Giới thiệu
Bạn có hiểu hệ thống Đại Cử Tri Đoàn (Electoral College) của Hoa Kỳ là gì không? Hay cách nó hoạt động như thế nào? Hoặc tại sao Hoa Kỳ lại dùng nó để bầu Tổng Thống thay vì dùng số phiếu chiếm đa số? Nhà văn, luật sư và một chuyên gia về hệ thống Đại Cử Tri Đoàn Tara Ross rất am hiểu nó, và cô ấy giải thích rằng việc hiểu được hệ thống Đại Cử Tri Đoàn cũng là việc am hiểu về hệ thống dân chủ của Hoa Kỳ.
----------
Đại Cử Tri Đoàn là gì?
Tôi muốn nói với bạn về hệ thống Đại Cử Tri Đoàn và tại sao nó lại quan trọng. Được rồi, tôi biết đây không phải là một trong những chủ đề hấp dẫn nhất, nhưng, hãy nghe tôi bởi vì, tôi cam kết với bạn, nó sẽ là một trong những chủ đề quan trọng nhất.
Để giải thích vì sao Hoa Kỳ lại sử dụng hệ thống này yêu cầu chúng ta phải xem xét lại bài học công dân.
Tổng Thống và Phó Tổng Thống của Hoa Kỳ không được bầu chọn qua một cuộc bầu cử phổ thông (đại đa số thắng) toàn quốc của người dân Hoa Kỳ, thay vào đó, họ được bầu bởi 538 Đại Cử Tri. Quá trình này được viết rõ trong Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Vậy thì tại sao các Nhà Sáng Lập Hoa Kỳ lại không làm quá trình bầu cử dễ dàng và để cho ứng cử viên Tổng Thống với số phiếu bình chọn nhiều nhất chiến thắng? Tại sao họ lại tạo ra, và tại sao chúng ta lại tiếp tục cần, hệ thống bầu cử qua Đại Cử Tri Đoàn?
Câu trả lời rất quan trọng để hiểu không chỉ về Đại Cử Tri Đoàn, mà còn cả Hoa Kỳ.
---------
Dân chủ là sự độc tài của số đông
Các Nhà Sáng Lập hoàn toàn không có một ý định để tạo ra một nền dân chủ của đa số. Họ đã biết từ việc nghiên cứu lịch sử một bài học đại đa số chúng ta ngày hôm nay chưa bao giờ học, các nền dân chủ thật sự không hoạt động và tồn tại lâu dài được. Họ tan rã.
Nền dân chủ được diễn tả như hai con soi và một con cừu bầu chọn ai sẽ là buổi ăn tối. Trong một nền dân chủ thuần túy, số đông có thể độc tài hóa các thành phần còn lại của một đất nước. Các Nhà Sáng Lập đã muốn điều tương tự không xảy ra ở Hoa Kỳ.
Đó là tại sao chúng ta có ba nhánh của chính phủ - Hành Pháp, Quốc Hội và Tòa Án. Đó là tại sao mỗi tiểu bang có hai Thượng Nghị Sĩ cho dù dân số của họ là gì và số lượng đại biểu quốc hội khác nhau dựa trên dân số của mỗi tiểu bang. Đó là tại sao việc thay đổi Hiến Pháp yêu cầu sự ủng hộ của ba phần tư số tiểu bang ở Hoa Kỳ.
Và, đó là lý do vì sao chúng ta có hệ thống Đại Cử Tri Đoàn.
----------
Hệ thống Đại Cử Tri Đoàn hoạt động như sau
Cuộc bầu cử Tổng Thống được diễn ra trong hai giai đoạn. Giai đoạn một là hoàn toàn dân chủ. Chúng ta tổ chức 51 cuộc bầu cử trong những năm bầu cử Tổng Thống: một cuộc ở mỗi tiểu bang và một cuộc ở thủ đô Washington D.C.
Vào ngày bầu cử năm 2012, bạn có thể nghĩ rằng bạn đã bầu cho Barack Obama hoặc Mitt Romney, nhưng sự thật là bạn đã bầu cho một danh sách Đại Cử Tri Tổng Thống. Ở bang Rhode Island, để ví dụ, nếu bạn đã bầu cho Barack Obama, bạn đã bầu cho bốn Đại Cử Tri Dân Chủ của tiểu bang đó. Nếu bạn đã bầu cho Mitt Romney bạn đã bầu cho Đại Cử Tri Cộng Hòa của tiểu bang đó.
Giai đoạn hai của cuộc bầu cử Tổng Thống được tổ chức vào tháng 12. Và chính cuộc bầu cử tháng 12 này trong số 538 Đại Cử Tri Đoàn, chứ không phải cuộc bầu cử vào tháng 11, mới chính là cuộc bầu cử chọn chính thức ai là người sẽ trở thành Tổng Thống tiếp theo. Người chiến thắng cần phải có ít nhất 270 Đại Cử Tri trong số 538.
----------
Vì sao lại như vậy?
Tại sao đây lại là một điều quan trọng?
Bởi vì hệ thống này khuyến khích sự kết hợp liên minh và vận động trên toàn quốc. Để chiến thắng, một ứng cử viên phải có được sự ủng hộ từ nhiều thành phần, từ nhiều vùng khác nhau trên cả nước. Chỉ chiến thắng ở miền Nam hoặc Trung-Tây thôi thì chưa đủ. Bạn không thể lấy được 270 Đại Cử Tri nếu chỉ một vùng của cả nước ủng hộ bạn.
Nhưng nếu chiến thắng chỉ là việc lấy nhiều số phiếu bầu nhất, một ứng cử viên chỉ cần tập trung tất cả công sức của mình ở các thành phố lớn nhất hoặc các tiểu bang lớn nhất. Vậy thì tại sao ứng cử viên đó lại phải quan tâm đến những người dân ở bang West Virginia, Iowa hay là Montana suy nghĩ gì?
Nhưng, bạn có thể sẽ hỏi, "vậy cuộc bầu cử chỉ thật sự quyết định ở những tiểu bang tranh chấp ngang ngửa thôi đúng không?"
Thật ra là không. Nếu không có gì thay đổi, những tiểu bang tranh chấp luôn luôn thay đổi. Bang California đã bầu cho Đảng Cộng Hòa vào năm 1988. Bang Texas đã từng là bang thiên Đảng Dân Chủ. Kể cả bang New Hampshire hay Virginia đều không từng là bang tranh chấp.
Đa số người nghĩ rằng George W. Bush đã thắng ở cuộc tranh cử năm 2000 bởi vì ông ta đã thắng ở bang Florida. Đúng, cũng có thể cho là vậy. Nhưng thật ra ông ta đã thắng cuộc tranh cử ấy bởi vì ông ta đã giành được Đại Cử Tri của bang West Virginia, một bang thiên về Đảng Dân Chủ. Bốn Đại Cử Tri đã quyết định cuộc tranh cử đó.
Không có một đảng chính trị nào có thể làm ngơ bất cứ một tiểu bang nào quá lâu mà không chịu những hậu quả. Tất cả các tiểu bang và tất cả những người đi bầu ở mọi tiểu bang đều quan trọng.
----------
Ngăn ngừa gian lận
Hệ thống Đại Cử Tri Đoàn cũng làm cho việc gian lận bầu cử trở nên khó khăn. Các phiếu bầu gian lận đó phải được gian lận ở những tiểu bang cần thiết mới có thể thay đổi được kết quả của Đại Cử Tri Đoàn. Vì có quá nhiều tiểu bang với kết quả bầu cử bất ngờ, tranh chấp, nên việc dự đoán tiểu bang nào cần thiết để gian lận là một điều vô cùng khó khăn.
Nhưng nếu không có Đại Cử Tri Đoàn, bất cứ một phiếu bầu nào bị ăn cắp ở trong bất cứ khu vực nào trong nước đều có thể ảnh hưởng kết kết quả cuộc bầu cử -- cho dù nếu phiếu bầu đó bị ăn cắp ở tiểu bang thiên Đảng Dân Chủ như California hay ở một vùng thiên Đảng Cộng Hòa như của bang Texas.
----------
Sự khác biệt của Hoa Kỳ
Hệ thống Đại Cử Tri Đoàn là một phương pháp thông minh để lựa chọn một Tổng Thống cho một nền cộng hòa đa dạng và vĩ đại như Hoa Kỳ. Nó bảo vệ đất nước từ sự độc tài của số đông, nó khuyến khích sự liên minh và ngăn chặn gian lận trong bầu cử. Các Nhà Sáng Lập của chúng ta rất tự hào về điều này. Chúng ta cũng nên như vậy.
Hoa Kỳ không phải là một nước dân chủ, vì số đông không hoàn toàn chiến thắng. Đó là sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới.
Tôi là Tara Ross cho Prager University.
-----------
nguồn: https://www.facebook.com/video.php?v=753986554734861
Tác giả: Tara Ross, Do you understand the electoral college?, Prager University
Dịch giả: Ku Búa @ cafekubua.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét