút tranh chấp, lợi ích nhỏ bé.
7. Khi bạn nhận ra bản thân mắc sai lầm, hãy sửa chữa nó ngay lập tức. Hãy xin lỗi và chịu trách nhiệm. Điều đó chứng minh tính cách của bạn mạnh hơn cách cư xử bộc phát.
8. Hãy dành ít nhất 30 phút cho bản thân mỗi ngày. Đó là lúc bạn kiểm tra lại những điều đã xảy ra trong cuộc sống và tìm ra những điều bạn thực sự muốn thay đổi.
9. Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi nhưng đừng đánh mất giá trị của bản thân. Thế giới đang thay đổi liên tục. Bạn sẽ rất khổ sở nếu không thay đổi để thích ứng. Nhưng nó không có nghĩa là bạn phải thay đổi các giá trị cốt lõi của bản thân.
10. Sự im lặng đối khi là câu trả lời tốt nhất. Khi im lặng, người ta có thời gian để suy ngẫm sáng suốt, hợp lý hơn, ít chịu sự tác động của cảm xúc. Trong một cuộc cãi vã, thay vì đáp trả lại bằng sự giận dữ, sự im lặng sẽ kết thúc cuộc tranh luận hiệu quả và ít gây tổn thương hơn.
11. Hãy sống một cuộc đời cao quý. Sau này, khi nhớ lại bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống lần thứ 2.
12. Không khí gia đình yêu thương là nền tảng cho cuộc sống. Khi bạn yêu thương gia đình, họ cũng sẽ đem đến cho bạn sự yêu thương và tôn trọng.
13. Chia sẻ kiến thức là một cách để trở thành "bất tử". Trong suốt cuộc đời, bạn sẽ học được rất nhiều thứ. Chia sẻ với những người bạn gặp, nó có thể giúp ích cho hành trình của họ, kể cả những bài học thất bại.
14. Hãy dịu dàng với Trái Đất. Làm thế giới tổn thương, chúng ta đang tự làm hại tương lai của chính mình.
16. Hãy nhớ rằng, mối quan hệ đẹp nhất là khi tình yêu thương dành cho nhau vượt lên trên những nhu cầu cá nhân. Nếu bạn cần ai đó nhiều hơn yêu họ, bạn chỉ đang sống phụ thuộc.
17. Hãy đánh giá thành công dựa trên những gì bạn đã từ bỏ để có được nó.
18. Hãy tìm kiếm những người đồng hành tích cực. Người khác không thể kiểm soát cảm giác và hành động của bạn, nhưng họ có thể ảnh hưởng đến nó. Vì thế hãy dành thời gian của bạn cùng những người tích cực.
Anna Tran
chuan
1 hour ago · LikeReply · More
Duong Binh
Tuyệt vời
47 minutes ago · LikeReply · More
Tuan Nguyen Thanh
Nguyễn Thành Quân
58 minutes ago · Like1Reply · More
Tran Anh Tuan
Nguyễn Như Hà
51 minutes ago · LikeReply · More
Tuan Nguyen Thanh
Thanh Quang Nguyen
57 minutes ago · LikeReply · More
Tuan Nguyen Thanh
Huy Dinh
58 minutes ago · LikeReply · More
Tuan Nguyen Thanh
Hong Thu Pham
58 minutes ago · LikeReply · More
Nguyen Huu Phuoc
Vo Thi Dieu Yen
1 hour ago · LikeReply · More
Huỳnh Trường
Huỳnh Bá Toàn
17 minutes ago · LikeReply · More
1. Hãy luôn nhớ rằng, cả tình yêu vĩ đại và thành tựu vĩ đại đều ẩn chứa những nguy cơ lớn. Những nguy cơ là cơ hội lớn trong cuộc sống. Nếu không có thử thách, thì ai cũng có thể đạt được. Chỉ khi tách mình ra khỏi đám đông như một kẻ dám chấp nhận thử thách lớn, bạn mới có thể đạt được thành tựu khác biệt.
2. Khi bạn thất bại, đừng đánh rơi cả những bài học. Nếu bạn thất bại mà không học được bài học nào, bạn sẽ tiếp tục lặp lại sai lầm.
3. Nguyên tắc 3T:
- Tôn trọng bản thân: Tự tin là chìa khóa thành công. Nếu không tự tin và tôn trọng chính mình, bạn không thể thành công ở bất cứ điều gì.
- Tôn trọng người khác: Những người không tôn trọng người khác sẽ nhận lại điều tương tự.
- Trách nhiệm với hành động của bản thân: Bạn là người kiểm soát cuộc sống của mình, vì vậy đừng đổ lỗi cho người khác vì những sai lầm hay bất hạnh xảy ra.
4. Hãy nhớ rằng, không có được những gì bạn muốn cũng là một vận may. Những điều bạn muốn có thể chưa phù hợp vào lúc này và nó sẽ trở lại vào lúc thích hợp.
5. Bạn phải hiểu các quy tắc trước khi có thể phá vỡ chúng.
6. Đừng để bất hòa nhỏ làm tổn thương một mối quan hệ lớn. Rõ ràng, tình cảm luôn quan trọng hơn một chút tranh chấp, lợi ích nhỏ bé.
7. Khi bạn nhận ra bản thân mắc sai lầm, hãy sửa chữa nó ngay lập tức. Hãy xin lỗi và chịu trách nhiệm. Điều đó chứng minh tính cách của bạn mạnh hơn cách cư xử bộc phát.
8. Hãy dành ít nhất 30 phút cho bản thân mỗi ngày. Đó là lúc bạn kiểm tra lại những điều đã xảy ra trong cuộc sống và tìm ra những điều bạn thực sự muốn thay đổi.
9. Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi nhưng đừng đánh mất giá trị của bản thân. Thế giới đang thay đổi liên tục. Bạn sẽ rất khổ sở nếu không thay đổi để thích ứng. Nhưng nó không có nghĩa là bạn phải thay đổi các giá trị cốt lõi của bản thân.
10. Sự im lặng đối khi là câu trả lời tốt nhất. Khi im lặng, người ta có thời gian để suy ngẫm sáng suốt, hợp lý hơn, ít chịu sự tác động của cảm xúc. Trong một cuộc cãi vã, thay vì đáp trả lại bằng sự giận dữ, sự im lặng sẽ kết thúc cuộc tranh luận hiệu quả và ít gây tổn thương hơn.
11. Hãy sống một cuộc đời cao quý. Sau này, khi nhớ lại bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống lần thứ 2.
12. Không khí gia đình yêu thương là nền tảng cho cuộc sống. Khi bạn yêu thương gia đình, họ cũng sẽ đem đến cho bạn sự yêu thương và tôn trọng.
13. Chia sẻ kiến thức là một cách để trở thành "bất tử". Trong suốt cuộc đời, bạn sẽ học được rất nhiều thứ. Chia sẻ với những người bạn gặp, nó có thể giúp ích cho hành trình của họ, kể cả những bài học thất bại.
14. Hãy dịu dàng với Trái Đất. Làm thế giới tổn thương, chúng ta đang tự làm hại tương lai của chính mình.
16. Hãy nhớ rằng, mối quan hệ đẹp nhất là khi tình yêu thương dành cho nhau vượt lên trên những nhu cầu cá nhân. Nếu bạn cần ai đó nhiều hơn yêu họ, bạn chỉ đang sống phụ thuộc.
17. Hãy đánh giá thành công dựa trên những gì bạn đã từ bỏ để có được nó.
18. Hãy tìm kiếm những người đồng hành tích cực. Người khác không thể kiểm soát cảm giác và hành động của bạn, nhưng họ có thể ảnh hưởng đến nó. Vì thế hãy dành thời gian của bạn cùng những người tích cực.
Anna Tran
chuan
1 hour ago · LikeReply · More
Duong Binh
Tuyệt vời
47 minutes ago · LikeReply · More
Tuan Nguyen Thanh
Nguyễn Thành Quân
58 minutes ago · Like1Reply · More
Tran Anh Tuan
Nguyễn Như Hà
51 minutes ago · LikeReply · More
Tuan Nguyen Thanh
Thanh Quang Nguyen
57 minutes ago · LikeReply · More
Tuan Nguyen Thanh
Huy Dinh
58 minutes ago · LikeReply · More
Tuan Nguyen Thanh
Hong Thu Pham
58 minutes ago · LikeReply · More
Nguyen Huu Phuoc
Vo Thi Dieu Yen
1 hour ago · LikeReply · More
Huỳnh Trường
Huỳnh Bá Toàn
17 minutes ago · LikeReply · More
Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017
Kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân
Vũ Ngọc Hoàng
Nhân dịp các cơ quan ở trung ương đang thảo luận về kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân, với mong muốn góp một tiếng nói, tôi xin được trao đổi một số ý kiến để bạn đọc tham khảo. Từ sau đại hội XII đến nay, các cơ quan trung ương và các đồng chí lãnh đạo đã quan tâm đáng kể đối với vấn đề doanh nghiệp, khởi nghiệp, kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân. Tôi nghĩ thế là rất đúng. Nếu như trước đây, trong thời chiến tranh giữ nước, việc xây dựng các đơn vị bộ đội “cụ Hồ” để làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân đã có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi, thì ngày nay, trong hòa bình phát triển kinh tế, việc xây dựng các doanh nghiệp VN để làm nòng cốt trong kinh tế thị trường cũng có ý nghĩa quan trọng tương tự.
Trong lịch sử nhân loại, thuở ban đầu, khi con người bắt đầu xuất hiện, do yêu cầu sinh tồn, hoạt động kinh tế lúc bấy giờ là hái lượm. Nói cách khác, là kinh tế hái lượm. Sau đó, do tác động của thực tiễn, nhận thức của con người tiến bộ dần, công cụ lao động được cải tiến, sản xuất (kinh tế) tự cấp tự túc bắt đầu. Khi sản xuất có dư thừa và nhu cầu của cuộc sống đa dạng hơn, con người đã thực hiện trao đổi các sản phẩm làm ra, thì kinh tế hàng hóa xuất hiện. Khi kinh tế hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định, trong xã hội hình thành các phạm trù giá trị và giá cả, quan hệ cung cầu và cạnh tranh, không phải cá biệt, đơn lẻ mà thành các xu hướng, thì đó là lúc kinh tế thị trường bắt đầu, cùng với các quy luật khách quan, vô hình, nhưng mạnh mẽ, tác động chi phối nền kinh tế, thay thế cho nhũng ý muốn chủ quan của các chủ thể có quyền lực trước đó.
Trong quá trình phát triển của kinh tế thế giới, các nhà nghiên cứu, với các cách tiếp cận khác nhau, đã phân chia thành nhiều loại kinh tế thị trường. Như kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường định hướng XHCN…và các tên gọi kiểu khác nữa (kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế thị trường hội nhập…). Việc thảo luận, tranh luận về các tên gọi khác nhau này dài dòng và phức tạp, kể cả về học thuật và chính trị, với những nhận thức đúng và chưa đúng, với những ý kiến khoa học và sự dung hòa thỏa hiệp.
Ở Mỹ, suốt một thời kỳ dài, người ta luôn nhấn mạnh kinh tế thị trường tự do, mọi việc của nền kinh tế do thị trường quyết định, nhà nước không can thiệp. Cho đến một lần, khi nước Mỹ bị khủng hoảng tài chính, chính phủ Mỹ bị buộc phải chi ra nhiều ngàn tỷ USA để can thiệp vào thị trường. Từ đó, người ta không nhấn mạnh kinh tế thị trường tự do như trước nữa. Tại một số nước Châu Âu, nhất là nước Đức, vào những năm năm mươi của thế kỷ trước, đã có những cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học về kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tranh luận sôi nổi, thẳng thắn, và cuối cùng vẫn không có thắng thua. Nhưng từ những cuộc tranh luận ấy đã làm nảy sinh và xuất hiện một cụm từ-khái niệm mới về “kinh tế thị trường xã hội” mà trong đó, nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước vì các mục tiêu xã hội. Tôi nghĩ đây là một khái niệm, một loại hình đang và sẽ thịnh hành nhất trong tương lai. Tại Trung Quốc, với tư tưởng xây dựng một xã hội XHCN đặc sắc Trung Quốc, người ta đã nghĩ ra kinh tế thị trường XHCN, trong khi họ chưa có CNXH. Việt Nam thì mềm hơn, phù hợp hơn so với Trung Quốc, đã chọn cụm từ “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Vậy là thế giới đã có nhiều tên gọi khác nhau về các loại kinh tế thị trường. Tuy nhiên, rộng rãi nhất, đã được quốc tế hóa, sử dụng phổ biến ở các văn bản quốc tế, đó là cụm từ-tên gọi “kinh tế thị trường”. Chỉ gọn vậy thôi. Không thêm từ gì nữa. Thế giới đã thống nhất cao đối với cụm từ đó. Việt Nam ta, mặc dù viết trong các nghị quyết và văn bản là “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, nhưng cũng vẫn phải kêu gọi thế giới công nhận ta là nước có nền “kinh tế thị trường”. Ta không thể yêu cầu họ công nhận ta là “kinh tế thị trường định hướng XHCN” vì thực ra thì thế giới chưa hiểu về khái niệm này, mà có công nhận cũng chẳng để giải quyết vấn đề gì giữa ta với họ. Đó là một thực tế.
Từ ngữ cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là nội hàm của khái niệm. Cần hiểu đúng để không làm sai. Suốt một thời gian dài, trên thế giới, không ít người, nhất là ở các nước theo định hướng XHCN, cho rằng kinh tế thị trường là đặc điểm của CNTB, còn CNXH thì phải là kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Ngày ấy, ai nói khác, ai chủ trương phải chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường thì bị Liên-Xô và phe XHCN phê phán và quy chụp là xét lại. Thậm chí còn nâng lên là chủ nghĩa xét lại. Năm 1968, khi ban lãnh đạo Tiệp-Khắc chủ trương cải tổ bằng cách chuyển qua kinh tế thị trường và thực hiện dân chủ hóa thì Liên-Xô lập tức đổ quân vào Tiệp-Khắc và tuyên bố ban lãnh đạo ấy là xét lại, phế truất họ và lập ban lãnh đạo mới để kiên định cách làm như cũ. Những năm sau đó, nhất là sau khi Liên-Xô bị đổ, mọi người đã nhận thức lại, với tư duy thoáng mở và đúng đắn hơn, cho rằng kinh tế thị trường không phải riêng của CNTB, mà các nước XHCN cũng cần phải thực hiện kinh tế thị trường thay cho kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Đó là giai đoạn cải cách, đổi mới ở các nước theo định hướng XHCN. Tư duy đó là đúng, nhưng lại chưa đi đến cùng, vẫn còn cho rằng kinh tế thị trường ở các nước XHCN phải khác về chất so với kinh tế thị trường ở các nước TBCN. Với tư duy chưa đúng này đã dẫn đến những lúng túng trong xử lý công việc cụ thể, kể cả cách gọi tên. Tất nhiên việc lúng túng trong cách gọi tên cũng có thể một phần do sự dung hòa, thỏa hiệp khi có ý kiến khác nhau trong nội bộ. Đã mất một thời gian khá dài để tìm kiếm các điểm khác nhau đó.
Tư duy chưa đúng về kinh tế thị trường đã chịu ảnh hưởng của tư duy không đúng về vấn đề CNTB và CNXH. Lúc đầu là tư duy của một bộ phận quan trọng trong giới chính trị, kể cả bên phe này và bên phe kia, từ đó lan rộng ra trong hai hệ thống chính trị của thế giới và tác động sang lĩnh vực khoa học xã hội và truyền thông. Với tư duy sai lầm đó, người ta đã chia thế giới ra thành hai phần chủ yếu, hai phe, TBCN và XHCN, đi về hai hướng khác nhau, với tư tưởng và ý thức hệ riêng của mỗi bên, đối địch với nhau, chạy đua vũ trang đến mức chưa từng có, tạo ra kể cả các loại vũ khí giết người hàng loạt, đủ để có thể tiêu diệt nhiều lần trái đất, có lúc đã đối đầu xe tăng, đại bác và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào nhau, đã gây nên một số cuộc chiến tranh làm chết nhiều chục triệu người. Để rồi bây giờ, sau gần một thế kỷ đối đầu như vậy, đã phải bắt tay nhau để cùng giải quyết nhiều việc của song phương, của khu vực và của toàn cầu, kể cả coi nhau là đối tác chiến lược, toàn diện. Từ cựu thù thành bạn giữa con người với con người là việc đáng mừng, đáng ủng hộ. Nhưng bản thân sự ấy cũng đã chứng minh sai lầm trước đó, chứng minh sự “lẩm cẩm” từng có ở tầm nhân loại. Xét riêng ở một bên (một phe), thì có thể biện minh cho họ là không sai, vì chính bên kia đã đẩy họ đến đó. Nhưng xét cả hai bên cùng lúc, thì sẽ thấy sai lầm của họ-của cả hai bên. Sai lầm này, xét đến cùng, là do cả hai bên đều không chấp nhận sự đa dạng của tư tưởng, văn hóa và mô hình phát triển, trong khi họ đang và phải sống trong một thế giới ngày càng đa dạng và hội nhập. Sai lầm ấy là do tư duy không khoa học và thiếu biện chứng.
Cũng với tư duy sai lầm nói trên, người ta cho rằng nhân loại có hai con đường riêng. Một con đường của chủ nghĩa tư bản lâu dài. Và một con đường khác, gần như khác hẳn, dẫn đến CNXH. Hai con đường này đi về hai hướng khác nhau, mãi mãi, không dung hòa, không chấp nhận, không gặp lại nhau. Đó là cách tư duy siêu hình, không phải biện chứng, khác với tư duy của K. Marx. K. Marx không tư duy như vậy. Theo K. Marx, CNTB sẽ phát triển lên, phát triển tiếp, và dần dần hình thành trong lòng nó, trong chính nó, những nhân tố mới, khác nó, không phải là nó, như một quy luật tất yếu. Đến khi nhiều nhân tố mới hợp lại, tích tụ lại, đến mức đủ nhiều, dẫn đến sự thay đổi về chất, khi ấy, CNTB không còn là nó như trước nữa, mà trở thành một xã hội khác nó, tiến bộ hơn nó. Đó là CNXH. Tư duy đó của K. Marx là biện chứng, có cơ sở khoa học. Mặc dù không phải cái gì ông nghĩ ra cũng đều đúng, và điều đó cũng là dễ hiểu. Mọi người, kể cả các nhà khoa học lớn, kể cả các vĩ nhân cũng vậy, vẫn có nhiều điều, ngay từ đầu hoặc khi thời gian đi qua, không đúng hoặc không còn phù hợp nữa. Trong tư duy của K. Marx, một phần đáng kể thuộc về khoa học, một phần khác thuộc về tư biện, và trong đó, có những hạn chế của yếu tố lịch sử. Nghiên cứu thực tiễn của thế giới cho thấy, CNTB hiện đại ngày nay đã khác rất xa so với CNTB thời K. Marx sống và viết tư bản luận. Nó đã không còn như trước nữa, đã có một bước tiến rất dài về mục tiêu xã hội và phương thức xã hội hóa. Tức là đã gần hơn một cách đáng kể với CNXH. Họ đã tiến gần hơn đến CNXH không chỉ so với chính họ trước đây, mà kể cả so với các nước đã từng hoặc đang định hướng XHCN trên thế giới. Cũng tức là thực tiễn lịch sử đã và đang chứng minh tư duy của K. Marx về CNTB và CNXH là có cơ sở. Đó là ta nói về CNXH chân chính, lành mạnh, hợp quy luật, chứ không phải cái CNXH hình thức, nhân danh, giả mạo hoặc do tư duy và cách hiểu sai lầm, duy ý chí khá phổ biến lâu nay trong thực tế. Những tư duy sai lầm đó mãi đến nay, dù đã có những đổi mới nhất định, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi tư duy cũ. Việc này xin sẽ tiếp tục bàn sâu hơn trong một chuyên đề khác.
Trở lại vấn đề kinh tế thị trường. Trong CNXH, kinh tế thị trường sẽ có gì giống hoặc khác so với kinh tế thị trường trong CNTB ? Nói trong CNTB là nói cái thực tế đã có. Nói trong CNXH là nói về cái dự báo, chứ chưa có. Dự báo thì dù có cơ sở khách quan vẫn thường chứa đựng cùng lúc cả khoa học và tư biện, chưa được kiểm nghiệm trong thực tế. Kinh tế thị trường thì dù trong CNTB hay trong CNXH vẫn phải là kinh tế thị trường, chứ không thể là cái khác, không để biến tướng thành dị dạng tật nguyền. Bản chất là giống nhau. Cơ bản không khác nhau. Điểm khác nhau chủ yếu là ở trình độ phát triển. Trong đó, năng suất lao động, hiệu quả kinh tế-xã hội, phạm vi của thị trường và tính chất xã hội hóa là những nội dung hàng đầu. Cũng xin nói thêm rằng, các mặt ấy, tức là về trình độ phát triển, thì hiện nay kinh tế thị trường ở nước ta và Trung Quốc còn thua xa nhiều nước mà ta gọi họ là TBCN. Đáng lưu ý hơn nữa là trong vòng 40 năm qua, nước ta dù có phát triển khá nhiều so với chính mình, nhưng lại vẫn bị tụt hậu xa hơn so với họ. Xét theo nghĩa đó, họ đang XHCN hơn ta, hơn Trung Quốc, dù họ không tuyên bố theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ta muốn thành CNXH thì phải hơn họ. Mà muốn hơn họ thì trước tiên là phải phấn đấu cho bằng họ. Và muốn bằng họ, trong khi ta đang ở phía sau, thì chỉ có một con đường là phải phát triển với tốc độ, nhịp độ và hiệu quả cao hơn họ. Việc đó không hề đơn giản, có người còn cho là ảo tưởng. Tôi nghĩ vẫn có cách nếu đủ thông minh. Phải có cán bộ giỏi, thật sự có năng lực, hết lòng tâm huyết với việc chung, không tham nhũng và “lợi ích nhóm”, cộng với việc biết tập họp, phát huy trí thức và sử dụng tối đa kinh nghiệm và chất xám của nhân loại. XHCN trước nhất phải là kết quả của hoạt động trí tuệ sáng tạo, chứ nhất định không thể là bảo thủ giáo điều. Đương thời khi còn sống, K. Marx đã từng không phải một lần có nói rằng, ông làm khoa học, muốn dự báo khoa học, chứ ông không định làm “chủ nghĩa”. Ông nói ông không phải là người Mác-xít. Sau này, khi K. Marx đã qua đời, một số đồng chí của ông cho rằng, để chiếu cố phong trào công nhân, cần có một ngọn cờ lý luận, thì không ai xứng đáng bằng K. Marx, vậy là từ đó, người ta gọi các quan điểm của ông là “Chủ nghĩa Mác”.
Theo tôi, nền kinh tế thị trường trong CNXH trước tiên phải là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa của nó, như nó vẫn có phổ biến lâu nay trong thế giới các nước phát triển, đồng thời phải ở trình độ cao hơn. Đại hội XII của Đảng CSVN đã khẳng định sự cần thiết của một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Đó là quan điểm đúng đắn nhằm bảo đảm cho kinh tế thị trường không bị biến dạng bởi sự chủ quan duy ý chí. Tiếp đến, nếu phân loại sâu hơn thì, kinh tế thị trường trong CNXH sẽ là một nền kinh tế thị trường xã hội. Trong đó, có vai trò đáng kể của nhà nước đối với việc điều tiết nền kinh tế vì mục tiêu xã hội. Nhà nước điều tiết một cách khoa học chứ không phải can thiệp thô bạo vào thị trường, càng không làm thay hoặc chống lại thị trường. Chính sách của nhà nước phải phù hợp với kinh tế thị trường, dựa vào các quy luật của thị trường để điều tiết chính nó. Nhà nước không kinh doanh, không để các cơ quan hành chính đi kinh doanh, các cơ quan chuyên chính càng phải thế. Việc chính của nhà nước là tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong xã hội được kinh doanh thuận lợi, bình đẳng thật sư, không bị thị trường ngầm, không có buôn gian bán lậu, càng không để cho cán bộ của nhà nước tham gia hoạt động trong và cho các “nhóm lợi ích”. Trong nền kinh tế thị trường đó, năng suất lao động, trình độ ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiệu quả kinh tế-xã hội, phạm vi của thị trường và tính chất xã hội hóa phải cao hơn các nước phát triển hiện nay.
Sự lãnh đạo và quản lý (ngày nay người ta còn gọi quản trị quốc gia) là cần thiết. Nước nào cũng vậy. Nhưng không thể tư duy rằng, có sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước là đương nhiên thành một đặc trưng của kinh tế thị trường trong CNXH. Cách suy nghĩ này có phần chủ quan, không biện chứng. Giống như cách lý luận rằng, cái do ta làm ra là cái tốt nhất. Chắc gì! Nếu lãnh đạo và quản lý đúng, phù hợp quy luật khách quan, thì mới có nền kinh tế thị trường trong CNXH. Còn nếu lãnh đạo và quản lý không đúng, bị sai lầm, thì sẽ không có nền kinh tế như ta mong muốn. Sự lãnh đạo và quản lý chưa thể là một đặc điểm của nền kinh tế. Đặc điểm của nền kinh tế sẽ hình thành trong thực tế một cách khách quan, nó không phải là sự lãnh đạo và quản lý của ai, mà là kết quả của sự lãnh đạo và quản lý ấy thế nào.
Cần phân biệt giữa kinh tế nhà nước và kinh tế doanh nghiệp (nhà nước). Kinh tế doanh nghiệp và kinh tế nhà nước là hai phạm trù khác nhau, nằm ngoài nhau. Kinh tế doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước) nằm ngoài phạm trù kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước nên tiếp tục cổ phần hóa, chỉ còn lại rất ít, không đáng kể, hạn chế tối đa, càng ít càng tốt, có tính cá biệt chứ không phải là phổ biến, chỉ còn để phục vụ trực tiếp cho mục đích quốc phòng mà doanh nghiệp các thành phần khác không làm được. Doanh nghiệp nhà nước vẫn thuộc phạm trù kinh tế doanh nghiệp, như mọi doanh nghiệp khác, không phải phạm trù kinh tế nhà nước, không nên đưa vào trong bộ phận hợp thành kinh tế nhà nước, càng không phải là bộ phận then chốt của kinh tế nhà nước như trước đây ta vẫn nói. Còn kinh tế nhà nước là một phạm trù khác, không phải là một thành phần kinh tế như lâu nay vẫn thường quan niệm. Đó là ngân sách nhà nước và các quỹ dự trữ tài chính của quốc gia. Tài nguyên quốc gia do nhà nước quản lý cũng chưa tính vào kinh tế nhà nước vì tự nó chưa phải là một loại hoạt động kinh tế nào. Khi nhà nước bán các tài nguyên ấy, nhập vào ngân sách chung hoặc các quỹ dự trữ tài chính của quốc gia thì lúc ấy mới tính vào kinh tế nhà nước. Vậy, vai trò của kinh tế nhà nước sẽ là gì trong nền kinh tế ? Là trung tâm và công cụ điều tiết nền kinh tế thị trường xã hội. Nói gọn lại là vai trò “điều tiết”. Điều tiết chứ không phải lãnh đạo. Không nhầm lẫn vai trò của kinh tế nhà nước với vai trò của nhà nước. Vậy thì thành phần kinh tế nào là chủ đạo? Trước tiên cần thống nhất với nhau thế nào là chủ đạo. Đạo là đường, là con đường; chủ đạo là con đường chủ yếu, là hướng chủ yếu. Không thể cái nào cũng có thể trở thành chủ đạo. Một hướng đi mà sẽ tắt đường, không đến đích được thì không thể là chủ đạo. Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng. Nghị quyết của Đảng đã khẳng định điều này. Đó là quan điểm đúng. Để có bình đẳng thật sự thì không nên quy định thành phần kinh tế nào là chủ đạo. Trong thực tế, một thành phần kinh tế nào đó sẽ trở thành chủ đạo khi nó đóng được vai trò quan trọng nhất, chi phối nhiều nhất đối với nền kinh tế. Muốn vậy, nó nhất định phải hiệu quả nhất. Do có hiệu quả nhất nên nó sẽ lớn mạnh nhất. Như vậy, sự chủ đạo là một kết quả khách quan, do hiệu quả kinh tế-xã hội quy định. Theo tôi, có cơ sở để dự báo rằng, trong chủ nghĩa xã hội kinh tế cổ phần sẽ đóng vai trò chủ đạo. Kinh tế cổ phần là sự phát triển lên từ kinh tế tư nhân. Nó không phủ định kinh tế tư nhân, mà trên cơ sở kinh tế tư nhân, do kinh tế tư nhân phát triển đến lúc vượt qua phạm vi của chính mình thì tự nó trở thành kinh tế cổ phần. Tất nhiên trong thực tế kinh tế cổ phần cũng còn cách khác để hình thành. Nhưng không phải là cơ bản, không phải là hướng chính. Hiệu quả nhất, bền vững và hợp quy luật nhất, là kinh tế cổ phần ra đời trên nền tảng của kinh tế tư nhân. Như vậy, có thể đi đến một ý kiến nữa, trong thời kỳ quá độ, kinh tế tư nhân là con đường chính. Và cũng không phải hết thời kỳ quá độ thì kinh tế tư nhân không còn vai trò nữa. Không phải thế! Hết thời kỳ quá độ kinh tế tư nhân vẫn giữ vai trò quan trọng, là nền tảng, là bộ phận chính để hợp thành và là nơi xuất phát để tự nó trở thành kinh tế cổ phần, đồng thời là hậu cứ khi cần tạm lui của kinh tế cổ phần.
Kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân có mối quan hệ biện chứng và mật thiết với nhau. Sự phát tiển của chúng sẽ là tiền đề, điều kiện, là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hảm lẫn nhau. Kinh tế tư nhân khó mà phát triển mạnh khi kinh tế thị trường không phát triển, và ngược lại. Không thể muốn kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ mà không muốn kinh tế tư nhân. Nói thế không có nghĩa là các thành phần kinh tế khác (ngoài kinh tế tư nhân) không có quan hệ với kinh tế thị trường. Điểm muốn nói ở đây là giữa kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân có quan hệ nhiều nhất, hơn các thành phần kinh tế khác. Điều đó là do, kinh tế thị trường yêu cầu sự năng động nhất và kinh tế tư nhân thì đáp ứng tốt nhất yêu cầu năng động đó.
Ở nước ta, kinh tế tư nhân có từ thời Pháp thuộc, mặc dù lúc ấy mới sơ khai, ban đầu, còn rất ít, và chủ yếu là tư bản nước ngoài-tư bản Pháp. Kinh tế cá thể thì có trước đó, trước xa, từ thời phong kiến trước Pháp thuộc. Trên thế giới cũng vậy, kinh tế tư nhân xuất hiện sau (so với kinh tế cá thể) và lớn mạnh nhanh chóng gắn liền với thời kỳ phát triển mạnh của kinh tế thị trường và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Chỉ sau một thời gian không dài, khoảng vài thế kỷ, nhưng CNTB với vai trò hàng đầu của kinh tế tư nhân, đã tạo ra một lượng của cải vật chất “khổng lồ”, bằng tổng số của cải mà loài người đã tạo ra suốt mấy ngàn năm trước đó.
Ở nước ta, kinh tế thị trường mặc dù đã manh nha từ trước, nhưng thực chất cũng mới phát triển nhiều trong mấy chục năm gần đây, sau khi tiến hành đổi mới. Trước đây, kể cả ở Miền Bắc trước 1975 và cả nước sau 1975, trong một thời gian khá dài, kinh tế tư nhân chưa được thừa nhận. Lúc đó, nhiều người đã coi kinh tế tư nhân là đặc điểm riêng có của CNTB, nó còn lại như là một “tàn dư” của chế độ cũ. Ý kiến khác thì cho rằng kinh tế tư nhân là tạm thời, là quá độ, là “sách lược”, không lâu dài, không đại diện cho một tương lai. Ngày đó chúng ta đã thực hiện cải tạo công-thương nghiệp, làm cho một xu hướng phát triển cần thiết mới bắt đầu đã phải dừng lại, thậm chí tan tát, mất hết sức lực, lại bị mất tinh thần, sau này cứ ám ảnh, không dám phát triển, sợ bị “vỗ béo để thịt” như nhiều người đã nói. Nhận thức và chính sách ấy là rất sai lầm. Tất nhiên sau đó đã thấy sai và đã sửa. Không riêng ở nước ta. Liên-xô, Trung quốc và các nước XHCN trước đây ở Đông Âu cũng vậy. Ta học và làm theo họ. Nhận thức sai lầm này có nguồn gốc và nguyên nhân của nó.
Trước đây người ta đã nghĩ rằng, sở hữu tư nhân là nguồn gốc sản sinh ra CNTB. Kinh tế tư nhân gắn liền với CNTB, thuộc về chủ nghĩa tư bản. Còn chủ nghĩa xã hội thì phải khác, phải ngược lại. Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân không có vai trò trong CNXH. Công hữu mới là con đường đi đến và là đặc trưng cốt lõi của CNXH. Đúng là K. Marx đã có lúc nhấn mạnh “công hữu” trong xã hội tương lai (XHCN). Ông và Ăng-ghen nói điều ấy vào thời kỳ viết Tuyên ngôn cộng sản. Nhưng đó là lúc K. Marx và Ăng-ghen còn rất trẻ, 29 và 27 tuổi, hăng hái và đầy nhiệt huyết. Sau này, tiếp tục nghiên cứu quá trình phát triển trên thực tế của các nước tư bản, khi đã chín muồi về tư duy, thì K. Marx đã có những ý kiến mới, ý kiến khác. Khi thấy kinh tế cổ phần xuất hiện, ông đã cho rằng đó là con đường để đến xã hội tương lai. Theo tôi hiểu, K. Marx đã nhận định kinh tế cổ phần mới là con đường đi đến CNXH. Đó là sự điều chỉnh đúng và rất quan trọng trong tư duy của ông. Rất tiếc là các tài liệu nghiên cứu sau đó không nói rõ vấn đề này mà luôn nhấn mạnh “công hữu”- cái mà K. Marx đã muốn điều chỉnh, từ đó, nhấn mạnh đến kinh tế nhà nước. Như đoạn trên đã trình bày, kinh tế tư nhân phát triển dần lên, đến khi “vượt qua” chính mình thì xuất hiện kinh tế cổ phần, và đồng thời với nó là sở hữu xã hội ra đời. Kinh tế cổ phần và sở hữu xã hội chẳng những không đối lập, không loại bỏ kinh tế tư nhân và sở hữu tư nhân, mà ngược lại còn xuất hiện trên cơ sở của sự phát triển ở trình độ cao của kinh tế tư nhân và sở hữu tư nhân. Nói cách khác, kinh tế tư nhân và sở hữu tư nhân, do quy luật phát triển “tự nhiên” của chính nó, K. Marx gọi là quá trình lịch sử-tự nhiên của nó, đã tự biến đổi dần, hiện đại lên, thành kinh tế cổ phần và sở hữu xã hội. Sự ra đời của kinh tế cổ phần hoàn toàn không phải là sự kết thúc của kinh tế tư nhân, mà là một sự tiếp tục, sự phát triển “nhảy vọt”, về chất. Trong kinh tế cổ phần, vai trò của các tư nhân không bị đánh mất, sở hữu tư nhân đối với phần vốn của họ không bị tướt đoạt, nó tồn tại lâu dài mãi, và có thể ngày càng tăng thêm lên nếu như hoạt động kinh tế có hiệu quả tốt, nó chỉ khác ở chỗ là quá trình quản trị , tổ chức kinh doanh và thực hiện phân phối đã được xã hội hóa. Ăng-ghen có lần đã nói Marx và ông muốn viết lại, muốn sửa đổi một số vấn đề trong Tuyên ngôn cộng sản đã viết, nhưng không làm được vì tài liệu ấy mang tính chất lịch sử, chỉ còn cách là phải có bổ sung và điều chỉnh trong các tài liệu khác.
Hiện nay, tại nhiều nước phát triển, phần vốn cổ phần huy động từ xã hội đã chiếm đại bộ phận so với tổng số vốn đầu tư phát triển. Còn phần vốn tư bản tư nhân chỉ còn lại số ít. Với tỷ lệ ấy, sở hữu xã hội đã trở thành phổ biến. Khi sở hữu xã hội sẽ ngày càng phổ biến trong nền kinh tế thì tính chất chính trị của xã hội cũng thay đổi theo, dân chủ hóa phát triển, quyền lực từ chỗ bị giới tài phiệt nắm giữ và chi phối (thời kỳ đầu của CNTB) sẽ chuyển sang thuộc về nhân dân. CNTB hiện đại đã xuất hiện theo con đường như vậy. Chính điều này đã góp phần quan trọng nhất để CNTB không còn là nó như vốn có trước kia, mà trở thành CNTB hiện đại ngày nay – đã khác rất nhiều, đã khác căn bản về chất so với CNTB thời K. Marx sống và viết Tư bản luận. Nói cách khác, CNTB dần dần không còn là CNTB nữa, mà chính nó đã tiến gần đến CNXH. Trong khi đó, tại các nước định hướng XHCN, trong đó có VN, kinh tế (doanh nghiệp) nhà nước rất kém hiệu quả, phần lớn đã thua lỗ kéo dài, lãi thì bị đem phân chia, nhưng lỗ thì nhà nước gánh chịu, nợ nần chồng chất, tham nhũng nhiều, mất tiền, mất cán bộ và mất lòng tin. Khác hẳn kinh tế nhà nước, trong nội bộ kinh tế tư nhân, vấn đề tham nhũng của doanh nghiệp sẽ bị triệt tiêu, tiết kiệm và chống lãng phí cũng sẽ tốt hơn nhiều. Việc thất thoát của các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua cũng đã lên tới nhiều trăm ngàn tỷ đồng. Riêng điều đó cũng đã chứng tỏ kinh tế nhà nước nhìn chung kém xa so với kinh tế tư nhân về mặt hiệu quả kinh tế. Tôi cũng không rõ tại sao lại có tài liệu đánh giá là kinh tế nhà nước có hiệu quả tốt? Theo chỗ tôi biết thì mấy năm trước đã có ý kiến phân tích rằng, doanh nghiệp nhà nước có lúc đã chiếm giữ phần lớn nguồn lực chủ yếu của quốc gia nhưng mới tạo ra phần ít GDP, còn kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm phần ít nguồn lực nhưng lại tạo ra phần lớn GDP ? Nếu tư liệu đó là đúng thì hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là rất thấp so với ngoài quốc doanh. Thực tế về tình hình và kết quả hoạt động kinh tế những năm qua cho thấy, không thể tiến lên CNXH bằng việc tạo ra chế độ công hữu về tư liệu sản xuất theo ý muốn chủ quan, cùng với việc lập ra nhiều doanh nghiệp nhà nước cácác loại để trực tiếp quản lý các nguồn tài nguyên và hoạt động với cơ chế ưu tiên hơn các thành phần kinh tế khác. Mà CNXH chỉ có thể là kết quả tất yếu của một nền kinh tế thị trường, mà trong đó kinh tế tư nhân phát triển rất cao, đến mức vượt qua giới hạn của chính mình để trở thành kinh tế cổ phần và sở hữu xã hội, cộng với một nền văn hóa giàu tính nhân văn và một nền chính trị thật sự dân chủ.
Đại hội XI của Đảng CSVN khi nói về đặc trưng của CNXH, đã điều chỉnh từ chỗ nhấn mạnh vai trò của “công hữu” về tư liệu sản xuất (trước đó) sang quan hệ sản xuất “tiến bộ phù hợp”. Nói quan hệ sản xuất “tiến bộ phù hợp” thì không sai, nhưng vẫn còn rất trừu tượng, chưa đủ rõ và không ít khó khăn trong chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, việc không nói đến “công hữu” trong đặc trưng của CNXH là một bước tiến đáng kể trong đổi mới tư duy. Đại hội XII tiếp tục phát triển tư duy theo hướng tiến bộ, khẳng định kinh tế tư nhân có vai trò “quan trọng” trong xây dựng và phát triển đất nước. Nói kinh tế tư nhân có vai trò “quan trọng” là vừa phải, xét theo tư duy chính trị trong hoàn cảnh cụ thể của nhận thức chung, nhưng cũng là chưa đủ, xét theo tư duy kinh tế. Tôi nghĩ, kinh tế tư nhân ở VN rất cần và tất yếu sẽ phát triển lâu dài, mãi mãi, không giới hạn về thời gian và quy mô. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng, kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ và lành mạnh sẽ là động lực quan trọng hàng đầu để cho đất nước phát triển, chẳng những không sợ chệch hướng mà ngược lại sẽ là con đường chính, con đường chủ yếu để đi đến CNXH. Chắc mới nghe qua nhiều người sẽ cảm thấy như “ngược đời” hoặc cho là có sự “nhầm lẫn” hay “chệch hướng” nào đó. Nhưng không! Đó là ý kiến nghiêm túc và có trách nhiệm, chứ không nhầm lẫn gì đâu. Vì rằng, kinh tế tư nhân sẽ đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội-chính trị lớn hơn nhiều, so với doanh nghiệp nhà nước, xét trên nhiều phương diện. Như phần trên đã nói, doanh nghiệp nhà nước đã làm mất lòng tin quá nhiều, mất gần như đa phần rồi, mặc dù vẫn còn một số ít doanh nghiệp có hiệu quả, nhưng không thể bù lại được sự mất mát quá lớn đã xảy ra. Các năm gần đây nhiều dự án làm mất đi nhiều ngàn tỷ đồng đã hủy hoại lòng tin của dân chúng đối với các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước. Gần đây, với sự kiên quyết hơn trong chống tham nhũng của Bộ Chính trị và Chính phủ được nhiều cán bộ đảng viên và nhân dân hoan nghênh đã bắt đầu khôi phục một phần lòng tin, dù chưa nhiều nhưng quan trọng. Tuy nhiên, đó mới là lòng tin về chính trị, còn lòng tin đối với doanh nghiệp nhà nước thì vẫn không trở lại. Từ lòng tin đối với doanh nghiệp nhà nước sẽ dẫn đến lòng tin đối với nhà nước. Để mất lòng tin thì sẽ làm hỏng và sụp đổ nền tảng chính trị. Mất lòng tin là mất tất cả. Trong kinh tế có quy luật rằng: Khi đạt hiệu quả cao mới có thể tái sản xuất mở rộng nhiều, tức là mới có thể phát triển mạnh. Mặt khác, kinh tế thị trường sẽ phát triển mạnh mẽ nhất khi nó gắn với kinh tế tư nhân. Mà kinh tế thị trường trong CNXH chỉ có thể là sự tiếp nối kinh tế thị trường trong CNTB, chứ không thể nảy sinh từ “ý chí chủ quan”. CNXH nhất thiết phải là kết quả của một sự phát triển cao và bền vững về kinh tế, và từ đó, tạo điều kiện tác động tới (và tác động trở lại) để có một nền văn hóa giàu tính nhân văn. Phát triển mới là con đường đúng nhất đi đến CNXH. Giáo điều và duy ý chí không thể đến được CNXH thực chất, thậm chí sẽ ngày càng chệch hướng xa hơn và khủng hoảng. Các nước Bắc Âu đã tiến đến gần với CNXH, họ đã chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi tác động tư tưởng của quốc tế XHCN mà trước đây Liên-xô và phe XHCN đã từng nhiều lần lên án và ghép vào “chủ nghĩa xét lại”, trong khi đó, mô hình mà Liên-xô và các nước Đông Âu lựa chọn thì đã thất bại và sụp đổ trên thực tế. VN, TQ và Cu-ba thì còn quá xa để có thể tới được CNXH, thậm chí nếu không đổi mới một cách căn bản thì khó mà đến được CNXH.
Để kinh tế tư nhân ở nước ta có điều kiện phát triển mạnh mẽ, cần tập trung giải quyết vấn đề bình đẳng thật sự giữa kinh tế tư nhân với kinh tế và doanh nghiệp nhà nước, giữa doanh nghiệp vốn trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn, đồng thời có chính sách trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh và khởi nghiệp, không tham nhũng, tiêu cực và “lợi ích nhóm”; bảo vệ lâu dài quyền sở hữu tài sản cá nhân và sở hữu trí tuệ.
Chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng đắn, thuộc về tư duy đổi mới. Trong cổ phần hóa có hai yêu cầu chính yếu: Thứ 1, phải hướng đến một năng suất và hiệu quả cao hơn. Thứ 2, tạo ra sở hữu xã hội. Chính yêu cầu thứ hai là sự phân biệt giữa cổ phần hóa và tư nhân hóa. Nếu nhân danh “cổ phần hóa” để rồi thực hiện tư nhân hóa mà gây thiệt hại cho nhà nước và làm lợi cho một số cá nhân trong “nhóm lợi ích” thì quả là sai lầm lớn. Nói vậy không phải xuất phát từ định kiến với tư nhân hóa. Nhưng cái gì nó phải ra cái đấy, cần minh bạch rõ ràng. Nhà nước có thể bán doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân, vẫn tốt, không sao cả. Đó là tư nhân hóa. Còn cổ phần hóa thì phải đúng là cổ phần hóa, để góp phần hình thành kinh tế cổ phần và sở hữu xã hội. Doanh nghiệp nhà nước nào nên cổ phần hóa và doanh nghiệp nhà nước nào nên tư nhân hóa là một bài toán mà lời giải của nó phải xuất phát từ cơ sở khách quan, khoa học, gắn với tư duy đúng về quản trị doanh nghiệp và nhất là mục tiêu phát triển hiệu quả, chứ không phải là suy nghĩ chủ quan, càng không phải “lợi ích nhóm”. Để có thể phân loại và có hướng xử lý đúng, cần có một số tọa đàm khoa học để thảo luận.
Hà Nội đầu tháng 5.2017
Nhân dịp các cơ quan ở trung ương đang thảo luận về kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân, với mong muốn góp một tiếng nói, tôi xin được trao đổi một số ý kiến để bạn đọc tham khảo. Từ sau đại hội XII đến nay, các cơ quan trung ương và các đồng chí lãnh đạo đã quan tâm đáng kể đối với vấn đề doanh nghiệp, khởi nghiệp, kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân. Tôi nghĩ thế là rất đúng. Nếu như trước đây, trong thời chiến tranh giữ nước, việc xây dựng các đơn vị bộ đội “cụ Hồ” để làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân đã có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi, thì ngày nay, trong hòa bình phát triển kinh tế, việc xây dựng các doanh nghiệp VN để làm nòng cốt trong kinh tế thị trường cũng có ý nghĩa quan trọng tương tự.
Trong lịch sử nhân loại, thuở ban đầu, khi con người bắt đầu xuất hiện, do yêu cầu sinh tồn, hoạt động kinh tế lúc bấy giờ là hái lượm. Nói cách khác, là kinh tế hái lượm. Sau đó, do tác động của thực tiễn, nhận thức của con người tiến bộ dần, công cụ lao động được cải tiến, sản xuất (kinh tế) tự cấp tự túc bắt đầu. Khi sản xuất có dư thừa và nhu cầu của cuộc sống đa dạng hơn, con người đã thực hiện trao đổi các sản phẩm làm ra, thì kinh tế hàng hóa xuất hiện. Khi kinh tế hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định, trong xã hội hình thành các phạm trù giá trị và giá cả, quan hệ cung cầu và cạnh tranh, không phải cá biệt, đơn lẻ mà thành các xu hướng, thì đó là lúc kinh tế thị trường bắt đầu, cùng với các quy luật khách quan, vô hình, nhưng mạnh mẽ, tác động chi phối nền kinh tế, thay thế cho nhũng ý muốn chủ quan của các chủ thể có quyền lực trước đó.
Trong quá trình phát triển của kinh tế thế giới, các nhà nghiên cứu, với các cách tiếp cận khác nhau, đã phân chia thành nhiều loại kinh tế thị trường. Như kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường định hướng XHCN…và các tên gọi kiểu khác nữa (kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế thị trường hội nhập…). Việc thảo luận, tranh luận về các tên gọi khác nhau này dài dòng và phức tạp, kể cả về học thuật và chính trị, với những nhận thức đúng và chưa đúng, với những ý kiến khoa học và sự dung hòa thỏa hiệp.
Ở Mỹ, suốt một thời kỳ dài, người ta luôn nhấn mạnh kinh tế thị trường tự do, mọi việc của nền kinh tế do thị trường quyết định, nhà nước không can thiệp. Cho đến một lần, khi nước Mỹ bị khủng hoảng tài chính, chính phủ Mỹ bị buộc phải chi ra nhiều ngàn tỷ USA để can thiệp vào thị trường. Từ đó, người ta không nhấn mạnh kinh tế thị trường tự do như trước nữa. Tại một số nước Châu Âu, nhất là nước Đức, vào những năm năm mươi của thế kỷ trước, đã có những cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học về kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tranh luận sôi nổi, thẳng thắn, và cuối cùng vẫn không có thắng thua. Nhưng từ những cuộc tranh luận ấy đã làm nảy sinh và xuất hiện một cụm từ-khái niệm mới về “kinh tế thị trường xã hội” mà trong đó, nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước vì các mục tiêu xã hội. Tôi nghĩ đây là một khái niệm, một loại hình đang và sẽ thịnh hành nhất trong tương lai. Tại Trung Quốc, với tư tưởng xây dựng một xã hội XHCN đặc sắc Trung Quốc, người ta đã nghĩ ra kinh tế thị trường XHCN, trong khi họ chưa có CNXH. Việt Nam thì mềm hơn, phù hợp hơn so với Trung Quốc, đã chọn cụm từ “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Vậy là thế giới đã có nhiều tên gọi khác nhau về các loại kinh tế thị trường. Tuy nhiên, rộng rãi nhất, đã được quốc tế hóa, sử dụng phổ biến ở các văn bản quốc tế, đó là cụm từ-tên gọi “kinh tế thị trường”. Chỉ gọn vậy thôi. Không thêm từ gì nữa. Thế giới đã thống nhất cao đối với cụm từ đó. Việt Nam ta, mặc dù viết trong các nghị quyết và văn bản là “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, nhưng cũng vẫn phải kêu gọi thế giới công nhận ta là nước có nền “kinh tế thị trường”. Ta không thể yêu cầu họ công nhận ta là “kinh tế thị trường định hướng XHCN” vì thực ra thì thế giới chưa hiểu về khái niệm này, mà có công nhận cũng chẳng để giải quyết vấn đề gì giữa ta với họ. Đó là một thực tế.
Từ ngữ cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là nội hàm của khái niệm. Cần hiểu đúng để không làm sai. Suốt một thời gian dài, trên thế giới, không ít người, nhất là ở các nước theo định hướng XHCN, cho rằng kinh tế thị trường là đặc điểm của CNTB, còn CNXH thì phải là kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Ngày ấy, ai nói khác, ai chủ trương phải chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường thì bị Liên-Xô và phe XHCN phê phán và quy chụp là xét lại. Thậm chí còn nâng lên là chủ nghĩa xét lại. Năm 1968, khi ban lãnh đạo Tiệp-Khắc chủ trương cải tổ bằng cách chuyển qua kinh tế thị trường và thực hiện dân chủ hóa thì Liên-Xô lập tức đổ quân vào Tiệp-Khắc và tuyên bố ban lãnh đạo ấy là xét lại, phế truất họ và lập ban lãnh đạo mới để kiên định cách làm như cũ. Những năm sau đó, nhất là sau khi Liên-Xô bị đổ, mọi người đã nhận thức lại, với tư duy thoáng mở và đúng đắn hơn, cho rằng kinh tế thị trường không phải riêng của CNTB, mà các nước XHCN cũng cần phải thực hiện kinh tế thị trường thay cho kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Đó là giai đoạn cải cách, đổi mới ở các nước theo định hướng XHCN. Tư duy đó là đúng, nhưng lại chưa đi đến cùng, vẫn còn cho rằng kinh tế thị trường ở các nước XHCN phải khác về chất so với kinh tế thị trường ở các nước TBCN. Với tư duy chưa đúng này đã dẫn đến những lúng túng trong xử lý công việc cụ thể, kể cả cách gọi tên. Tất nhiên việc lúng túng trong cách gọi tên cũng có thể một phần do sự dung hòa, thỏa hiệp khi có ý kiến khác nhau trong nội bộ. Đã mất một thời gian khá dài để tìm kiếm các điểm khác nhau đó.
Tư duy chưa đúng về kinh tế thị trường đã chịu ảnh hưởng của tư duy không đúng về vấn đề CNTB và CNXH. Lúc đầu là tư duy của một bộ phận quan trọng trong giới chính trị, kể cả bên phe này và bên phe kia, từ đó lan rộng ra trong hai hệ thống chính trị của thế giới và tác động sang lĩnh vực khoa học xã hội và truyền thông. Với tư duy sai lầm đó, người ta đã chia thế giới ra thành hai phần chủ yếu, hai phe, TBCN và XHCN, đi về hai hướng khác nhau, với tư tưởng và ý thức hệ riêng của mỗi bên, đối địch với nhau, chạy đua vũ trang đến mức chưa từng có, tạo ra kể cả các loại vũ khí giết người hàng loạt, đủ để có thể tiêu diệt nhiều lần trái đất, có lúc đã đối đầu xe tăng, đại bác và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào nhau, đã gây nên một số cuộc chiến tranh làm chết nhiều chục triệu người. Để rồi bây giờ, sau gần một thế kỷ đối đầu như vậy, đã phải bắt tay nhau để cùng giải quyết nhiều việc của song phương, của khu vực và của toàn cầu, kể cả coi nhau là đối tác chiến lược, toàn diện. Từ cựu thù thành bạn giữa con người với con người là việc đáng mừng, đáng ủng hộ. Nhưng bản thân sự ấy cũng đã chứng minh sai lầm trước đó, chứng minh sự “lẩm cẩm” từng có ở tầm nhân loại. Xét riêng ở một bên (một phe), thì có thể biện minh cho họ là không sai, vì chính bên kia đã đẩy họ đến đó. Nhưng xét cả hai bên cùng lúc, thì sẽ thấy sai lầm của họ-của cả hai bên. Sai lầm này, xét đến cùng, là do cả hai bên đều không chấp nhận sự đa dạng của tư tưởng, văn hóa và mô hình phát triển, trong khi họ đang và phải sống trong một thế giới ngày càng đa dạng và hội nhập. Sai lầm ấy là do tư duy không khoa học và thiếu biện chứng.
Cũng với tư duy sai lầm nói trên, người ta cho rằng nhân loại có hai con đường riêng. Một con đường của chủ nghĩa tư bản lâu dài. Và một con đường khác, gần như khác hẳn, dẫn đến CNXH. Hai con đường này đi về hai hướng khác nhau, mãi mãi, không dung hòa, không chấp nhận, không gặp lại nhau. Đó là cách tư duy siêu hình, không phải biện chứng, khác với tư duy của K. Marx. K. Marx không tư duy như vậy. Theo K. Marx, CNTB sẽ phát triển lên, phát triển tiếp, và dần dần hình thành trong lòng nó, trong chính nó, những nhân tố mới, khác nó, không phải là nó, như một quy luật tất yếu. Đến khi nhiều nhân tố mới hợp lại, tích tụ lại, đến mức đủ nhiều, dẫn đến sự thay đổi về chất, khi ấy, CNTB không còn là nó như trước nữa, mà trở thành một xã hội khác nó, tiến bộ hơn nó. Đó là CNXH. Tư duy đó của K. Marx là biện chứng, có cơ sở khoa học. Mặc dù không phải cái gì ông nghĩ ra cũng đều đúng, và điều đó cũng là dễ hiểu. Mọi người, kể cả các nhà khoa học lớn, kể cả các vĩ nhân cũng vậy, vẫn có nhiều điều, ngay từ đầu hoặc khi thời gian đi qua, không đúng hoặc không còn phù hợp nữa. Trong tư duy của K. Marx, một phần đáng kể thuộc về khoa học, một phần khác thuộc về tư biện, và trong đó, có những hạn chế của yếu tố lịch sử. Nghiên cứu thực tiễn của thế giới cho thấy, CNTB hiện đại ngày nay đã khác rất xa so với CNTB thời K. Marx sống và viết tư bản luận. Nó đã không còn như trước nữa, đã có một bước tiến rất dài về mục tiêu xã hội và phương thức xã hội hóa. Tức là đã gần hơn một cách đáng kể với CNXH. Họ đã tiến gần hơn đến CNXH không chỉ so với chính họ trước đây, mà kể cả so với các nước đã từng hoặc đang định hướng XHCN trên thế giới. Cũng tức là thực tiễn lịch sử đã và đang chứng minh tư duy của K. Marx về CNTB và CNXH là có cơ sở. Đó là ta nói về CNXH chân chính, lành mạnh, hợp quy luật, chứ không phải cái CNXH hình thức, nhân danh, giả mạo hoặc do tư duy và cách hiểu sai lầm, duy ý chí khá phổ biến lâu nay trong thực tế. Những tư duy sai lầm đó mãi đến nay, dù đã có những đổi mới nhất định, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi tư duy cũ. Việc này xin sẽ tiếp tục bàn sâu hơn trong một chuyên đề khác.
