Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

[Tại sao chính phủ không nên in thêm tiền?]


Giới thiệu
Việt Nam đang trên bờ vỡ nợ, nghĩa là không có đủ tiền để trả nợ. Chính phủ có 4 giải pháp: 1) tăng thuế phí 2) vay thêm 3) cắt giảm ngân sách và 4) in tiền.

Cách in tiền là phương pháp thông dụng nhất, vì đó là cách âm thầm nhất. Chính phủ Việt Nam hiện tại đang in tiền để trả cho ngân sách, kết quả là giá tiêu dùng ở Việt Nam đang tăng rất cao, ước tính thật sự là trên 10%. Điều này đồng nghĩa với việc người dân phải đi làm nhiều hơn để trang trải cho cuộc sống. Họ thường đổ lỗi cho việc tăng giá lên lòng tham của người kinh doanh, nhưng ít ai biết rằng họ đang bị chính phủ ăn cắp mồ hôi nước mắt của mình qua cách in tiền (lạm phát).

Sau đây là bài viết giải thích vì sao chính phủ không nên in thêm tiền.

---------------
Vì sao lại có tiền?

Chính phủ có thể in tiền, vậy thì tại sao nó không in thêm ra và đem đi cho? Tất nhiên, điều này sẽ giảm sự nghèo đói và kích thích nền kinh tế?

Các nền kinh tế hiện đại sử dụng tiền nhiều đến độ nhiều khi chúng ta đã quên đi tiền là gì. Vậy thì hãy trở lại, suy ngẫm và tìm hiểu tiền được phát minh ra để làm gì.

Trước sự phát minh của đồng tiền, con người đã trao đổi những thứ họ sản xuất để lấy những thứ người khác sản xuất. Chúng ta gọi đó là ''cuộc trao đổi" trực tiếp, một món hàng cho một món hàng. Phương pháp này rất bất tiện, bởi vì bạn phải tìm một người nào đó không chỉ có những thứ bạn muốn mà còn phải muốn những thứ bạn có. Các nhà kinh tế học gọi vấn đề này là ''vấn đề của sự trùng hợp nhu cầu.''

Một vấn đề khác nữa với phương pháp trao đổi trực tiếp là nó trở nên rất khó để tích lũy (tiết kiệm) những thứ bạn đã sản xuất một cách lâu dài. Người Hang Động sẽ không thể nào tích lũy thu nhập của mình để trả tiền học phí đại học được. Không chỉ vì đại học thời đó không tồn tại, mà vì bốn năm học phí có giá đến 40,000 con gà. Khi các con gà thay phiên đẻ trứng, anh ta sẽ để nó vào chuồng, tích lũy cho sau này. Thời gian dần trôi qua, anh ta càng để nhiều trứng gà và con gà vào chuồng. Nhưng thời gian dần trôi qua thì những con gà đó dần chết đi.

Người Hang Động đó không thể nào tiết kiệm đủ thu nhập để trả học phí đại học được bởi vì mấy con gà của anh ta sống không đủ lâu để cho phép anh ta tích lũy đủ số lượng. Các nhà kinh tế học gọi trường hợp này là ''vấn đề giữ gìn giá trị."

Tiền giải quyết hai vấn đề: 1) ''vấn đề của sự trùng hợp nhu cầu.'' và 2) ''vấn đề giữ gìn giá trị."

---------------
Tiền là gì?

Tiền đơn giản chỉ là một tờ giấy ghi nợ "tôi nợ bạn'' mà con người có thể giữ và dùng để trao đổi với nhau một cách dễ dàng hơn so với phương pháp trao đổi hàng hóa trực tiếp với nhau. Với tiền, bất cứ một người nào cũng có thể trao đổi với một người khác, mà không cần biết người đó sản xuất cái gì. Vì sao? Bởi vì bây giờ người A phải muốn những gì người B có, nhưng người B không cần phải muốn những gì người A có. Anh ta có thể dùng tiền để mua những thứ anh ta muốn từ người khác, người C. Cả hai người đều có thể giao dịch làm ăn với nhau mà không bị giới hạn hoặc rào cản.

Tiền cũng giải quyết vấn đề giữ gìn giá trị. Người Hang Động kia có thể nuôi và bán những con gà và tích lũy thu nhập của anh ta, bây giờ là tiền, ở dưới một cục đá, hoặc ở đâu đó an toàn. Anh ta bây giờ có thể tiếp tục làm như vậy bao lâu cũng được bởi vì số tiền đó sẽ không bị mất đi hoặc chết như mấy con gà kia. Khi anh ta đã tích lũy đủ tiền, anh ta có thể mua những thứ đắc tiền.

---------------
Tiền không phải là sự thịnh vượng

Bây giờ chúng ta đã biết và nhớ nguyên nhân vì sao chúng ta lại phát minh ra tiền, thì bây giờ chúng ta có thể hiểu rõ vì sao in tiền không làm chúng ta giàu có hơn. Tiền có giá trị vì con người sẽ đưa bạn những hàng hóa và dịch vụ để đổi lấy tiền. Giá trị của tiền đến từ giá trị của hàng hóa và dịch vụ.

Việc in thêm tiền không sản xuất ra thêm hàng hóa và dịch vụ. Nói đơn giản, nó chỉ lan tràn giá trị của hàng hóa và dịch vụ xung quanh số lượng tiền tồn tại trong nền kinh tế. Kết quả là hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng giá, vì số lượng tiền trong nền kinh tế tăng, còn số lượng hàng hóa thì không.

Trường hợp này, khi tất cả hàng hóa va dịch vụ tăng giá, chúng ta gọi là lạm phát. Nghĩa là mức giá bình quân là số lượng tiền chia cho số lượng hàng hóa và dịch vụ.

---------------
Mức giá bình quân = (số lượng tiền) / (số lượng hàng hóa và dịch vụ)

Kết quả của việc tăng số lượng tiền là giá hàng hóa sẽ tăng theo. Nếu tăng số lượng tiền lên gấp đôi, thì giá hàng hóa cũng tăng lên gấp đôi. Nếu mọi người có gấp đôi số tiền nhưng mọi thứ tăng giá gấp đôi, thì mọi người không giàu có hơn. Con người trở nên khá giả hơn bởi vì sự thịnh vượng không đến từ tiền, mà đến từ hàng hóa và dịch vụ tiền có thể trao đổi để lấy.

Tiền không phải là sự thịnh vượng, hàng hóa và dịch vụ mới là sự thịnh vượng.

---------------
Tác giả: Antony Davies, Why Not Print More Money?, Learn Liberty
nguồn: https://www.facebook.com/video.php?v=752687211531462
Dịch giả: Ku Búa #cafekubua

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét