Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Các nguyên tắc khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Bài tham khảo:
Theo Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam năm 2008 thì nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ gồm có:

“1. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
2. Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.
5. Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
nguồn: http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4514

1.Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
2.Nguyên tắc khách quan
Pháp luật là hiện tượng có tính khách quan, pháp luật sinh ra do nhu cầu đòi hỏi của xã hội, phản ánh đúng nhu cầu khách quan của xã hội, xuất phát từ thực tế cuộc sống, phù hợp với thực tế cuộc sống.
3.Nguyên tắc khoa học
Nguyên tắc này không chỉ đòi hỏi đối với nội dung của các quy định pháp luật mà còn đòi hỏi đối với cả hình thức thể hiện của chúng. Xây dựng pháp luật cần phải dựa trên những luận cứ khoa học đầy đủ, chứ không phải do ý thích của các nhà làm luật.Nội dung văn bản phải chính xác, biểu đạt rõ ràng, dễ hiểu.
4.Nguyên tắc dân chủ
5.Nguyên tắc pháp chế
-Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành pháp luật.
-Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
6.Nguyên tắc bảo đảm sự hài hoà về lợi ích giữa các lực lượng xã hội
Pháp luật phụ thuộc ý chí của nhà nước, xuất phát từ lợi ích nhà nước, giai cấp, dân tộc, nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật. Tuy nhiên, để giữ cho xã hội ổn định, pháp luật được mọi người tôn trọng và thực hiện thì Nhà nước phải luôn chú ý bảo đảm sự hài hoà về mặt lợi ích của các lực lượng khác nhau trong quá trình ban hành pháp luật.
7.Nguyên tắc bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng pháp luật
Khi xây dựng pháp luật luôn phải chú ý để làm sao các quy định pháp luật phải có khả năng thực hiện được trên thực tế.



Ps: Hiện nay quan niệm sai lầm về nhà nước & pháp luật ở Việt Nam sẽ dẫn tới sai lầm trong lý luận và nó đã và đang cản trở sự phát triển của đất nước. Nhận thức sai lầm sẽ dẫn tới những sai lầm trong hành động.

Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý XH nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền.

Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét