Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Một số bài thơ của nhóm ’’MỞ MIỆNG’’

Nhóm Mở Miệng có nhà xuất bản Giấy Vụn. Họ đã XB được khá nhiều đầu sách…Một trong 3 người chủ trương sáng lập là Bùi Chát đã được Tổ chức tự do XB thế giới IPA – (Ac hen ti na) trao tặng giải nhất năm 2011. Xin giới thiêu cùng các bạn 3 chùm thơ của 2 nhà thơ Nhóm MỞ MIỆNG (Bùi Chát và Lý Đợi) cùng chùm thơ của nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh -’’chưa MỞ MIỆNG’’ !Thơ Bùi Chát
Thói
- Các ông cho chúng tôi được biết sự thật nhé!
- Các ông cho chúng tôi được ngủ với vợ/chồng chúng tôi nhé!
- Các ông cho chúng tôi được thở nhé!
- Các ông cho chúng tôi được bình đẳng trước pháp luật nhé!...
- Các ông cho chúng tôi được suy nghĩ khác với các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được chống tham nhũng nhé!
- Các ông cho chúng tôi được tự do ngôn luận nhé!
- Các ông cho chúng tôi được lập hội vỉa hè nhé!
- Các ông cho chúng tôi được viết bài thơ này nhé!
- Các ông cho chúng tôi được ghét các ông chống đối các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được tự do biểu tình nhé!
- Các ông cho chúng tôi được bầu cử tự do nhé!
- Các ông cho chúng tôi được bảo vệ tổ quốc nhé!
- Các ông cho chúng tôi được học ngoại ngữ nhé!
- Các ông cho chúng tôi được phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa – Trường Sa nhé!
- Các ông cho chúng tôi được giỏi hơn các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được đi chùa đi nhà thờ nhé!
- Các ông cho chúng tôi được đọc bản Tuyên ngôn nhân quyền nhé!
- Các ông cho chúng tôi được sở hữu mảnh đất tổ tiên chúng tôi để lại nhé!
- Các ông cho chúng tôi được tố cáo các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được là người Việt Nam nhé!
- Các ông cho chúng tôi được giữ gìn truyền thống nhé!
- Các ông cho chúng tôi được yêu thêm gia đình bạn bè ngoài các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được xây dựng đất nước nhé!
- Các ông cho chúng tôi được biết diện tích mặt đất và biển đảo của chúng tôi nhé!
- Các ông cho chúng tôi được biết tên của đất nước chúng tôi 20 năm nữa nhé!
- Các ông cho chúng tôi được không theo các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được sống riêng tư không bị dòm ngó nhé!
- Các ông cho chúng tôi được đá đít các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được yêu nước nhé!
- Các ông cho chúng tôi được đi bằng đôi chân của chúng tôi nhé!
- Các ông cho chúng tôi được xuất bản bài thơ này sau khi viết xong nhé!
- Các ông cho chúng tôi được chờ các ông đến bắt nhé!
- Các ông cho chúng tôi được từ chối các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được ước gì chúng tôi chẳng ước điều gì nhé!
- Các ông cho chúng tôi được mưu cầu hạnh phúc và mưu cầu không hạnh phúc nhé!
BC
xxx
Trích từ tập Bài thơ một vần của Bùi ChátAi?
Tôi gặp gỡ những người cộng sản
Những người anh em của chúng tôi
Những người làm chúng tôi mất đi ký ức
Mất đi tiếng nói bản thân
Mất đi những cái thuộc về giá trị
Chúng tôi còn sở hữu duy nhất một điều
Nỗi sợ
Tôi trò chuyện với những người cộng sản
Những người anh em
Những người muốn chăn dắt chúng tôi
Luôn biến chúng tôi thành đồ hộp
Hy vọng chúng tôi đời đời biết ơn
Những người cộng sản
Anh em chúng tôi
Chưa bao giờ thấy họ tự hỏi
Trong ngồi nhà đen đủi này
Ai muốn thừa kế di sản của họ?
*
Không thể khác
Những người anh em
Đã phản bội chúng tôi
Đã ném chúng tôi vào ngục
Đã nhuộm đỏ màu da chúng tôi
Đã hy sinh mạng sống chúng tôi
Cho những giấc mơ ngột hứng của họ
Những người anh em
Vẫn lừa lọc chúng tôi
Vẫn tước đoạt ánh sáng, giọng nói chúng tôi
Vẫn dọa chúng tôi
Bằng súng và thực phẩm
Ngoài sức tưởng tượng của họ
Chúng tôi
Dưới bầu trời đen thẳm
Từng ngày từng ngày
Không lúc nào ngơi nghỉ
Việc nghĩ đến họ