Trở lại vấn đề kinh tế thị trường. Trong CNXH, kinh tế thị trường sẽ có gì giống hoặc khác so với kinh tế thị trường trong CNTB ? Nói trong CNTB là nói cái thực tế đã có. Nói trong CNXH là nói về cái dự báo, chứ chưa có. Dự báo thì dù có cơ sở khách quan vẫn thường chứa đựng cùng lúc cả khoa học và tư biện, chưa được kiểm nghiệm trong thực tế. Kinh tế thị trường thì dù trong CNTB hay trong CNXH vẫn phải là kinh tế thị trường, chứ không thể là cái khác, không để biến tướng thành dị dạng tật nguyền. Bản chất là giống nhau. Cơ bản không khác nhau. Điểm khác nhau chủ yếu là ở trình độ phát triển. Trong đó, năng suất lao động, hiệu quả kinh tế-xã hội, phạm vi của thị trường và tính chất xã hội hóa là những nội dung hàng đầu. Cũng xin nói thêm rằng, các mặt ấy, tức là về trình độ phát triển, thì hiện nay kinh tế thị trường ở nước ta và Trung Quốc còn thua xa nhiều nước mà ta gọi họ là TBCN. Đáng lưu ý hơn nữa là trong vòng 40 năm qua, nước ta dù có phát triển khá nhiều so với chính mình, nhưng lại vẫn bị tụt hậu xa hơn so với họ. Xét theo nghĩa đó, họ đang XHCN hơn ta, hơn Trung Quốc, dù họ không tuyên bố theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ta muốn thành CNXH thì phải hơn họ. Mà muốn hơn họ thì trước tiên là phải phấn đấu cho bằng họ. Và muốn bằng họ, trong khi ta đang ở phía sau, thì chỉ có một con đường là phải phát triển với tốc độ, nhịp độ và hiệu quả cao hơn họ. Việc đó không hề đơn giản, có người còn cho là ảo tưởng. Tôi nghĩ vẫn có cách nếu đủ thông minh. Phải có cán bộ giỏi, thật sự có năng lực, hết lòng tâm huyết với việc chung, không tham nhũng và “lợi ích nhóm”, cộng với việc biết tập họp, phát huy trí thức và sử dụng tối đa kinh nghiệm và chất xám của nhân loại. XHCN trước nhất phải là kết quả của hoạt động trí tuệ sáng tạo, chứ nhất định không thể là bảo thủ giáo điều. Đương thời khi còn sống, K. Marx đã từng không phải một lần có nói rằng, ông làm khoa học, muốn dự báo khoa học, chứ ông không định làm “chủ nghĩa”. Ông nói ông không phải là người Mác-xít. Sau này, khi K. Marx đã qua đời, một số đồng chí của ông cho rằng, để chiếu cố phong trào công nhân, cần có một ngọn cờ lý luận, thì không ai xứng đáng bằng K. Marx, vậy là từ đó, người ta gọi các quan điểm của ông là “Chủ nghĩa Mác”.
Theo tôi, nền kinh tế thị trường trong CNXH trước tiên phải là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa của nó, như nó vẫn có phổ biến lâu nay trong thế giới các nước phát triển, đồng thời phải ở trình độ cao hơn. Đại hội XII của Đảng CSVN đã khẳng định sự cần thiết của một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Đó là quan điểm đúng đắn nhằm bảo đảm cho kinh tế thị trường không bị biến dạng bởi sự chủ quan duy ý chí. Tiếp đến, nếu phân loại sâu hơn thì, kinh tế thị trường trong CNXH sẽ là một nền kinh tế thị trường xã hội. Trong đó, có vai trò đáng kể của nhà nước đối với việc điều tiết nền kinh tế vì mục tiêu xã hội. Nhà nước điều tiết một cách khoa học chứ không phải can thiệp thô bạo vào thị trường, càng không làm thay hoặc chống lại thị trường. Chính sách của nhà nước phải phù hợp với kinh tế thị trường, dựa vào các quy luật của thị trường để điều tiết chính nó. Nhà nước không kinh doanh, không để các cơ quan hành chính đi kinh doanh, các cơ quan chuyên chính càng phải thế. Việc chính của nhà nước là tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong xã hội được kinh doanh thuận lợi, bình đẳng thật sư, không bị thị trường ngầm, không có buôn gian bán lậu, càng không để cho cán bộ của nhà nước tham gia hoạt động trong và cho các “nhóm lợi ích”. Trong nền kinh tế thị trường đó, năng suất lao động, trình độ ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiệu quả kinh tế-xã hội, phạm vi của thị trường và tính chất xã hội hóa phải cao hơn các nước phát triển hiện nay.
Sự lãnh đạo và quản lý (ngày nay người ta còn gọi quản trị quốc gia) là cần thiết. Nước nào cũng vậy. Nhưng không thể tư duy rằng, có sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước là đương nhiên thành một đặc trưng của kinh tế thị trường trong CNXH. Cách suy nghĩ này có phần chủ quan, không biện chứng. Giống như cách lý luận rằng, cái do ta làm ra là cái tốt nhất. Chắc gì! Nếu lãnh đạo và quản lý đúng, phù hợp quy luật khách quan, thì mới có nền kinh tế thị trường trong CNXH. Còn nếu lãnh đạo và quản lý không đúng, bị sai lầm, thì sẽ không có nền kinh tế như ta mong muốn. Sự lãnh đạo và quản lý chưa thể là một đặc điểm của nền kinh tế. Đặc điểm của nền kinh tế sẽ hình thành trong thực tế một cách khách quan, nó không phải là sự lãnh đạo và quản lý của ai, mà là kết quả của sự lãnh đạo và quản lý ấy thế nào.
Cần phân biệt giữa kinh tế nhà nước và kinh tế doanh nghiệp (nhà nước). Kinh tế doanh nghiệp và kinh tế nhà nước là hai phạm trù khác nhau, nằm ngoài nhau. Kinh tế doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước) nằm ngoài phạm trù kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước nên tiếp tục cổ phần hóa, chỉ còn lại rất ít, không đáng kể, hạn chế tối đa, càng ít càng tốt, có tính cá biệt chứ không phải là phổ biến, chỉ còn để phục vụ trực tiếp cho mục đích quốc phòng mà doanh nghiệp các thành phần khác không làm được. Doanh nghiệp nhà nước vẫn thuộc phạm trù kinh tế doanh nghiệp, như mọi doanh nghiệp khác, không phải phạm trù kinh tế nhà nước, không nên đưa vào trong bộ phận hợp thành kinh tế nhà nước, càng không phải là bộ phận then chốt của kinh tế nhà nước như trước đây ta vẫn nói. Còn kinh tế nhà nước là một phạm trù khác, không phải là một thành phần kinh tế như lâu nay vẫn thường quan niệm. Đó là ngân sách nhà nước và các quỹ dự trữ tài chính của quốc gia. Tài nguyên quốc gia do nhà nước quản lý cũng chưa tính vào kinh tế nhà nước vì tự nó chưa phải là một loại hoạt động kinh tế nào. Khi nhà nước bán các tài nguyên ấy, nhập vào ngân sách chung hoặc các quỹ dự trữ tài chính của quốc gia thì lúc ấy mới tính vào kinh tế nhà nước. Vậy, vai trò của kinh tế nhà nước sẽ là gì trong nền kinh tế ? Là trung tâm và công cụ điều tiết nền kinh tế thị trường xã hội. Nói gọn lại là vai trò “điều tiết”. Điều tiết chứ không phải lãnh đạo. Không nhầm lẫn vai trò của kinh tế nhà nước với vai trò của nhà nước. Vậy thì thành phần kinh tế nào là chủ đạo? Trước tiên cần thống nhất với nhau thế nào là chủ đạo. Đạo là đường, là con đường; chủ đạo là con đường chủ yếu, là hướng chủ yếu. Không thể cái nào cũng có thể trở thành chủ đạo. Một hướng đi mà sẽ tắt đường, không đến đích được thì không thể là chủ đạo. Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng. Nghị quyết của Đảng đã khẳng định điều này. Đó là quan điểm đúng. Để có bình đẳng thật sự thì không nên quy định thành phần kinh tế nào là chủ đạo. Trong thực tế, một thành phần kinh tế nào đó sẽ trở thành chủ đạo khi nó đóng được vai trò quan trọng nhất, chi phối nhiều nhất đối với nền kinh tế. Muốn vậy, nó nhất định phải hiệu quả nhất. Do có hiệu quả nhất nên nó sẽ lớn mạnh nhất. Như vậy, sự chủ đạo là một kết quả khách quan, do hiệu quả kinh tế-xã hội quy định. Theo tôi, có cơ sở để dự báo rằng, trong chủ nghĩa xã hội kinh tế cổ phần sẽ đóng vai trò chủ đạo. Kinh tế cổ phần là sự phát triển lên từ kinh tế tư nhân. Nó không phủ định kinh tế tư nhân, mà trên cơ sở kinh tế tư nhân, do kinh tế tư nhân phát triển đến lúc vượt qua phạm vi của chính mình thì tự nó trở thành kinh tế cổ phần. Tất nhiên trong thực tế kinh tế cổ phần cũng còn cách khác để hình thành. Nhưng không phải là cơ bản, không phải là hướng chính. Hiệu quả nhất, bền vững và hợp quy luật nhất, là kinh tế cổ phần ra đời trên nền tảng của kinh tế tư nhân. Như vậy, có thể đi đến một ý kiến nữa, trong thời kỳ quá độ, kinh tế tư nhân là con đường chính. Và cũng không phải hết thời kỳ quá độ thì kinh tế tư nhân không còn vai trò nữa. Không phải thế! Hết thời kỳ quá độ kinh tế tư nhân vẫn giữ vai trò quan trọng, là nền tảng, là bộ phận chính để hợp thành và là nơi xuất phát để tự nó trở thành kinh tế cổ phần, đồng thời là hậu cứ khi cần tạm lui của kinh tế cổ phần.
Kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân có mối quan hệ biện chứng và mật thiết với nhau. Sự phát tiển của chúng sẽ là tiền đề, điều kiện, là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hảm lẫn nhau. Kinh tế tư nhân khó mà phát triển mạnh khi kinh tế thị trường không phát triển, và ngược lại. Không thể muốn kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ mà không muốn kinh tế tư nhân. Nói thế không có nghĩa là các thành phần kinh tế khác (ngoài kinh tế tư nhân) không có quan hệ với kinh tế thị trường. Điểm muốn nói ở đây là giữa kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân có quan hệ nhiều nhất, hơn các thành phần kinh tế khác. Điều đó là do, kinh tế thị trường yêu cầu sự năng động nhất và kinh tế tư nhân thì đáp ứng tốt nhất yêu cầu năng động đó.
Ở nước ta, kinh tế tư nhân có từ thời Pháp thuộc, mặc dù lúc ấy mới sơ khai, ban đầu, còn rất ít, và chủ yếu là tư bản nước ngoài-tư bản Pháp. Kinh tế cá thể thì có trước đó, trước xa, từ thời phong kiến trước Pháp thuộc. Trên thế giới cũng vậy, kinh tế tư nhân xuất hiện sau (so với kinh tế cá thể) và lớn mạnh nhanh chóng gắn liền với thời kỳ phát triển mạnh của kinh tế thị trường và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Chỉ sau một thời gian không dài, khoảng vài thế kỷ, nhưng CNTB với vai trò hàng đầu của kinh tế tư nhân, đã tạo ra một lượng của cải vật chất “khổng lồ”, bằng tổng số của cải mà loài người đã tạo ra suốt mấy ngàn năm trước đó.
Ở nước ta, kinh tế thị trường mặc dù đã manh nha từ trước, nhưng thực chất cũng mới phát triển nhiều trong mấy chục năm gần đây, sau khi tiến hành đổi mới. Trước đây, kể cả ở Miền Bắc trước 1975 và cả nước sau 1975, trong một thời gian khá dài, kinh tế tư nhân chưa được thừa nhận. Lúc đó, nhiều người đã coi kinh tế tư nhân là đặc điểm riêng có của CNTB, nó còn lại như là một “tàn dư” của chế độ cũ. Ý kiến khác thì cho rằng kinh tế tư nhân là tạm thời, là quá độ, là “sách lược”, không lâu dài, không đại diện cho một tương lai. Ngày đó chúng ta đã thực hiện cải tạo công-thương nghiệp, làm cho một xu hướng phát triển cần thiết mới bắt đầu đã phải dừng lại, thậm chí tan tát, mất hết sức lực, lại bị mất tinh thần, sau này cứ ám ảnh, không dám phát triển, sợ bị “vỗ béo để thịt” như nhiều người đã nói. Nhận thức và chính sách ấy là rất sai lầm. Tất nhiên sau đó đã thấy sai và đã sửa. Không riêng ở nước ta. Liên-xô, Trung quốc và các nước XHCN trước đây ở Đông Âu cũng vậy. Ta học và làm theo họ. Nhận thức sai lầm này có nguồn gốc và nguyên nhân của nó.
Trước đây người ta đã nghĩ rằng, sở hữu tư nhân là nguồn gốc sản sinh ra CNTB. Kinh tế tư nhân gắn liền với CNTB, thuộc về chủ nghĩa tư bản. Còn chủ nghĩa xã hội thì phải khác, phải ngược lại. Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân không có vai trò trong CNXH. Công hữu mới là con đường đi đến và là đặc trưng cốt lõi của CNXH. Đúng là K. Marx đã có lúc nhấn mạnh “công hữu” trong xã hội tương lai (XHCN). Ông và Ăng-ghen nói điều ấy vào thời kỳ viết Tuyên ngôn cộng sản. Nhưng đó là lúc K. Marx và Ăng-ghen còn rất trẻ, 29 và 27 tuổi, hăng hái và đầy nhiệt huyết. Sau này, tiếp tục nghiên cứu quá trình phát triển trên thực tế của các nước tư bản, khi đã chín muồi về tư duy, thì K. Marx đã có những ý kiến mới, ý kiến khác. Khi thấy kinh tế cổ phần xuất hiện, ông đã cho rằng đó là con đường để đến xã hội tương lai. Theo tôi hiểu, K. Marx đã nhận định kinh tế cổ phần mới là con đường đi đến CNXH. Đó là sự điều chỉnh đúng và rất quan trọng trong tư duy của ông. Rất tiếc là các tài liệu nghiên cứu sau đó không nói rõ vấn đề này mà luôn nhấn mạnh “công hữu”- cái mà K. Marx đã muốn điều chỉnh, từ đó, nhấn mạnh đến kinh tế nhà nước. Như đoạn trên đã trình bày, kinh tế tư nhân phát triển dần lên, đến khi “vượt qua” chính mình thì xuất hiện kinh tế cổ phần, và đồng thời với nó là sở hữu xã hội ra đời. Kinh tế cổ phần và sở hữu xã hội chẳng những không đối lập, không loại bỏ kinh tế tư nhân và sở hữu tư nhân, mà ngược lại còn xuất hiện trên cơ sở của sự phát triển ở trình độ cao của kinh tế tư nhân và sở hữu tư nhân. Nói cách khác, kinh tế tư nhân và sở hữu tư nhân, do quy luật phát triển “tự nhiên” của chính nó, K. Marx gọi là quá trình lịch sử-tự nhiên của nó, đã tự biến đổi dần, hiện đại lên, thành kinh tế cổ phần và sở hữu xã hội. Sự ra đời của kinh tế cổ phần hoàn toàn không phải là sự kết thúc của kinh tế tư nhân, mà là một sự tiếp tục, sự phát triển “nhảy vọt”, về chất. Trong kinh tế cổ phần, vai trò của các tư nhân không bị đánh mất, sở hữu tư nhân đối với phần vốn của họ không bị tướt đoạt, nó tồn tại lâu dài mãi, và có thể ngày càng tăng thêm lên nếu như hoạt động kinh tế có hiệu quả tốt, nó chỉ khác ở chỗ là quá trình quản trị , tổ chức kinh doanh và thực hiện phân phối đã được xã hội hóa. Ăng-ghen có lần đã nói Marx và ông muốn viết lại, muốn sửa đổi một số vấn đề trong Tuyên ngôn cộng sản đã viết, nhưng không làm được vì tài liệu ấy mang tính chất lịch sử, chỉ còn cách là phải có bổ sung và điều chỉnh trong các tài liệu khác.
Hiện nay, tại nhiều nước phát triển, phần vốn cổ phần huy động từ xã hội đã chiếm đại bộ phận so với tổng số vốn đầu tư phát triển. Còn phần vốn tư bản tư nhân chỉ còn lại số ít. Với tỷ lệ ấy, sở hữu xã hội đã trở thành phổ biến. Khi sở hữu xã hội sẽ ngày càng phổ biến trong nền kinh tế thì tính chất chính trị của xã hội cũng thay đổi theo, dân chủ hóa phát triển, quyền lực từ chỗ bị giới tài phiệt nắm giữ và chi phối (thời kỳ đầu của CNTB) sẽ chuyển sang thuộc về nhân dân. CNTB hiện đại đã xuất hiện theo con đường như vậy. Chính điều này đã góp phần quan trọng nhất để CNTB không còn là nó như vốn có trước kia, mà trở thành CNTB hiện đại ngày nay – đã khác rất nhiều, đã khác căn bản về chất so với CNTB thời K. Marx sống và viết Tư bản luận. Nói cách khác, CNTB dần dần không còn là CNTB nữa, mà chính nó đã tiến gần đến CNXH. Trong khi đó, tại các nước định hướng XHCN, trong đó có VN, kinh tế (doanh nghiệp) nhà nước rất kém hiệu quả, phần lớn đã thua lỗ kéo dài, lãi thì bị đem phân chia, nhưng lỗ thì nhà nước gánh chịu, nợ nần chồng chất, tham nhũng nhiều, mất tiền, mất cán bộ và mất lòng tin. Khác hẳn kinh tế nhà nước, trong nội bộ kinh tế tư nhân, vấn đề tham nhũng của doanh nghiệp sẽ bị triệt tiêu, tiết kiệm và chống lãng phí cũng sẽ tốt hơn nhiều. Việc thất thoát của các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua cũng đã lên tới nhiều trăm ngàn tỷ đồng. Riêng điều đó cũng đã chứng tỏ kinh tế nhà nước nhìn chung kém xa so với kinh tế tư nhân về mặt hiệu quả kinh tế. Tôi cũng không rõ tại sao lại có tài liệu đánh giá là kinh tế nhà nước có hiệu quả tốt? Theo chỗ tôi biết thì mấy năm trước đã có ý kiến phân tích rằng, doanh nghiệp nhà nước có lúc đã chiếm giữ phần lớn nguồn lực chủ yếu của quốc gia nhưng mới tạo ra phần ít GDP, còn kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm phần ít nguồn lực nhưng lại tạo ra phần lớn GDP ? Nếu tư liệu đó là đúng thì hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là rất thấp so với ngoài quốc doanh. Thực tế về tình hình và kết quả hoạt động kinh tế những năm qua cho thấy, không thể tiến lên CNXH bằng việc tạo ra chế độ công hữu về tư liệu sản xuất theo ý muốn chủ quan, cùng với việc lập ra nhiều doanh nghiệp nhà nước cácác loại để trực tiếp quản lý các nguồn tài nguyên và hoạt động với cơ chế ưu tiên hơn các thành phần kinh tế khác. Mà CNXH chỉ có thể là kết quả tất yếu của một nền kinh tế thị trường, mà trong đó kinh tế tư nhân phát triển rất cao, đến mức vượt qua giới hạn của chính mình để trở thành kinh tế cổ phần và sở hữu xã hội, cộng với một nền văn hóa giàu tính nhân văn và một nền chính trị thật sự dân chủ.
Đại hội XI của Đảng CSVN khi nói về đặc trưng của CNXH, đã điều chỉnh từ chỗ nhấn mạnh vai trò của “công hữu” về tư liệu sản xuất (trước đó) sang quan hệ sản xuất “tiến bộ phù hợp”. Nói quan hệ sản xuất “tiến bộ phù hợp” thì không sai, nhưng vẫn còn rất trừu tượng, chưa đủ rõ và không ít khó khăn trong chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, việc không nói đến “công hữu” trong đặc trưng của CNXH là một bước tiến đáng kể trong đổi mới tư duy. Đại hội XII tiếp tục phát triển tư duy theo hướng tiến bộ, khẳng định kinh tế tư nhân có vai trò “quan trọng” trong xây dựng và phát triển đất nước. Nói kinh tế tư nhân có vai trò “quan trọng” là vừa phải, xét theo tư duy chính trị trong hoàn cảnh cụ thể của nhận thức chung, nhưng cũng là chưa đủ, xét theo tư duy kinh tế. Tôi nghĩ, kinh tế tư nhân ở VN rất cần và tất yếu sẽ phát triển lâu dài, mãi mãi, không giới hạn về thời gian và quy mô. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng, kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ và lành mạnh sẽ là động lực quan trọng hàng đầu để cho đất nước phát triển, chẳng những không sợ chệch hướng mà ngược lại sẽ là con đường chính, con đường chủ yếu để đi đến CNXH. Chắc mới nghe qua nhiều người sẽ cảm thấy như “ngược đời” hoặc cho là có sự “nhầm lẫn” hay “chệch hướng” nào đó. Nhưng không! Đó là ý kiến nghiêm túc và có trách nhiệm, chứ không nhầm lẫn gì đâu. Vì rằng, kinh tế tư nhân sẽ đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội-chính trị lớn hơn nhiều, so với doanh nghiệp nhà nước, xét trên nhiều phương diện. Như phần trên đã nói, doanh nghiệp nhà nước đã làm mất lòng tin quá nhiều, mất gần như đa phần rồi, mặc dù vẫn còn một số ít doanh nghiệp có hiệu quả, nhưng không thể bù lại được sự mất mát quá lớn đã xảy ra. Các năm gần đây nhiều dự án làm mất đi nhiều ngàn tỷ đồng đã hủy hoại lòng tin của dân chúng đối với các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước. Gần đây, với sự kiên quyết hơn trong chống tham nhũng của Bộ Chính trị và Chính phủ được nhiều cán bộ đảng viên và nhân dân hoan nghênh đã bắt đầu khôi phục một phần lòng tin, dù chưa nhiều nhưng quan trọng. Tuy nhiên, đó mới là lòng tin về chính trị, còn lòng tin đối với doanh nghiệp nhà nước thì vẫn không trở lại. Từ lòng tin đối với doanh nghiệp nhà nước sẽ dẫn đến lòng tin đối với nhà nước. Để mất lòng tin thì sẽ làm hỏng và sụp đổ nền tảng chính trị. Mất lòng tin là mất tất cả. Trong kinh tế có quy luật rằng: Khi đạt hiệu quả cao mới có thể tái sản xuất mở rộng nhiều, tức là mới có thể phát triển mạnh. Mặt khác, kinh tế thị trường sẽ phát triển mạnh mẽ nhất khi nó gắn với kinh tế tư nhân. Mà kinh tế thị trường trong CNXH chỉ có thể là sự tiếp nối kinh tế thị trường trong CNTB, chứ không thể nảy sinh từ “ý chí chủ quan”. CNXH nhất thiết phải là kết quả của một sự phát triển cao và bền vững về kinh tế, và từ đó, tạo điều kiện tác động tới (và tác động trở lại) để có một nền văn hóa giàu tính nhân văn. Phát triển mới là con đường đúng nhất đi đến CNXH. Giáo điều và duy ý chí không thể đến được CNXH thực chất, thậm chí sẽ ngày càng chệch hướng xa hơn và khủng hoảng. Các nước Bắc Âu đã tiến đến gần với CNXH, họ đã chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi tác động tư tưởng của quốc tế XHCN mà trước đây Liên-xô và phe XHCN đã từng nhiều lần lên án và ghép vào “chủ nghĩa xét lại”, trong khi đó, mô hình mà Liên-xô và các nước Đông Âu lựa chọn thì đã thất bại và sụp đổ trên thực tế. VN, TQ và Cu-ba thì còn quá xa để có thể tới được CNXH, thậm chí nếu không đổi mới một cách căn bản thì khó mà đến được CNXH.
Để kinh tế tư nhân ở nước ta có điều kiện phát triển mạnh mẽ, cần tập trung giải quyết vấn đề bình đẳng thật sự giữa kinh tế tư nhân với kinh tế và doanh nghiệp nhà nước, giữa doanh nghiệp vốn trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn, đồng thời có chính sách trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh và khởi nghiệp, không tham nhũng, tiêu cực và “lợi ích nhóm”; bảo vệ lâu dài quyền sở hữu tài sản cá nhân và sở hữu trí tuệ.
Chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng đắn, thuộc về tư duy đổi mới. Trong cổ phần hóa có hai yêu cầu chính yếu: Thứ 1, phải hướng đến một năng suất và hiệu quả cao hơn. Thứ 2, tạo ra sở hữu xã hội. Chính yêu cầu thứ hai là sự phân biệt giữa cổ phần hóa và tư nhân hóa. Nếu nhân danh “cổ phần hóa” để rồi thực hiện tư nhân hóa mà gây thiệt hại cho nhà nước và làm lợi cho một số cá nhân trong “nhóm lợi ích” thì quả là sai lầm lớn. Nói vậy không phải xuất phát từ định kiến với tư nhân hóa. Nhưng cái gì nó phải ra cái đấy, cần minh bạch rõ ràng. Nhà nước có thể bán doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân, vẫn tốt, không sao cả. Đó là tư nhân hóa. Còn cổ phần hóa thì phải đúng là cổ phần hóa, để góp phần hình thành kinh tế cổ phần và sở hữu xã hội. Doanh nghiệp nhà nước nào nên cổ phần hóa và doanh nghiệp nhà nước nào nên tư nhân hóa là một bài toán mà lời giải của nó phải xuất phát từ cơ sở khách quan, khoa học, gắn với tư duy đúng về quản trị doanh nghiệp và nhất là mục tiêu phát triển hiệu quả, chứ không phải là suy nghĩ chủ quan, càng không phải “lợi ích nhóm”. Để có thể phân loại và có hướng xử lý đúng, cần có một số tọa đàm khoa học để thảo luận.
Hà Nội đầu tháng 5.2017
Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017
CHÚNG TA CÓ QUYỀN CON NGƯỜI TỪ BẨM SINH, CHỨ KHÔNG PHẢI NHỜ ƠN CHÍNH QUYỀN BAN PHÁT !
GS.TS. Nguyễn Đăng Dung chủ nhiệm bộ môn luật hành chính - Hiến pháp, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội: CHÚNG TA CÓ QUYỀN CON NGƯỜI TỪ BẨM SINH, CHỨ KHÔNG PHẢI NHỜ ƠN CHÍNH QUYỀN BAN PHÁT !
"...Cách qui định về quyền con người trong Hiến pháp của Việt Nam gây cảm tưởng rằng quyền con người không phải là quyền vốn có do Tạo hóa ban cho con người với tư cách là con người, mà là do nhà nước ban cho người dân. Quy định về quyền công dân thì phải đặt công dân ở vị trí chủ thể, nhưng nhiều qui định về dân quyền trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành đa phần đặt nhà nước ở vị trí chủ thể, còn công dân thì như là đối tượng được ban cho quyền chứ không phải được thừa nhận quyền...
Điều 51, Hiến pháp năm 1992 quy định: "Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật qui định".
Trong 33 Điều của Chương V về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thuật ngữ "nhà nước với tư cách là chủ thể lại xuất hiện khá nhiều. Những công thức thường được áp dụng là: "Nhà nước bảo đảm..."; "Nhà nước... có kế hoạch..."; "Nhà nước ban hành..."; "Nhà nước qui định..."; "Nhà nước giao..."; "Nhà nước có chính sách..."; "Nhà nước tạo điều kiện..."; "Nhà nước bảo hộ...".
Theo những công thức như vậy, nhà nước giống như là chủ thể "sáng tạo" ra quyền con người, chứ không phải là chủ thể "tôn trọng" quyền con người. Ở đây cần hiểu rằng nhà nước không chỉ có nghĩa vụ bảo đảm, thực hiện, thúc đẩy quyền con người, mà đầu tiên phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền con người. Nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi nhà nước phải hạn chế không can thiệp vào việc thụ hưởng các quyền của cá nhân.
"...Cách qui định về quyền con người trong Hiến pháp của Việt Nam gây cảm tưởng rằng quyền con người không phải là quyền vốn có do Tạo hóa ban cho con người với tư cách là con người, mà là do nhà nước ban cho người dân. Quy định về quyền công dân thì phải đặt công dân ở vị trí chủ thể, nhưng nhiều qui định về dân quyền trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành đa phần đặt nhà nước ở vị trí chủ thể, còn công dân thì như là đối tượng được ban cho quyền chứ không phải được thừa nhận quyền...
Điều 51, Hiến pháp năm 1992 quy định: "Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật qui định".
Trong 33 Điều của Chương V về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thuật ngữ "nhà nước với tư cách là chủ thể lại xuất hiện khá nhiều. Những công thức thường được áp dụng là: "Nhà nước bảo đảm..."; "Nhà nước... có kế hoạch..."; "Nhà nước ban hành..."; "Nhà nước qui định..."; "Nhà nước giao..."; "Nhà nước có chính sách..."; "Nhà nước tạo điều kiện..."; "Nhà nước bảo hộ...".
Theo những công thức như vậy, nhà nước giống như là chủ thể "sáng tạo" ra quyền con người, chứ không phải là chủ thể "tôn trọng" quyền con người. Ở đây cần hiểu rằng nhà nước không chỉ có nghĩa vụ bảo đảm, thực hiện, thúc đẩy quyền con người, mà đầu tiên phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền con người. Nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi nhà nước phải hạn chế không can thiệp vào việc thụ hưởng các quyền của cá nhân.
Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016
tư liệu
http://mobile.nytimes.com/2013/04/18/world/asia/henry-a-prunier-army-operative-who-helped-trained-vietnamese-troops-dies-at-91.html?
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016
Muốn ăn sạch phải có chính quyền sạch
nguồn : https://www.facebook.com/trung.bao/posts/10207147845230149
Giống như nhiều người trong chúng ta, cô ca sĩ Mỹ Linh giờ đây sẽ phải trả một mức giá cao hơn nhiều nếu cô muốn ăn hải sản không có xyanua từ nhà máy Formosa. Trường hợp này hoàn toàn đúng với phát biểu của cô được báo chí dẫn lại trong hôm nay: "muốn rẻ đừng đòi hỏi thực phẩm sạch".
Tiếc thay, hải sản - một loại thực phẩm bị bẩn lại không phải vì người nông dân hám lời làm bậy mà bởi vì những kẻ đã tiếp tay đưa cái quần thể Formosa khốn nạn kia vào để giết chết cả vùng biển miền Trung. Vậy chúng ta đang phải trả tiền nhiều hơn cho món hải sản mà chẳng liên quan mẹ gì đến nông dân hay trình độ của người tiêu dùng.
Cô Mỹ Linh có thể hát rất hay nhưng khi cô phát biểu: "Thực phẩm sạch thì phải đắt, không thể rẻ được, muốn rẻ thì đừng đòi đồ sạch, bản thân nhà tôi trồng cũng thấy rất đắt" thì tôi đồ rằng cô ngày thường ít quan tâm đến đời sống của người nông dân.
Chỉ đơn giản google sẽ thấy người nông dân đang gánh trên 1.000 (một ngàn) loại phí, lệ phí khác nhau - Theo Vnexpress. Chắc chắn không ai muốn làm cái việc thất đức là rải độc vào rau mình trồng để đem đi bán, nhưng nếu không có thuốc tăng trưởng thì làm sao rau lớn đủ nhanh để đem ra chợ, để kịp quay vòng đồng tiền mà trồng vụ sau, mà kịp lo cái ăn, kịp đóng học phí cho con, kịp đóng cái thứ phí khác nếu không thì bị khiêng luôn cả cái giường. Và để kịp có tiền đóng các loại phí kể trên. Chẳng phải giá thành sản phẩm được cấu thành từ tất cả điều này đó sao?
Đừng lấy vườn rau kiểng của mình đang trồng để khái quát cho cả nền kinh tế nông nghiệp. Như tất cả các lĩnh vực kinh tế khác, giá thành một sản phẩm nông nghiệp luôn luôn phụ thuộc vào các chi phí bỏ ra. Các chi phí này lại phụ thuộc rất lớn vào sự trong sạch của bộ máy chính quyền. Kể cả sự kiểm soát chất lượng nông sản cũng hoàn toàn nằm ở sự trong sạch này. Và, để có được sự trong sạch thì cần có những định chế giám sát khác trong xã hội. Vâng, nếu cô chưa hiểu thì tôi nói rằng có dân chủ mới có rau sạch.
Tôi không tin vào sự tự giác lâu dài của mỗi cá nhân khi đứng trước cái lợi của bản thân, dù đó là người Mỹ hay người Việt. Một anh nông dân Mỹ nếu ngày này qua tháng khác không bị kiểm soát bởi những quy định gắt gao và nhận thấy mình có thể đút lót các cơ quan kiểm soát chất lượng thì rồi đến lúc anh ta cũng sẽ trồng rau phun nhớt, bón phân công nghiệp và tiêm thuốc tăng trưởng.
Giá cả hàng hóa lại phụ thuộc vào thị trường, một ca sĩ như Mỹ Linh cũng có thể nhận ra rằng khi cung - cầu không cân bằng thì thị trường sẽ tự điều chỉnh giá cả. Phát ngôn về việc muốn ăn sạch thì phải trả mắc là một ví dụ về nhận thức này. Tuy nhiên, phát biểu của cô giúp rất nhiều cho việc bao biện của những cơ quan chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng thực phẩm đối với sự tắc trách của mình. Bởi vì, ngoài rau thì người ta còn ăn cả thịt cá trứng sữa... và những thứ này thì không thể trồng được bằng khu vườn kiểng trên mái hoặc trong sân căn biệt thự của cô Mỹ Linh được.
Thật ngán ngẩm khi nhìn toàn xã hội đang phải quay lại thời tự cung tự cấp để bảo vệ mình trước thực phẩm bẩn tràn lan. Nếu muốn phát biểu, lần sau cô hãy nói về trách nhiệm của các cơ quan quản lý, người nổi tiếng không thể nói lung tung được đâu Mỹ Linh ạ.
Tôi gợi ý cho cô đây: Muốn có thực phẩm sạch mà không mắc? Chúng ta cần một chính quyền sạch.
Trung Bảo
Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016
Toàn văn diễn văn của Tổng thống Obama tại trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình | Phạm Nguyên Trường
Toàn văn diễn văn của Tổng thống Obama tại trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình | Phạm Nguyên Trường: Xin chào ! Xin chào Việt Nam !
Nguồn: https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2016/05/24/remarks-president-obama-address-people-vietnam
Cám ơn các bạn. Cám ơn các bạn rất nhiều. Cám ơn chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón và tiếp đãi nồng nhiệt trong chuyến thăm này. Và cám ơn các bạn có mặt ở đây ngày hôm nay. Chúng ta có những người Việt Nam đến từ khắp đất nước tuyệt vời này, trong đó có rất nhiều người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, tôi thật sự xúc động vì lòng tử tế của người Việt Nam, người Việt Nam vốn nổi tiếng là vì như thế. Tôi cảm nhận được tình bạn giữa hai dân tộc chúng ta trong những người đứng hai bên đường phố, mỉm cười và vẫy tay chào tôi. Đêm hôm qua, tôi đến thăm Phố Cổ Hà Nội và đã dùng vài món ăn nổi tiếng của Việt Nam. Tôi đã ăn thử bún chả. Uống vài chai bia Hà Nội. Nhưng tôi phải nói, những con đường đông đúc của thành phố này, tôi chưa bao giờ trông thấy nhiều xe máy như thế. Tôi chưa thử đi qua đường, nhưng có lẽ khi tôi trở lại, các bạn có thể chỉ cho tôi cách đi qua đường.
Tôi không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong thời gian gần đây. Nhưng tôi là tổng thống đầu tiên, như rất nhiều người trong các bạn, đã trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai nước của chúng ta. Khi những người lính Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, tôi mới 13 tuổi. Vì vậy, lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với Việt Nam và người Việt, là khi tôi đang ở tuổi trưởng thành ở Hawaii, cùng với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đầy tự hào ở đó.
Cũng trong thời gian đó, nhiều người ở đất nước này trẻ hơn tôi rất nhiều. Giống như hai cô con gái tôi, nhiều người trong các bạn đã sống cả đời mình chỉ biết có một điều – đó là hòa bình và các quan hệ đã được bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Do đó, tôi đến đây với ý thức về quá khứ, với ý thức về lịch sử khó khăn của chúng ta, nhưng hướng tới tương lai – sự thịnh vượng, an ninh và nhân phẩm mà chúng ta có thể cùng nhau thúc đẩy.
Tôi cũng đến đây với lòng tôn trọng sâu sắc đối với những di sản cổ xưa của Việt Nam. Trong suốt hàng ngàn năm, những người nông dân đã trồng cấy trên những mảnh đất này –những chiếc trống Đông Sơn đã cho chúng ta biết lịch sử như thế. Tại khúc quanh này của dòng sông, Hà Nội đã đứng vững trong hơn một ngàn năm. Thế giới yêu chuộng lụa và tranh Việt Nam, và Văn Miếu đồ sộ là nhân chứng cho tinh thần hiếu học của các bạn. Mặc dù vậy, trong suốt hàng trăm năm, vận mệnh của các bạn thường bị những nước khác quyết định. Đất nước yêu quý của các bạn không phải lúc nào cũng thuộc về các bạn. Nhưng như cây tre, tinh thần quật cường của dân tộc Việt đã được Lý Thường Kiệt thể hiện: “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành đã định tại Sách Trời.”
Hôm nay, chúng ta cũng ôn lại giai đoạn lịch sử kéo dài hơn giữa người Việt và người Mỹ, nhưng lại thường xuyên bị bỏ qua. Hơn 200 năm trước, khi Tổ Phụ Lập Quốc của chúng tôi, Thomas Jefferson, tìm giống lúa cho trang trại của mình, ông đã tìm gạo Việt Nam, mà ông nói là “nổi tiếng vì nhìn thì trắng nhất, ăn thì thơm ngon nhất, và có năng suất cao nhất.” Chẳng bao lâu sau, những thương thuyền Mỹ đã đến các hải cảng của các bạn để mua và bán.
Trong Thế chiến II, người Mỹ đã đến đây để hỗ trợ cuộc kháng chiến của các bạn nhằm chống lại ách chiếm đóng. Khi những phi công Mỹ bị bắn rơi, người dân Việt Nam đã giúp giải cứu họ. Và trong ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, nhiều người ở thành phố này đã đổ ra đường, và Hồ Chí Minh đã nhắc tới Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ. Ông nói, “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền bất khả tương nhượng; trong đó, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Trong một thời đại khác, việc tuyên xưng những lý tưởng mà chúng ta cùng nhau chia sẻ đó và câu chuyện chung về việc lật đổ chủ nghĩa thực dân có lẽ đã đưa chúng ta xích lại gần nhau sớm hơn nữa. Nhưng không những thế, những cuộc đối đầu trong Chiến tranh Lạnh và sự sợ hãi chủ nghĩa cộng sản đã lôi chúng ta vào cuộc xung đột. Tương tự như những cuộc xung đột khác trong suốt lịch sử loài người, một lần nữa, chúng ta biết rõ hơn một sự thật cay đắng – rằng chiến tranh, không phụ thuộc vào ý định của chúng ta, chỉ mang đến đau khổ và bi kịch.
Tại đài tưởng niệm chiến tranh cách đây không xa, và với mỗi bàn thờ trong từng gia đình trên khắp đất nước này, các bạn đang tưởng nhớ khoảng 3 triệu người Việt, binh sỹ và thường dân, ở cả hai bên, đã thiệt mạng. Tại bức tường tưởng niệm của chúng tôi ở Washington, chúng tôi có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã bỏ mình trong cuộc xung đột đó. Ở cả hai đất nước của chúng ta, các cựu chiến binh và gia đình những người đã ngã xuống vẫn còn đau đớn vì bạn bè và người thân đã mất. Cũng như chúng tôi ở nước Mỹ đã nhận thức được rằng, ngay cả khi chúng tôi bất đồng về cuộc chiến, chúng tôi vẫn luôn phải vinh danh những người đã chiến đấu và chào đón họ trở về với sự trân trọng mà họ xứng đáng được hưởng, ngày hôm nay, chúng ta, người Việt và người Mỹ, có thể đến với nhau và thừa nhận nỗi đau và những hy sinh của cả hai bên.
Gần đây hơn, trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đạt được tiến bộ lớn lao, và hôm nay thế giới có thể thấy những bước tiến dài mà các bạn đã làm được. Với những cải cách kinh tế và thỏa thuận về mậu dịch, trong đó có những thỏa thuận với Hoa Kỳ, các bạn đã bước vào nền kinh tế toàn cầu, các bạn đang bán sản phẩm của mình ra khắp thế giới. Nhiều khoản đầu tư nước ngoài nữa đang đổ vào. Và với một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Châu Á, Việt Nam đã tiến lên để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.
Chúng ta thấy tiến bộ của Việt Nam trong những tòa tháp và cao ốc của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong những thương xá mới và những trung tâm đô thị. Chúng ta thấy điều đó trong những vệ tinh mà Việt Nam đưa vào không gian và một thế hệ mới lên mạng, mở ra những doanh nghiệp mới và điều hành những thương vụ mới. Chúng ta thấy điều đó trong hàng chục triệu người Việt kết nối với nhau trên Facebook và Instagram. Và các bạn không chỉ đăng ảnh tự chụp – mặc dù tôi nghe nói các bạn chụp rất nhiều – và đến nay, đã có một số người xin tự chụp ảnh cùng với tôi. Các bạn cũng đang lên tiếng vì những mục đích mà các bạn quan tâm, như cứu cây cổ thụ ở Hà Nội.
Như thế, toàn bộ sự năng động này tạo ra tiến bộ thật sự trong cuộc sống của người dân. Ở nước Việt Nam này, các bạn đã giảm đáng kể tình trạng nghèo khổ cùng cực, các bạn đã gia tăng thu nhập trong từng hộ gia đình và đưa nhiều triệu người vào tầng lớp trung lưu đang phát triển rất nhanh về. Đói nghèo, bệnh tật, tỉ lệ tử vong ở trẻ em và phụ nữ, tất cả đều giảm. Số người có nước uống sạch và điện, số trẻ em trai và gái đến trường, và tỉ lệ biết đọc biết viết của các bạn – đều tăng. Đây là tiến bộ phi thường. Đây là điều mà các bạn đã đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Và khi Việt Nam chuyển hóa, mối quan hệ giữa hai quốc gia chúng ta cũng chuyển hóa. Chúng ta đã học một bài học của thiền sư Thích Nhất Hạnh, khi ông nói: “Trong cuộc đối thoại chân thành, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi”. Bằng cách này, chính cuộc chiến đã ngăn cách chúng ta lại trở thành suối nguồn chữa lành vết thương. Nó tạo điều kiện cho chúng tôi tìm kiếm những người mất tích và cuối cùng là đưa họ về nhà. Nó tạo điều kiện cho chúng tôi giúp tháo gỡ mìn và bom chưa nổ, bởi vì không thể để cho bất cứ đứa trẻ nào bị mất chân chỉ vì chơi ở bên ngoài. Ngay trong khi chúng tôi tiếp tục hỗ trợ những người Việt khuyết tật, trong đó có trẻ em, chúng tôi cũng tiếp tục giúp dọn sạch Chất Da Cam – dioxin – để cho Việt Nam có thể lấy lại thêm đất. Chúng tôi tự hào về công việc chúng ta cùng làm ở Đà Nẵng, và chúng tôi hy vọng sẽ giúp các nỗ lực của các bạn ở Biên Hòa.
Chúng ta hãy đừng quên rằng sự hòa giải giữa hai đất nước chúng ta đã được dẫn dắt bởi các cựu chiến binh của chúng ta, những người đã từng chạm trán với nhau trên chiến trường. Hãy nghĩ đến Nghị Sĩ John McCain, người từng bị giam nhiều năm tại đây như là một tù binh chiến tranh, ông đã gặp Tướng Giáp, người nói rằng hai nước chúng ta không nên là kẻ thù mà là bạn bè. Hãy nghĩ đến tất cả các cựu chiến binh, Việt và Mỹ, đã từng giúp chúng ta chữa lành vết thương và xây dựng những mối quan hệ mới. Ít người đã làm được nhiều về mặt này trong những năm qua hơn cựu trung úy Hải quân, và giờ đây là Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, người cũng đang có mặt ở đây. Và thay mặt cho tất cả chúng ta, John, chúng tôi cám ơn ông vì những nỗ lực phi thường của ông.
Vì các cựu chiến binh của chúng ta đã chỉ đường cho chúng ta, vì các chiến sĩ đã có can đảm theo đuổi hòa bình, hai dân tộc chúng ta giờ đây gần nhau hơn bao giờ hết. Thương mại của chúng ta đã tăng vọt. Các sinh viên và học giả của chúng ta cùng nhau học hỏi. Chúng tôi nhận nhiều sinh viên Việt Nam hơn bất cứ nước nào khác ở Đông Nam Á. Và mỗi năm, các bạn chào đón thêm ngày càng nhiều du khách Mỹ, trong đó có những người Mỹ trẻ đeo ba lô, đến 36 phố phường của Hà Nội và những cửa hàng của Hội An, và kinh thành Huế. Là người Việt và người Mỹ, tất cả chúng ta đều có thể cảm nhận được những lời này của Văn Cao – “Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người.”
Trên cương vị Tổng Thống, tôi đã trông cậy vào sự tiến bộ này. Với Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện mới của chúng ta, hai chính phủ của chúng ta đang làm việc chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt mối quan hệ của chúng ta lên nền tảng vững vàng hơn cho nhiều thập niên tới. Theo nghĩa này, câu chuyện dài giữa hai quốc gia chúng ta, bắt đầu với Thomas Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ, giờ đây đã đi trọn một vòng tròn. Mất nhiều năm và đòi hỏi nỗ lực cực kì to lớn. Nhưng giờ đây chúng ta có thể nói một điều mà trước đây không thể nào tưởng tượng được: Hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ là đối tác của nhau.
Và tôi tin rằng kinh nghiệm của chúng ta chứa đựng những bài học cho thế giới. Vào lúc, khi nhiều cuộc tranh chấp tưởng chừng không thể giải quyết được, tưởng chừng như sẽ không bao giờ kết thúc, chúng ta đã chỉ ra rằng con tim có thể làm thay đổi và có thể có một tương lai khác, khi chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ nữa. Chúng ta đã chỉ ra rằng hòa bình có thể tốt hơn chiến tranh đến mức nào. Chúng ta đã chỉ ra rằng tiến bộ và nhân phẩm được thúc đẩy mạnh mẽ nhất bằng hợp tác chứ không phải bằng xung đột. Đó là điều mà Việt Nam và Mỹ có thể trình bày trước thế giới.
Hiện nay, quan hệ đối tác mới của Mỹ với Việt Nam ăn sâu bén rễ trong một số sự thật căn bản. Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ, và không một quốc gia nào có thể áp đặt ý chí của mình lên các bạn hay quyết định vận mệnh của các bạn. Hiện nay, Hoa Kỳ quan tâm đến đất nước này. Chúng tôi quan tâm tới thành công của Việt Nam. Nhưng Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện của chúng ta vẫn còn ở giai đoạn đầu. Và với thời gian còn lại của tôi, tôi muốn chia sẻ với các bạn viễn cảnh mà tôi tin sẽ dẫn dắt chúng ta trong những thập kỷ tới.
Thứ nhất, chúng ta hãy hợp tác để tạo cơ hội và thịnh vượng thực sự cho người dân hai nước. Chúng ta biết những yếu tố mang tới thành công về kinh tế trong thế kỷ thứ XXI. Trong nền kinh tế toàn cầu của chúng ta, đầu tư và thương mại đổ đến bất cứ nơi nào có chế độ pháp quyền, bởi vì không ai muốn bắt đầu công việc kinh doanh mà phải đưa hối lộ. Không ai muốn bán hàng hoặc tới trường nếu họ không biết mình sẽ được đối xử như thế nào. Trong những nền kinh tế dựa trên tri thức, việc làm sẽ tới những nơi mà người dân có quyền tự do suy nghĩ, tự do trao đổi ý kiến và sáng tạo. Và những quan hệ đối tác kinh tế thực sự không chỉ là quốc gia này khai thác tài nguyên của một quốc gia khác, mà là đầu tư vào nguồn lực lớn nhất của chúng ta, đó là người dân của chúng ta, các kỹ năng và tài năng của họ, dù các bạn sống ở một thành phố lớn hay nông thôn thì cũng thế. Và đấy là quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ đề nghị.
Như tôi đã công bố hôm qua, Tổ Chức Hòa Bình lần đầu tiên sẽ tới Việt Nam, tập trung vào việc dạy tiếng Anh. Một thế hệ sau khi thanh niên Hoa Kỳ đến đây để chiến đấu, một thế hệ người Mỹ mới sẽ đến đây để dạy học và xây dụng và làm cho tình bạn giữa chúng ta ngày càng sâu sắc hơn. Một số công ty công nghệ và học viện hàng đầu của Hoa Kỳ sẽ hợp tác với các trường đại học của Việt Nam để tăng cường đào tạo trong các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán và y học. Bởi vì ngay cả khi chúng tôi tiếp tục đón nhận thêm nhiều sinh viên Việt Nam tới Hoa Kỳ, chúng tôi cũng tin rằng thanh niên xứng đáng được hưởng một nền giáo dục đẳng cấp thế giới ngay tại Việt Nam.
Đó là một trong những lý do chúng tôi rất vui mừng báo tin vào mùa thu này, trường Đại Học Fulbright Việt Nam sẽ mở cửa tại thành phố Hồ Chí Minh – trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của quốc gia này – đấy là nơi tự do học thuật được thể hiện một cách trọn vẹn và học bổng cho những người có nhu cầu. Sinh viên, học giả, các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách công, quản trị và kinh doanh; vào kỹ thuật và khoa học điện toán; và văn học nghệ thuật – tất cả mọi thứ, từ thơ Nguyễn Du, cho đến triết lý của Phan Chu Trinh, cho đến toán học của Ngô Bảo Châu.
Và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành với thanh niên và doanh nhân, vì chúng tôi tin rằng chỉ cần các bạn tích lũy được kỹ năng và công nghệ và số vốn cần thiết, thì không gì có thể cản trở được các bạn – và điều đó tất nhiên bao gồm cả những người phụ nữ Việt Nam tài năng nữa. Chúng tôi cho rằng bình đẳng giới là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Hai Bà Trưng đến nay, những người phụ nữ mạnh mẽ, tự tin đã luôn giúp đưa đất nước Việt Nam tiến lên. Bằng chứng thật rõ ràng – tôi nói điều này ở bất cứ nơi nào tôi đến trên khắp thế giới – gia đình, cộng đồng và đất nước thịnh vương hơn khi các bé gái và phụ nữ có cơ hội bình đẳng để thành công ở trường học và tại nơi làm việc và trong chính quyền. Điều đó đúng ở mọi nơi, và điều đó đúng ngay tại Việt Nam.
Với Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc nhằm mở rộng tất cả tiềm năng của nền kinh của các bạn. Ở Việt Nam, TPP sẽ tạo điều kiên cho các bạn bán thêm nhiều sản phẩm của mình ra thế giới và sẽ thu hút thêm nhiều khoản đầu tư mới. TPP sẽ đòi hỏi những cải cách nhằm bảo vệ công nhân và chế độ pháp quyền và sở hữu trí tuệ. Và Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ khi Việt Nam thực thi đầy đủ các cam kết của mình. Tôi muốn các bạn biết rằng, trên cương vị Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP bởi vì các bạn cũng sẽ có thể mua thêm hàng hóa của chúng tôi, “Made in America.”
Hơn nữa, tôi ủng hộ TPP vì những lợi ích chiến lược quan trọng của nó. Việt Nam sẽ bớt lệ thuộc vào bất cứ một đối tác thương mại nào và được hưởng những mối quan hệ rộng rãi hơn với nhiều đối tác hơn, trong đó có Hoa Kỳ. Và TPP sẽ củng cố sự hợp tác trong khu vực. Nó sẽ giúp giải quyết bất bình đẳng về kinh tế và sẽ thúc đẩy nhân quyền, với mức lương cao hơn và điều kiện làm việc an toàn hơn. Lần đầu tiên ngay tại Việt Nam, quyền thành lập nghiệp đoàn lao động độc lập và những điều khoản cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Và nó có những điều khoản bảo vệ môi trường mạnh mẽ nhất và những tiêu chuẩn chống tham nhũng mạnh mẽ nhất trong tất cả các thỏa thuận thương mại trong lịch sử.
Đó là tương lai mà TPP hứa hẹn cho tất cả chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta – Hoa Kỳ, Việt Nam, và những nước ký kết khác – sẽ phải tuân thủ những luật lệ mà chúng ta đã cùng nhau lập ra. Đó là tương lai cho tất cả chúng ta. Do đó, giờ đây chúng ta phải hoàn tất nó – vì sự thịnh vượng kinh tế của chúng ta và vì an ninh quốc gia của chúng ta.
Điều này đưa tôi đến lĩnh vực thứ hai mà chúng ta có thể hợp tác, và đó là bảo đảm an ninh chung của chúng ta. Với chuyến thăm này, chúng ta đã đồng ý nâng hợp tác về an ninh lên tầng cao mới và xây dựng thêm niềm tin giữa hai quân đội. Chúng tôi sẽ tiếp tục huấn luyện và cung cấp thiết bị cho lực lượng Tuần Duyên của các bạn để củng cố khả năng hàng hải của Việt Nam. Chúng tôi sẽ cộng tác để gửi viện trợ nhân đạo khi xảy ra thảm họa. Với tuyên bố mà tôi đưa ra ngày hôm qua về việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí quốc phòng, Việt Nam sẽ tiếp cận rộng rãi hơn với thiết bị quân sự mà các bạn cần để bảo đảm an ninh của mình. Và Hoa Kỳ đang thể hiện lời cam kết về việc bình thường hoá hoàn toàn quan hệ với Việt Nam.
Nói rộng ra, thế kỷ thứ XX đã dạy cho tất cả chúng ta – trong đó có Hoa Kỳ và Việt Nam – rằng trật tự quốc tế, nền tảng an ninh chung của chúng ta, có những luật lệ và tiêu chuẩn nhất định. Mọi quốc gia đều có chủ quyền, không phân biệt nước lớn hay nước nhỏ, chủ quyền của mỗi quốc gia phải được tôn trọng, và không ai được xâm phạm lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào. Nước lớn không được bắt nạt nước nhỏ. Và mọi tranh chấp phải được giải quyết một cách hoà bình. Và các thiết chế khu vực, như ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á (East Asia Summit), phải tiếp tục được củng cố. Đấy là niềm tin của tôi. Đấy là niềm tin của Hoa Kỳ. Đó là quan hệ đối tác mà nước Mỹ đề nghị với khu vực này. Tôi mong sẽ thúc đẩy tinh thần tôn trọng và hoà giải này trong thời gian tới, trong năm nay, khi tôi trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Lào.
Ở Biển Đông, Hoa Kỳ không phải là người tham gia trong các cuộc tranh chấp hiện nay. Nhưng chúng tôi sẽ sát cánh cùng các đối tác trong việc đề cao những nguyên tắc cốt lõi, như tự do hàng hải và hàng không, và thương mại hợp pháp không bị ngăn trở, và giải quyết tranh chấp một cách hoà bình, thông qua các phương tiện pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong khi tiến về phía trước, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, đi lại bằng tầu thủy và hoạt động ở tất cả những nơi mà luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi sẽ ủng hộ quyền của tất cả các nước trong khi họ làm như thế.
Ngay cả khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong những lĩnh vực mà tôi vừa nói, quan hệ đối tác của chúng ta bao gồm yếu tố thứ ba – giải quyết các lĩnh vực mà chính phủ của chúng ta không đồng ý, trong đó có nhân quyền. Tôi nói điều này không phải để nhắm vào một mình Việt Nam. Không quốc gia nào hoàn hảo. Sau hai thế kỷ, Hoa Kỳ vẫn phải nỗ lực để sống theo những lý tưởng có từ thời lập quốc. Chúng tôi vẫn phải giải quyết những khiếm khuyết của mình – quá nhiều tiền trong nền chính trị, và bất bình đẳng kinh tế gia tăng, thiên vị chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự, cùng làm một việc, phụ nữ vẫn không được trả lương như nam giới. Chúng tôi vẫn có những vấn đề. Và tôi cam đoan với các bạn là chúng tôi cũng bị chỉ trích. Tôi nghe chỉ trích mỗi ngày. Nhưng sự xét nét đó, cuộc tranh luận công khai đó, đối mặt với sự không hoàn hảo của chính mình, và cho phép mọi người có quyền nêu ý kiến đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn và thịnh vượng hơn và công bằng hơn.
Trước đây tôi đã từng nói – Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt hình thức chính quyền của mình cho Việt Nam. Tôi tin rằng những quyền mà tôi nói đến không phải là những giá trị của Mỹ; tôi nghĩ đấy là giá trị phổ quát, được ghi trong Tuyên Ngôn Phổ Quát Về Nhân Quyền. Chúng cũng được ghi trong hiến pháp Việt Nam, trong đó rằng “mọi công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội và quyền biểu tình.” Đó là trong hiếp pháp Việt Nam. Do đó, thật vậy, đây là vấn đề về tất cả chúng ta, mỗi quốc gia, cố gắng áp dụng nhất quán những nguyên tắc này, để bảo đảm rằng chúng ta – những người trong chính phủ – đang trung thành với những lý tưởng này.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt Nam đã cam kết làm cho luật lệ phù hợp với hiến pháp mới và với các tiêu chuẩn quốc tế. Theo một số đạo luật được thông qua gần đây, chính phủ sẽ tiết lộ về nhiều hơn về ngân sách và công chúng sẽ có quyền tiếp cận với nhiều thông tin hơn. Và, như tôi đã nói, Việt Nam đã cam kết cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Vì vậy, tất cả đều là những bước đi tích cực. Và rốt cuộc, tương lai của Việt Nam sẽ do người dân Việt Nam quyết định. Mỗi nước sẽ vạch ra con đường của riêng mình, và hai nước chúng ta có truyền thống khác nhau, có hệ thống chính trị khác nhau và nền văn hóa khác nhau. Nhưng trong tư cách một người bạn của Việt Nam, cho phép tôi chia sẻ quan điểm của tôi – tại sao tôi tin rằng các quốc gia sẽ thành công hơn khi các quyền phổ quát được tôn trọng.
Khi có tự do diễn đạt và tự do ngôn luận, và khi mọi người có thể chia sẻ ý tưởng và truy cập Internet và truyền thông xã hội không hạn chế, điều đó cung cấp nhiên liệu cho quá trình đổi mới mà các nền kinh tế cần để phát triển. Đó là nơi những ý tưởng mới phát sinh. Đó là cách một Facebook bắt đầu. Đó là cách mà một số công ty tuyệt vời nhất của chúng tôi bắt đầu – vì một người nào đó đã có một ý tưởng mới. Ý tưởng khác hẳn. Và họ có thể chia sẻ. Khi có tự do báo chí – khi các nhà báo và blogger có thể soi rọi ánh sáng vào bất công hay lạm quyền – điều đó khiến các viên chức có trách nhiệm giải trình và xây dựng niềm tin nơi công chúng rằng hệ thống đang hoạt động. Khi các ứng cử viên có thể tranh cử và tự do vận động, và các cử tri có thể chọn người lãnh đạo của mình trong những cuộc bầu cử tự do và công bằng, điều đó làm cho đất nước ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được tính đến và sự thay đổi ôn hòa là khả dĩ. Và nó đưa những người mới vào hệ thống.
Khi có tự do tôn giáo, điều này không chỉ cho phép mọi người thể hiện đầy đủ tình yêu thương và lòng từ bi vốn là trọng tâm của tất cả các tôn giáo lớn, mà còn cho phép các nhóm tôn giáo phục vụ cộng đồng của mình thông qua các trường học và bệnh viện, và chăm sóc người nghèo và người dễ bị tổn thương. Và khi có tự do hội họp – khi người dân được tự do thành lập tổ chức trong xã hội dân sự – thì đất nước có thể giải quyết tốt hơn những thách thức mà chính quyền đôi khi không thể tự giải quyết được. Vì vậy, quan điểm của tôi là việc duy trì các quyền này không phải là một mối đe dọa đối với ổn định, mà trên thực tế, là củng cố ổn định và là nền tảng của tiến bộ.
Nói cho cùng, chính vì khát vọng có được những quyền này mà mọi người trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, có được nguồn cảm hứng để lật đổ chủ nghĩa thực dân. Và tôi tin rằng việc duy trì những quyền này là biểu hiện đầy đủ nhất của nền độc lập mà rất nhiều quốc gia trân trọng, kể cả tại đây, một quốc gia tự tuyên bố là “của Dân, do Dân và vì Dân.”
Việt Nam sẽ làm khác Hoa Kỳ. Và mỗi nước chúng ta sẽ làm khác với nhiều nước khác trên thế giới này. Nhưng, có những nguyên tắc căn bản mà tôi nghĩ tất cả chúng ta đều cố gắng hoàn thiện và cải tiến. Và tôi nói điều này như một người sắp rời nhiệm sở, cho nên giờ đây tôi có gần tám năm để suy ngẫm về cách thức hoạt động và tương tác của hệ thống của chúng tôi với các nước khác trên khắp thế giới, trong khi họ cũng liên tục cố gắng để cải tiến hệ thống của mình.
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng quan hệ đối tác của chúng ta có thể đáp ứng được những thách thức toàn cầu mà không một nước nào có thể tự giải quyết được. Nếu chúng ta muốn bảo đảm được sức khỏe của người dân chúng ta và vẻ đẹp của hành tinh này, thì phát triển phải là bền vững. Những kỳ quan thiên nhiên như Vịnh Hạ Long hay Hang Sơn Đoòng phải được bảo tồn cho con cháu chúng ta. Nước biển dâng lên đe dọa bờ biển và sông ngòi mà rất nhiều người Việt Nam dựa vào. Và vì vậy, như là đối tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chúng ta cần thực hiện những cam kết mà chúng ta đã đưa ra ở Paris, chúng ta cần giúp nông dân và làng xóm và những người sống bằng ngư nghiệp, để họ có thể thích nghi và đưa thêm năng lượng sạch đến những nơi như đồng bằng sông Mekong – một vựa lúa của thế giới mà chúng cần để nuôi dưỡng những thế hệ tương lai.
Và chúng ta có thể cứu được biết bao sinh mạng bên ngoài biên giới của mình. Bằng cách giúp những nước khác củng cố hệ thống y tế của họ, ví dụ như thế, chúng ta có thể ngăn chặn những vụ bùng phát bệnh tật, để chúng không trở thành nạn dịch đe dọa tất cả chúng ta. Và trong khi Việt Nam cam kết thêm nữa với Liên Hiệp Quốc về việc gìn giữ hòa bình, Hoa Kỳ tự hào vì giúp huấn luyện lực lượng gìn giữ hòa bình của các bạn. Và đó thật là một điều đáng ghi nhận – hai nước chúng ta từng đánh nhau nhưng giờ đây sát cánh bên nhau để giúp đỡ những nước khác cùng đạt được hòa bình. Như thế, ngoài quan hệ song phương, mối quan hệ đối tác của chúng ta cũng tạo điều kiện cho chúng ta giúp định hình môi trường quốc tế bằng những biện pháp tích cực.
Tuy vậy, việc hiện thực hóa hoàn toàn viễn cảnh tôi vừa mô tả hôm nay sẽ không xảy ra ngay lập tức, và nó cũng không phải là tất yếu. Sẽ có những vấp váp và những bước lùi trên đường đi. Sẽ có những lúc hiểu lầm. Cần phải có những nỗ lực bền bỉ và đối thoại chân thành để hai bên đều tiếp tục thay đổi. Nhưng khi xét lại toàn bộ lịch sử và những trở ngại mà chúng ta đã vượt qua, hôm nay, đứng trước các bạn tôi rất lạc quan về tương lai chung của chúng ta. Và, bao giờ cũng thế, niềm tin của tôi ăn sâu bén rễ vào tình bạn và những khát vọng chung của hai dân tộc chúng ta.
Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ và Việt đã từng vượt qua một đại dương mênh mông – một số người đang đoàn tụ với gia đình lần đầu tiên sau nhiều thập niên – và những người, như Trịnh Công Sơn đã nói trong ca khúc của mình, nối vòng tay lớn, và đang mở rộng lòng mình và nhìn thấy tình người của chúng ta trong nhau.
Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ gốc Việt đã thành công trong mọi lãnh vực – bác sĩ, nhà báo, quan tòa, quan chức. Một người trong số họ, được sinh ra ở đây, đã viết cho tôi một lá thư nói rằng, nhờ “Ơn Thượng Đế, tôi đã sống được Giấc Mơ Mỹ… Tôi rất tự hào là một người Mỹ nhưng cũng rất tự hào là một người Việt.” Và hôm nay, ông ấy đang ở đây, trở về quê hương nơi sinh của ông, bởi vì, theo ông nói, hoài bão của ông là “cải thiện đời sống của mỗi người Việt Nam”.
Tôi nghĩ đến một thế hệ người Việt mới – rất nhiều người trong các bạn, rất nhiều người trong những người trẻ đang ở đây – những người sẵn sàng tạo dấu ấn của mình trên thế gian này. Và tôi muốn nói với tất cả những thanh niên đang lắng nghe: Tài năng của các bạn, nghị lực của các bạn, những giấc mơ của các bạn – chính là trong những thứ đó, Việt Nam có tất cả những điều mà đất nước này cần để trở thành phồn vinh. Các bạn nắm trong tay vận mệnh của mình. Đây là thời khắc của các bạn. Và trong khi các bạn theo đuổi tương lai mà các bạn mong muốn, tôi muốn các bạn biết rằng Hoa Kỳ sẽ ở ngay bên cạnh các bạn như một đối tác và một người bạn.
Và sau đây nhiều năm, khi có thêm nhiều người Việt và Mỹ hơn nữa cùng nhau học hỏi; cùng nhau sáng tạo và kinh doanh; cùng nhau bảo vệ an ninh của chúng ta; và cùng nhau thúc đẩy nhân quyền và bảo vệ hành tinh của chúng ta – tôi hy vọng các bạn sẽ nhớ lại thời điểm này và tìm thấy hy vọng từ viễn cảnh mà tôi gửi gắm hôm nay. Hay là, liệu tôi có thể nói một cách khác – bằng những lời mà các bạn đã biết rõ từ Truyện Kiều – “Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi.”
Cám ơn các bạn. Cám ơn các bạn rất nhiều. Cám ơn, Việt Nam. Cám ơn.
Tôi không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong thời gian gần đây. Nhưng tôi là tổng thống đầu tiên, như rất nhiều người trong các bạn, đã trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai nước của chúng ta. Khi những người lính Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, tôi mới 13 tuổi. Vì vậy, lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với Việt Nam và người Việt, là khi tôi đang ở tuổi trưởng thành ở Hawaii, cùng với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đầy tự hào ở đó.
Cũng trong thời gian đó, nhiều người ở đất nước này trẻ hơn tôi rất nhiều. Giống như hai cô con gái tôi, nhiều người trong các bạn đã sống cả đời mình chỉ biết có một điều – đó là hòa bình và các quan hệ đã được bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Do đó, tôi đến đây với ý thức về quá khứ, với ý thức về lịch sử khó khăn của chúng ta, nhưng hướng tới tương lai – sự thịnh vượng, an ninh và nhân phẩm mà chúng ta có thể cùng nhau thúc đẩy.
Tôi cũng đến đây với lòng tôn trọng sâu sắc đối với những di sản cổ xưa của Việt Nam. Trong suốt hàng ngàn năm, những người nông dân đã trồng cấy trên những mảnh đất này –những chiếc trống Đông Sơn đã cho chúng ta biết lịch sử như thế. Tại khúc quanh này của dòng sông, Hà Nội đã đứng vững trong hơn một ngàn năm. Thế giới yêu chuộng lụa và tranh Việt Nam, và Văn Miếu đồ sộ là nhân chứng cho tinh thần hiếu học của các bạn. Mặc dù vậy, trong suốt hàng trăm năm, vận mệnh của các bạn thường bị những nước khác quyết định. Đất nước yêu quý của các bạn không phải lúc nào cũng thuộc về các bạn. Nhưng như cây tre, tinh thần quật cường của dân tộc Việt đã được Lý Thường Kiệt thể hiện: “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành đã định tại Sách Trời.”
Hôm nay, chúng ta cũng ôn lại giai đoạn lịch sử kéo dài hơn giữa người Việt và người Mỹ, nhưng lại thường xuyên bị bỏ qua. Hơn 200 năm trước, khi Tổ Phụ Lập Quốc của chúng tôi, Thomas Jefferson, tìm giống lúa cho trang trại của mình, ông đã tìm gạo Việt Nam, mà ông nói là “nổi tiếng vì nhìn thì trắng nhất, ăn thì thơm ngon nhất, và có năng suất cao nhất.” Chẳng bao lâu sau, những thương thuyền Mỹ đã đến các hải cảng của các bạn để mua và bán.
Trong Thế chiến II, người Mỹ đã đến đây để hỗ trợ cuộc kháng chiến của các bạn nhằm chống lại ách chiếm đóng. Khi những phi công Mỹ bị bắn rơi, người dân Việt Nam đã giúp giải cứu họ. Và trong ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, nhiều người ở thành phố này đã đổ ra đường, và Hồ Chí Minh đã nhắc tới Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ. Ông nói, “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền bất khả tương nhượng; trong đó, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Trong một thời đại khác, việc tuyên xưng những lý tưởng mà chúng ta cùng nhau chia sẻ đó và câu chuyện chung về việc lật đổ chủ nghĩa thực dân có lẽ đã đưa chúng ta xích lại gần nhau sớm hơn nữa. Nhưng không những thế, những cuộc đối đầu trong Chiến tranh Lạnh và sự sợ hãi chủ nghĩa cộng sản đã lôi chúng ta vào cuộc xung đột. Tương tự như những cuộc xung đột khác trong suốt lịch sử loài người, một lần nữa, chúng ta biết rõ hơn một sự thật cay đắng – rằng chiến tranh, không phụ thuộc vào ý định của chúng ta, chỉ mang đến đau khổ và bi kịch.
Tại đài tưởng niệm chiến tranh cách đây không xa, và với mỗi bàn thờ trong từng gia đình trên khắp đất nước này, các bạn đang tưởng nhớ khoảng 3 triệu người Việt, binh sỹ và thường dân, ở cả hai bên, đã thiệt mạng. Tại bức tường tưởng niệm của chúng tôi ở Washington, chúng tôi có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã bỏ mình trong cuộc xung đột đó. Ở cả hai đất nước của chúng ta, các cựu chiến binh và gia đình những người đã ngã xuống vẫn còn đau đớn vì bạn bè và người thân đã mất. Cũng như chúng tôi ở nước Mỹ đã nhận thức được rằng, ngay cả khi chúng tôi bất đồng về cuộc chiến, chúng tôi vẫn luôn phải vinh danh những người đã chiến đấu và chào đón họ trở về với sự trân trọng mà họ xứng đáng được hưởng, ngày hôm nay, chúng ta, người Việt và người Mỹ, có thể đến với nhau và thừa nhận nỗi đau và những hy sinh của cả hai bên.
Gần đây hơn, trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đạt được tiến bộ lớn lao, và hôm nay thế giới có thể thấy những bước tiến dài mà các bạn đã làm được. Với những cải cách kinh tế và thỏa thuận về mậu dịch, trong đó có những thỏa thuận với Hoa Kỳ, các bạn đã bước vào nền kinh tế toàn cầu, các bạn đang bán sản phẩm của mình ra khắp thế giới. Nhiều khoản đầu tư nước ngoài nữa đang đổ vào. Và với một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Châu Á, Việt Nam đã tiến lên để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.
Chúng ta thấy tiến bộ của Việt Nam trong những tòa tháp và cao ốc của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong những thương xá mới và những trung tâm đô thị. Chúng ta thấy điều đó trong những vệ tinh mà Việt Nam đưa vào không gian và một thế hệ mới lên mạng, mở ra những doanh nghiệp mới và điều hành những thương vụ mới. Chúng ta thấy điều đó trong hàng chục triệu người Việt kết nối với nhau trên Facebook và Instagram. Và các bạn không chỉ đăng ảnh tự chụp – mặc dù tôi nghe nói các bạn chụp rất nhiều – và đến nay, đã có một số người xin tự chụp ảnh cùng với tôi. Các bạn cũng đang lên tiếng vì những mục đích mà các bạn quan tâm, như cứu cây cổ thụ ở Hà Nội.
Như thế, toàn bộ sự năng động này tạo ra tiến bộ thật sự trong cuộc sống của người dân. Ở nước Việt Nam này, các bạn đã giảm đáng kể tình trạng nghèo khổ cùng cực, các bạn đã gia tăng thu nhập trong từng hộ gia đình và đưa nhiều triệu người vào tầng lớp trung lưu đang phát triển rất nhanh về. Đói nghèo, bệnh tật, tỉ lệ tử vong ở trẻ em và phụ nữ, tất cả đều giảm. Số người có nước uống sạch và điện, số trẻ em trai và gái đến trường, và tỉ lệ biết đọc biết viết của các bạn – đều tăng. Đây là tiến bộ phi thường. Đây là điều mà các bạn đã đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Và khi Việt Nam chuyển hóa, mối quan hệ giữa hai quốc gia chúng ta cũng chuyển hóa. Chúng ta đã học một bài học của thiền sư Thích Nhất Hạnh, khi ông nói: “Trong cuộc đối thoại chân thành, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi”. Bằng cách này, chính cuộc chiến đã ngăn cách chúng ta lại trở thành suối nguồn chữa lành vết thương. Nó tạo điều kiện cho chúng tôi tìm kiếm những người mất tích và cuối cùng là đưa họ về nhà. Nó tạo điều kiện cho chúng tôi giúp tháo gỡ mìn và bom chưa nổ, bởi vì không thể để cho bất cứ đứa trẻ nào bị mất chân chỉ vì chơi ở bên ngoài. Ngay trong khi chúng tôi tiếp tục hỗ trợ những người Việt khuyết tật, trong đó có trẻ em, chúng tôi cũng tiếp tục giúp dọn sạch Chất Da Cam – dioxin – để cho Việt Nam có thể lấy lại thêm đất. Chúng tôi tự hào về công việc chúng ta cùng làm ở Đà Nẵng, và chúng tôi hy vọng sẽ giúp các nỗ lực của các bạn ở Biên Hòa.
Chúng ta hãy đừng quên rằng sự hòa giải giữa hai đất nước chúng ta đã được dẫn dắt bởi các cựu chiến binh của chúng ta, những người đã từng chạm trán với nhau trên chiến trường. Hãy nghĩ đến Nghị Sĩ John McCain, người từng bị giam nhiều năm tại đây như là một tù binh chiến tranh, ông đã gặp Tướng Giáp, người nói rằng hai nước chúng ta không nên là kẻ thù mà là bạn bè. Hãy nghĩ đến tất cả các cựu chiến binh, Việt và Mỹ, đã từng giúp chúng ta chữa lành vết thương và xây dựng những mối quan hệ mới. Ít người đã làm được nhiều về mặt này trong những năm qua hơn cựu trung úy Hải quân, và giờ đây là Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, người cũng đang có mặt ở đây. Và thay mặt cho tất cả chúng ta, John, chúng tôi cám ơn ông vì những nỗ lực phi thường của ông.
Vì các cựu chiến binh của chúng ta đã chỉ đường cho chúng ta, vì các chiến sĩ đã có can đảm theo đuổi hòa bình, hai dân tộc chúng ta giờ đây gần nhau hơn bao giờ hết. Thương mại của chúng ta đã tăng vọt. Các sinh viên và học giả của chúng ta cùng nhau học hỏi. Chúng tôi nhận nhiều sinh viên Việt Nam hơn bất cứ nước nào khác ở Đông Nam Á. Và mỗi năm, các bạn chào đón thêm ngày càng nhiều du khách Mỹ, trong đó có những người Mỹ trẻ đeo ba lô, đến 36 phố phường của Hà Nội và những cửa hàng của Hội An, và kinh thành Huế. Là người Việt và người Mỹ, tất cả chúng ta đều có thể cảm nhận được những lời này của Văn Cao – “Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người.”
Trên cương vị Tổng Thống, tôi đã trông cậy vào sự tiến bộ này. Với Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện mới của chúng ta, hai chính phủ của chúng ta đang làm việc chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt mối quan hệ của chúng ta lên nền tảng vững vàng hơn cho nhiều thập niên tới. Theo nghĩa này, câu chuyện dài giữa hai quốc gia chúng ta, bắt đầu với Thomas Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ, giờ đây đã đi trọn một vòng tròn. Mất nhiều năm và đòi hỏi nỗ lực cực kì to lớn. Nhưng giờ đây chúng ta có thể nói một điều mà trước đây không thể nào tưởng tượng được: Hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ là đối tác của nhau.
Và tôi tin rằng kinh nghiệm của chúng ta chứa đựng những bài học cho thế giới. Vào lúc, khi nhiều cuộc tranh chấp tưởng chừng không thể giải quyết được, tưởng chừng như sẽ không bao giờ kết thúc, chúng ta đã chỉ ra rằng con tim có thể làm thay đổi và có thể có một tương lai khác, khi chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ nữa. Chúng ta đã chỉ ra rằng hòa bình có thể tốt hơn chiến tranh đến mức nào. Chúng ta đã chỉ ra rằng tiến bộ và nhân phẩm được thúc đẩy mạnh mẽ nhất bằng hợp tác chứ không phải bằng xung đột. Đó là điều mà Việt Nam và Mỹ có thể trình bày trước thế giới.
Hiện nay, quan hệ đối tác mới của Mỹ với Việt Nam ăn sâu bén rễ trong một số sự thật căn bản. Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ, và không một quốc gia nào có thể áp đặt ý chí của mình lên các bạn hay quyết định vận mệnh của các bạn. Hiện nay, Hoa Kỳ quan tâm đến đất nước này. Chúng tôi quan tâm tới thành công của Việt Nam. Nhưng Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện của chúng ta vẫn còn ở giai đoạn đầu. Và với thời gian còn lại của tôi, tôi muốn chia sẻ với các bạn viễn cảnh mà tôi tin sẽ dẫn dắt chúng ta trong những thập kỷ tới.
Thứ nhất, chúng ta hãy hợp tác để tạo cơ hội và thịnh vượng thực sự cho người dân hai nước. Chúng ta biết những yếu tố mang tới thành công về kinh tế trong thế kỷ thứ XXI. Trong nền kinh tế toàn cầu của chúng ta, đầu tư và thương mại đổ đến bất cứ nơi nào có chế độ pháp quyền, bởi vì không ai muốn bắt đầu công việc kinh doanh mà phải đưa hối lộ. Không ai muốn bán hàng hoặc tới trường nếu họ không biết mình sẽ được đối xử như thế nào. Trong những nền kinh tế dựa trên tri thức, việc làm sẽ tới những nơi mà người dân có quyền tự do suy nghĩ, tự do trao đổi ý kiến và sáng tạo. Và những quan hệ đối tác kinh tế thực sự không chỉ là quốc gia này khai thác tài nguyên của một quốc gia khác, mà là đầu tư vào nguồn lực lớn nhất của chúng ta, đó là người dân của chúng ta, các kỹ năng và tài năng của họ, dù các bạn sống ở một thành phố lớn hay nông thôn thì cũng thế. Và đấy là quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ đề nghị.
Như tôi đã công bố hôm qua, Tổ Chức Hòa Bình lần đầu tiên sẽ tới Việt Nam, tập trung vào việc dạy tiếng Anh. Một thế hệ sau khi thanh niên Hoa Kỳ đến đây để chiến đấu, một thế hệ người Mỹ mới sẽ đến đây để dạy học và xây dụng và làm cho tình bạn giữa chúng ta ngày càng sâu sắc hơn. Một số công ty công nghệ và học viện hàng đầu của Hoa Kỳ sẽ hợp tác với các trường đại học của Việt Nam để tăng cường đào tạo trong các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán và y học. Bởi vì ngay cả khi chúng tôi tiếp tục đón nhận thêm nhiều sinh viên Việt Nam tới Hoa Kỳ, chúng tôi cũng tin rằng thanh niên xứng đáng được hưởng một nền giáo dục đẳng cấp thế giới ngay tại Việt Nam.
Đó là một trong những lý do chúng tôi rất vui mừng báo tin vào mùa thu này, trường Đại Học Fulbright Việt Nam sẽ mở cửa tại thành phố Hồ Chí Minh – trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của quốc gia này – đấy là nơi tự do học thuật được thể hiện một cách trọn vẹn và học bổng cho những người có nhu cầu. Sinh viên, học giả, các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách công, quản trị và kinh doanh; vào kỹ thuật và khoa học điện toán; và văn học nghệ thuật – tất cả mọi thứ, từ thơ Nguyễn Du, cho đến triết lý của Phan Chu Trinh, cho đến toán học của Ngô Bảo Châu.
Và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành với thanh niên và doanh nhân, vì chúng tôi tin rằng chỉ cần các bạn tích lũy được kỹ năng và công nghệ và số vốn cần thiết, thì không gì có thể cản trở được các bạn – và điều đó tất nhiên bao gồm cả những người phụ nữ Việt Nam tài năng nữa. Chúng tôi cho rằng bình đẳng giới là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Hai Bà Trưng đến nay, những người phụ nữ mạnh mẽ, tự tin đã luôn giúp đưa đất nước Việt Nam tiến lên. Bằng chứng thật rõ ràng – tôi nói điều này ở bất cứ nơi nào tôi đến trên khắp thế giới – gia đình, cộng đồng và đất nước thịnh vương hơn khi các bé gái và phụ nữ có cơ hội bình đẳng để thành công ở trường học và tại nơi làm việc và trong chính quyền. Điều đó đúng ở mọi nơi, và điều đó đúng ngay tại Việt Nam.
Với Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc nhằm mở rộng tất cả tiềm năng của nền kinh của các bạn. Ở Việt Nam, TPP sẽ tạo điều kiên cho các bạn bán thêm nhiều sản phẩm của mình ra thế giới và sẽ thu hút thêm nhiều khoản đầu tư mới. TPP sẽ đòi hỏi những cải cách nhằm bảo vệ công nhân và chế độ pháp quyền và sở hữu trí tuệ. Và Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ khi Việt Nam thực thi đầy đủ các cam kết của mình. Tôi muốn các bạn biết rằng, trên cương vị Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP bởi vì các bạn cũng sẽ có thể mua thêm hàng hóa của chúng tôi, “Made in America.”
Hơn nữa, tôi ủng hộ TPP vì những lợi ích chiến lược quan trọng của nó. Việt Nam sẽ bớt lệ thuộc vào bất cứ một đối tác thương mại nào và được hưởng những mối quan hệ rộng rãi hơn với nhiều đối tác hơn, trong đó có Hoa Kỳ. Và TPP sẽ củng cố sự hợp tác trong khu vực. Nó sẽ giúp giải quyết bất bình đẳng về kinh tế và sẽ thúc đẩy nhân quyền, với mức lương cao hơn và điều kiện làm việc an toàn hơn. Lần đầu tiên ngay tại Việt Nam, quyền thành lập nghiệp đoàn lao động độc lập và những điều khoản cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Và nó có những điều khoản bảo vệ môi trường mạnh mẽ nhất và những tiêu chuẩn chống tham nhũng mạnh mẽ nhất trong tất cả các thỏa thuận thương mại trong lịch sử.
Đó là tương lai mà TPP hứa hẹn cho tất cả chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta – Hoa Kỳ, Việt Nam, và những nước ký kết khác – sẽ phải tuân thủ những luật lệ mà chúng ta đã cùng nhau lập ra. Đó là tương lai cho tất cả chúng ta. Do đó, giờ đây chúng ta phải hoàn tất nó – vì sự thịnh vượng kinh tế của chúng ta và vì an ninh quốc gia của chúng ta.
Điều này đưa tôi đến lĩnh vực thứ hai mà chúng ta có thể hợp tác, và đó là bảo đảm an ninh chung của chúng ta. Với chuyến thăm này, chúng ta đã đồng ý nâng hợp tác về an ninh lên tầng cao mới và xây dựng thêm niềm tin giữa hai quân đội. Chúng tôi sẽ tiếp tục huấn luyện và cung cấp thiết bị cho lực lượng Tuần Duyên của các bạn để củng cố khả năng hàng hải của Việt Nam. Chúng tôi sẽ cộng tác để gửi viện trợ nhân đạo khi xảy ra thảm họa. Với tuyên bố mà tôi đưa ra ngày hôm qua về việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí quốc phòng, Việt Nam sẽ tiếp cận rộng rãi hơn với thiết bị quân sự mà các bạn cần để bảo đảm an ninh của mình. Và Hoa Kỳ đang thể hiện lời cam kết về việc bình thường hoá hoàn toàn quan hệ với Việt Nam.
Nói rộng ra, thế kỷ thứ XX đã dạy cho tất cả chúng ta – trong đó có Hoa Kỳ và Việt Nam – rằng trật tự quốc tế, nền tảng an ninh chung của chúng ta, có những luật lệ và tiêu chuẩn nhất định. Mọi quốc gia đều có chủ quyền, không phân biệt nước lớn hay nước nhỏ, chủ quyền của mỗi quốc gia phải được tôn trọng, và không ai được xâm phạm lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào. Nước lớn không được bắt nạt nước nhỏ. Và mọi tranh chấp phải được giải quyết một cách hoà bình. Và các thiết chế khu vực, như ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á (East Asia Summit), phải tiếp tục được củng cố. Đấy là niềm tin của tôi. Đấy là niềm tin của Hoa Kỳ. Đó là quan hệ đối tác mà nước Mỹ đề nghị với khu vực này. Tôi mong sẽ thúc đẩy tinh thần tôn trọng và hoà giải này trong thời gian tới, trong năm nay, khi tôi trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Lào.
Ở Biển Đông, Hoa Kỳ không phải là người tham gia trong các cuộc tranh chấp hiện nay. Nhưng chúng tôi sẽ sát cánh cùng các đối tác trong việc đề cao những nguyên tắc cốt lõi, như tự do hàng hải và hàng không, và thương mại hợp pháp không bị ngăn trở, và giải quyết tranh chấp một cách hoà bình, thông qua các phương tiện pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong khi tiến về phía trước, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, đi lại bằng tầu thủy và hoạt động ở tất cả những nơi mà luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi sẽ ủng hộ quyền của tất cả các nước trong khi họ làm như thế.
Ngay cả khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong những lĩnh vực mà tôi vừa nói, quan hệ đối tác của chúng ta bao gồm yếu tố thứ ba – giải quyết các lĩnh vực mà chính phủ của chúng ta không đồng ý, trong đó có nhân quyền. Tôi nói điều này không phải để nhắm vào một mình Việt Nam. Không quốc gia nào hoàn hảo. Sau hai thế kỷ, Hoa Kỳ vẫn phải nỗ lực để sống theo những lý tưởng có từ thời lập quốc. Chúng tôi vẫn phải giải quyết những khiếm khuyết của mình – quá nhiều tiền trong nền chính trị, và bất bình đẳng kinh tế gia tăng, thiên vị chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự, cùng làm một việc, phụ nữ vẫn không được trả lương như nam giới. Chúng tôi vẫn có những vấn đề. Và tôi cam đoan với các bạn là chúng tôi cũng bị chỉ trích. Tôi nghe chỉ trích mỗi ngày. Nhưng sự xét nét đó, cuộc tranh luận công khai đó, đối mặt với sự không hoàn hảo của chính mình, và cho phép mọi người có quyền nêu ý kiến đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn và thịnh vượng hơn và công bằng hơn.
Trước đây tôi đã từng nói – Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt hình thức chính quyền của mình cho Việt Nam. Tôi tin rằng những quyền mà tôi nói đến không phải là những giá trị của Mỹ; tôi nghĩ đấy là giá trị phổ quát, được ghi trong Tuyên Ngôn Phổ Quát Về Nhân Quyền. Chúng cũng được ghi trong hiến pháp Việt Nam, trong đó rằng “mọi công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội và quyền biểu tình.” Đó là trong hiếp pháp Việt Nam. Do đó, thật vậy, đây là vấn đề về tất cả chúng ta, mỗi quốc gia, cố gắng áp dụng nhất quán những nguyên tắc này, để bảo đảm rằng chúng ta – những người trong chính phủ – đang trung thành với những lý tưởng này.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt Nam đã cam kết làm cho luật lệ phù hợp với hiến pháp mới và với các tiêu chuẩn quốc tế. Theo một số đạo luật được thông qua gần đây, chính phủ sẽ tiết lộ về nhiều hơn về ngân sách và công chúng sẽ có quyền tiếp cận với nhiều thông tin hơn. Và, như tôi đã nói, Việt Nam đã cam kết cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Vì vậy, tất cả đều là những bước đi tích cực. Và rốt cuộc, tương lai của Việt Nam sẽ do người dân Việt Nam quyết định. Mỗi nước sẽ vạch ra con đường của riêng mình, và hai nước chúng ta có truyền thống khác nhau, có hệ thống chính trị khác nhau và nền văn hóa khác nhau. Nhưng trong tư cách một người bạn của Việt Nam, cho phép tôi chia sẻ quan điểm của tôi – tại sao tôi tin rằng các quốc gia sẽ thành công hơn khi các quyền phổ quát được tôn trọng.
Khi có tự do diễn đạt và tự do ngôn luận, và khi mọi người có thể chia sẻ ý tưởng và truy cập Internet và truyền thông xã hội không hạn chế, điều đó cung cấp nhiên liệu cho quá trình đổi mới mà các nền kinh tế cần để phát triển. Đó là nơi những ý tưởng mới phát sinh. Đó là cách một Facebook bắt đầu. Đó là cách mà một số công ty tuyệt vời nhất của chúng tôi bắt đầu – vì một người nào đó đã có một ý tưởng mới. Ý tưởng khác hẳn. Và họ có thể chia sẻ. Khi có tự do báo chí – khi các nhà báo và blogger có thể soi rọi ánh sáng vào bất công hay lạm quyền – điều đó khiến các viên chức có trách nhiệm giải trình và xây dựng niềm tin nơi công chúng rằng hệ thống đang hoạt động. Khi các ứng cử viên có thể tranh cử và tự do vận động, và các cử tri có thể chọn người lãnh đạo của mình trong những cuộc bầu cử tự do và công bằng, điều đó làm cho đất nước ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được tính đến và sự thay đổi ôn hòa là khả dĩ. Và nó đưa những người mới vào hệ thống.
Khi có tự do tôn giáo, điều này không chỉ cho phép mọi người thể hiện đầy đủ tình yêu thương và lòng từ bi vốn là trọng tâm của tất cả các tôn giáo lớn, mà còn cho phép các nhóm tôn giáo phục vụ cộng đồng của mình thông qua các trường học và bệnh viện, và chăm sóc người nghèo và người dễ bị tổn thương. Và khi có tự do hội họp – khi người dân được tự do thành lập tổ chức trong xã hội dân sự – thì đất nước có thể giải quyết tốt hơn những thách thức mà chính quyền đôi khi không thể tự giải quyết được. Vì vậy, quan điểm của tôi là việc duy trì các quyền này không phải là một mối đe dọa đối với ổn định, mà trên thực tế, là củng cố ổn định và là nền tảng của tiến bộ.
Nói cho cùng, chính vì khát vọng có được những quyền này mà mọi người trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, có được nguồn cảm hứng để lật đổ chủ nghĩa thực dân. Và tôi tin rằng việc duy trì những quyền này là biểu hiện đầy đủ nhất của nền độc lập mà rất nhiều quốc gia trân trọng, kể cả tại đây, một quốc gia tự tuyên bố là “của Dân, do Dân và vì Dân.”
Việt Nam sẽ làm khác Hoa Kỳ. Và mỗi nước chúng ta sẽ làm khác với nhiều nước khác trên thế giới này. Nhưng, có những nguyên tắc căn bản mà tôi nghĩ tất cả chúng ta đều cố gắng hoàn thiện và cải tiến. Và tôi nói điều này như một người sắp rời nhiệm sở, cho nên giờ đây tôi có gần tám năm để suy ngẫm về cách thức hoạt động và tương tác của hệ thống của chúng tôi với các nước khác trên khắp thế giới, trong khi họ cũng liên tục cố gắng để cải tiến hệ thống của mình.
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng quan hệ đối tác của chúng ta có thể đáp ứng được những thách thức toàn cầu mà không một nước nào có thể tự giải quyết được. Nếu chúng ta muốn bảo đảm được sức khỏe của người dân chúng ta và vẻ đẹp của hành tinh này, thì phát triển phải là bền vững. Những kỳ quan thiên nhiên như Vịnh Hạ Long hay Hang Sơn Đoòng phải được bảo tồn cho con cháu chúng ta. Nước biển dâng lên đe dọa bờ biển và sông ngòi mà rất nhiều người Việt Nam dựa vào. Và vì vậy, như là đối tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chúng ta cần thực hiện những cam kết mà chúng ta đã đưa ra ở Paris, chúng ta cần giúp nông dân và làng xóm và những người sống bằng ngư nghiệp, để họ có thể thích nghi và đưa thêm năng lượng sạch đến những nơi như đồng bằng sông Mekong – một vựa lúa của thế giới mà chúng cần để nuôi dưỡng những thế hệ tương lai.
Và chúng ta có thể cứu được biết bao sinh mạng bên ngoài biên giới của mình. Bằng cách giúp những nước khác củng cố hệ thống y tế của họ, ví dụ như thế, chúng ta có thể ngăn chặn những vụ bùng phát bệnh tật, để chúng không trở thành nạn dịch đe dọa tất cả chúng ta. Và trong khi Việt Nam cam kết thêm nữa với Liên Hiệp Quốc về việc gìn giữ hòa bình, Hoa Kỳ tự hào vì giúp huấn luyện lực lượng gìn giữ hòa bình của các bạn. Và đó thật là một điều đáng ghi nhận – hai nước chúng ta từng đánh nhau nhưng giờ đây sát cánh bên nhau để giúp đỡ những nước khác cùng đạt được hòa bình. Như thế, ngoài quan hệ song phương, mối quan hệ đối tác của chúng ta cũng tạo điều kiện cho chúng ta giúp định hình môi trường quốc tế bằng những biện pháp tích cực.
Tuy vậy, việc hiện thực hóa hoàn toàn viễn cảnh tôi vừa mô tả hôm nay sẽ không xảy ra ngay lập tức, và nó cũng không phải là tất yếu. Sẽ có những vấp váp và những bước lùi trên đường đi. Sẽ có những lúc hiểu lầm. Cần phải có những nỗ lực bền bỉ và đối thoại chân thành để hai bên đều tiếp tục thay đổi. Nhưng khi xét lại toàn bộ lịch sử và những trở ngại mà chúng ta đã vượt qua, hôm nay, đứng trước các bạn tôi rất lạc quan về tương lai chung của chúng ta. Và, bao giờ cũng thế, niềm tin của tôi ăn sâu bén rễ vào tình bạn và những khát vọng chung của hai dân tộc chúng ta.
Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ và Việt đã từng vượt qua một đại dương mênh mông – một số người đang đoàn tụ với gia đình lần đầu tiên sau nhiều thập niên – và những người, như Trịnh Công Sơn đã nói trong ca khúc của mình, nối vòng tay lớn, và đang mở rộng lòng mình và nhìn thấy tình người của chúng ta trong nhau.
Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ gốc Việt đã thành công trong mọi lãnh vực – bác sĩ, nhà báo, quan tòa, quan chức. Một người trong số họ, được sinh ra ở đây, đã viết cho tôi một lá thư nói rằng, nhờ “Ơn Thượng Đế, tôi đã sống được Giấc Mơ Mỹ… Tôi rất tự hào là một người Mỹ nhưng cũng rất tự hào là một người Việt.” Và hôm nay, ông ấy đang ở đây, trở về quê hương nơi sinh của ông, bởi vì, theo ông nói, hoài bão của ông là “cải thiện đời sống của mỗi người Việt Nam”.
Tôi nghĩ đến một thế hệ người Việt mới – rất nhiều người trong các bạn, rất nhiều người trong những người trẻ đang ở đây – những người sẵn sàng tạo dấu ấn của mình trên thế gian này. Và tôi muốn nói với tất cả những thanh niên đang lắng nghe: Tài năng của các bạn, nghị lực của các bạn, những giấc mơ của các bạn – chính là trong những thứ đó, Việt Nam có tất cả những điều mà đất nước này cần để trở thành phồn vinh. Các bạn nắm trong tay vận mệnh của mình. Đây là thời khắc của các bạn. Và trong khi các bạn theo đuổi tương lai mà các bạn mong muốn, tôi muốn các bạn biết rằng Hoa Kỳ sẽ ở ngay bên cạnh các bạn như một đối tác và một người bạn.
Và sau đây nhiều năm, khi có thêm nhiều người Việt và Mỹ hơn nữa cùng nhau học hỏi; cùng nhau sáng tạo và kinh doanh; cùng nhau bảo vệ an ninh của chúng ta; và cùng nhau thúc đẩy nhân quyền và bảo vệ hành tinh của chúng ta – tôi hy vọng các bạn sẽ nhớ lại thời điểm này và tìm thấy hy vọng từ viễn cảnh mà tôi gửi gắm hôm nay. Hay là, liệu tôi có thể nói một cách khác – bằng những lời mà các bạn đã biết rõ từ Truyện Kiều – “Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi.”
Cám ơn các bạn. Cám ơn các bạn rất nhiều. Cám ơn, Việt Nam. Cám ơn.
Nguồn: https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2016/05/24/remarks-president-obama-address-people-vietnam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)