Cầu
Nguyện
-----------------
Thơ LÝ ĐỢI
Khi kẻ thù ta buồn ngủ
………………
Thì chúng ta đã ngủ
Vợ và con gái và bọn đàn bà [nói chung] đang mơ ăn thù đủ*
Đám nhà thơ nghĩ mình nằm trong hũ
Bọn chính khách thì móc đứng mình trong tủ
Bọn công an mắt bị bưng mủ
Tất cả là giấc ngủ
Quên đi chuyện ấp ủ
Nguyên đây chỉ vần… ủ!
Chúng đột kích ta từ phía sau
Mở toang cửa vào vườn rau
Đắp đường làm cầu
Diệt xong bến Văn Lâu
Giành đánh trống chầu
Có trời mới biết nó là gìCó trời mới biết nó là gì…

Thì đó là bản sắc văn hóa Việt Nam
Thì đó là bản sắc văn hóa Việt Nam
Nó giống như một xác chết thối
Giống như một cái gối cũ
Như một vết thương bưng mủ
Được lôi lên từ vũng bùn
Đầy mùi xú ế…
Chứ còn nghi ngờ gì nữa, rõ khổ…
---------------------
Tạ với thung xưa Tôi nắng chiều ùa về gò xưa
Bằng đôi cánh chuồn chuồn
Như chớp vào chiều cánh hoa bằng lăng tím
Tìm bóng em dẻo thơm nước mắt
Bên cái nghèo lấp lánh
Bên cái ngày tôi bỏ chính tôi đi
Tôi là nắng mà không thành sóng nước
Tôi là em mà không tìm ra tiếng gọi
Kỷ niệm ngày xưa đuổi khói lên trời
Vì mong manh nên không đầu không cuối
Vì rong chơi xé áo bọc đường về
Tôi lau mồ hôi gọi tên em dưới sao đêm
Bầu trời ngày xưa còn thẹn thùng tiếng ếch
Sương khói cánh cò đậu trắng trong tôi
Tôi phả hơi vào đám rêu ngày về
Có tiếng lá rơi trong chiều nắng rụng
Tôi cơn nắng ùa về mong vun cao cái tên
Trang thơ thập thò nhánh rẽ Như muốn chở gió chở nước Chở cỏ cây muộn màng hối lỗi Chở gò đồ
----------------- và ’’Chưa MỞ MIỆNG’’Thơ NGUYỄN QUỐC CHÁNH
Phan Thiết Ở đâu tao không biết, nhưng ở đây phải khác Đây là Phan Thiết.
Bây giờ là 7 giờ.
Mặt trời đỏ bừng bừng.
Bây giờ là 7 giờ.
Mặt trời đỏ bừng bừng.
Bây giờ biển lặng.
Bây giờ biển nhiều rong.
Bây giờ biển không đông người tắm,
Chỉ vài người nằm và ngồi khí công.
Một gã xà lỏn, cụt chân, làm trò vĩ nhân
Đang xoay vòng vòng trên cái trụ nổi gân.
(À, hắn rất giống kẻ sống sót từ mấy thế kỷ trước,
Và cũng không khác phế binh của hàng triệu tàu chìm.)
Ở đâu biển cũng mặn, đôi khi đắng, nhưng ở đây, biển tuyệt vời là mùi nước mắm.
Lịch sử của biển tất nhiên, ở đâu cũng là chiến tranh, nhưng ở đây, biển khác hẳn.
Giấc mơ của biển, ở đâu chắc cũng nối liền các đảo với các lục địa mãn kinh.
Nhưng ở đây, giấc mơ của biển, vĩnh viễn là chai nước mắm.
Nên ở đây, chỗ nào cũng, thường xuyên, bốc mùi thum thủm.
Hậu, hậu, nhưng không phải là hậu… Nhìn thẳng: mặt tao trơ.
Nhìn nghiêng: mặt tao lệch.
Nhìn xuống hoặc lên: mặt tao đều bết.
Nhìn nghiêng: mặt tao lệch.
Nhìn xuống hoặc lên: mặt tao đều bết.
Đứng cạnh Miên: tao lộng lẫy vàng.
Đứng cạnh Tây: tao hoang mang xẹp.
Đứng cạnh Tầu: tao khép nép hí.
Kiếp trước: cốt của tao là khỉ.
Kiếp này: cộng đồng của tao là ma.
Kiếp sau: quốc gia của tao là công xã.
Hồi xưa tao xăm mình đánh Tầu.
Bây giờ ông tao nghêu ngao bán đậu hủ.
Hồi đó tao gồng mình chống Tây.
Bây giờ bố tao ngồi vỉa hè sửa giày.
Hồi nãy tao bán mạng chống Mỹ.
Bây giờ vợ tao nôn nao lấy Huê Kỳ.
Đôi khi tao muốn quên: ôi những người khóc lẻ loi một mình!
Đôi khi tao muốn tin: ôi những người khóc lẻ loi một mình!
Đôi khi tao muốn điên: ôi những người khóc lẻ loi một mình!
xxx
Phỉnh
(ưa phỉnh, phỉnh dỗ, phỉnh mũi, phỉnh nịnh, phỉnh phờ, lừa phỉnh, phỉnh gạt)
Để giết chuột, không gì bằng keo diệt chuột của công nghệ sinh học Việt nam.
Để giết bọn văn nghệ, không gì bằng lùa chúng vào Hội nhà văn Việt nam.
Để giết lũ sinh viên, không gì bằng cấp cho chúng bằng tiến sĩ Việt nam.
Để chơi trò ngu dân, không gì bằng làm lãnh tụ tinh thần Việt nam.
Để chơi trò bù nhìn, không gì bằng làm đại biểu quốc hội Việt nam.
Để chơi trò văn hiến, không gì bằng làm công dân thủ đô Việt nam.
Để biết ngày mai ra sao, không gì bằng nghe thầy bói Việt nam.
Để biết quá khứ thế nào, không gì bằng đọc lịch sử Đảng cộng sản Việt nam.
Để biết hiện tại tới đâu, không gì bằng lái xe qua các nẻo đường Việt nam.
Để lấy cảm hứng đồi trụy, không gì bằng nhậu thịt chó vỉa hè Việt nam
Để lấy cảm hứng phản động, không gì bằng ra vào hải quan Việt nam
Để lấy cảm hứng anh hùng, không gì bằng chui xuống địa đạo Việt nam
&
Để hiểu nghĩa của từ phỉnh, không gì bằng làm công dân nước CHXHCN Việt nam.
Nguyễn Quốc Chánh
<a>http://truongchieuchat.blogspot.com/2013/07/mot-so-bai-tho-cua-nhom-mo-mieng.html</a>


Lý Đợi

“Chúng nó nói

Chúng nói

Sông có thể cạn

Núi có thể mòn

Chúng nói

Sông có thể cạn

Núi có thề mòn

Và tôi thấy chúng làm:

Chúng đuổi người đi đường

Chúng không cho người dân cất tiếng nói

Chúng bao vây và trấn áp người biểu tình chống xâm lăng

Chúng cho người trà trộn vào đám đông biểu tình để phá thối, gây chia rẽ

Chúng bảo chúng ta bị xúi giục

Chúng coi thường sự hiểu biết của nhân dân

Chúng bảo mất Hoàng Sa – Trường Sa không phải lo.

Hãy về nhà ngủ và tin vào Cộng sản và nhà nước.

(Tin chúng mày để hôm nay thấy Sài Gòn & Hà Nội đầy một lũ tay sai Bắc Kinh à?)

Chúng vu khống những người yêu nước là phản động

Chúng muốn chúng ta vĩnh viễn là nô lệ

Chúng đã lăng mạ lòng tự trọng dân tộc

Chúng đã phỉ nhổ vào lịch sử

Chúng đã đập bàn thờ tổ quốc

Chúng đã ném cứt vào xương máu những người đã chết cho quê hương

Chúng tóm cổ các nhà báo tự do

Chúng đe doạ, đánh đập văn nghệ sĩ

Chúng khủng bố các nhà trí thức

Chúng theo dõi điện thoại, email

Chúng hiếp dâm nhân quyền…A

Và chúng nói tiếp, sau khi làm: “song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.” 
nguồn : http://zorbatran.blogspot.com/2013/07/song-co-can-nui-co-mon-song-chan-ly-ay_27.html

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

TUYÊN BỐ NGÀY 4/9/1958 CỦA CP TRUNG QUỐC VỀ LÃNH HẢI & CÔNG HÀM CỦA CP VNDCCH..

DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People’s Congress on 4th September, 1958)

The People’s Republic of China hereby announces:
(1) This width of the territorial sea of the People’s Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People’s Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
(2) The straight lines linking each basic point at the mainland’s coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China’s territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China’s inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China’s inland sea islands.
(3) Without the permit of the government of the People’s Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China’s territorial sea and the sky above the territorial sea.
Any foreign vessel sailing in China’s territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People’s Republic of China.
(4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People’s Republic of China’s territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People’s Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China’s internal affairs which should not be interfered by any foreign country.
Trích từ nguồn: http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải
(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC
Sáng ngày 21.9.1958, đồng chí Nguyễn-Khang, Đại sứ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tại Trung-quốc, đã gặp đồng chí Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa và đã chuyển bức công hàm sau đây của Chính phủ ta:
Thưa đồng chí Chu Ân-lai,
Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa,
Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.
Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính phủ
nước Việt-nam dân chủ cộng hòa  Nguồn: http://bshuy1969.blogspot.com/2011/07/tuyen-bo-ngay-491958-cua-cp-trung-quoc.html

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Lời giới thiệu sách : Các bản hiến pháp làm nên lịch sử

Các bản hiến pháp ở mỗi quốc gia tiến bộ đều được coi là những sản phẩm đỉnh cao của trí tuệ và văn minh. Đó đều là thành quả của những cuộc đấu tranh lâu dài cho độc lập tự do bình đẳng và bác ái. Tuyển tập hiến pháp này được coi là một cuốn cẩm nang cho thời kỳ lập hiến tại các quốc gia châu Âu.Nó là cũng là một nền tảng cho những cuộc tranh luận chính xung quanh việc thông qua các bản hiến pháp lâu dài ở những quốc gia văn minh. Và việc tuyển tập hiến pháp này được xuất bản thành sách, để ai cũng có thể tiếp cận và đọc chính là một bước tiến lớn của lịch sử lập hiến, khi mà mọi thành tựu của việc làm hiến pháp ở các quốc gia tiến bộ, đã có thể phổ cập cho toàn nhân loại.Điểm chung lớn nhất và cũng là điểm cơ bản khiến cho những bản hiến pháp trong cuốn sách này có giá trị nhân loại chính là : chúng đề cao giá trị của dân chủ tự do và quyền con người đó là những giá trị mà ngay cả những đêm dài tăm tối nhất của lịch sử thì con người vẫn luôn tiến tới và chiến đấu để xua đi những bất công và đau khổ. Những bản hiến pháp thành văn đầu tiên đã thể hiện hai học thuyết chính trị quan trọng hàng đầu của nhân loại, đó là học thuyết về khế ước xã hội của Rousseau và học thuyết pháp luật tự nhiên của Locker .Những bản hiến pháp tiến bộ sau đó đều không bỏ qua sự kế thừa những tư tưởng văn minh của hai học thuyết này.Những học thuyết đều nhấn mạnh đến việc nhà nước sinh ra đều dựa trên qui luật của hiện thực và tự nhiên chứ không vì ý chí chủ quan hay thần thánh nào. Nhà nước sinh ra mang trong mình thẩm quyền nhân danh nhân dân và phải thực thi đầy đủ nghĩa vụ của mình theo khế ước xã hội.Đúng như những tác giả của cuốn sách này đã viết : "Những bản hiến pháp được giới thiệu ở đây chẳng những đã làm nên lịch sử mà chúng sẽ tiếp tục làm nên lịch sử, bởi vì việc nghiên cứu chúng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đối với quá trình kéo dài mãi mãi của việc xây dựng hiến pháp ở bất kì quốc gia nào". Mười tám bản hiến pháp trong cuốn sách này rồi đây có thể sẽ được bổ sung thêm những người bạn đồng hành bởi giá trị của văn minh và tiến bộ thì không ngừng chảy nó chảy vì sự trường tồn của loài người trên trái đất này và các bản hiến pháp làm nên lịch sử đang góp phần làm cho sự trường tốn ấy không chỉ kéo dài mà còn đơm hoa kết trái.