- Một cháu bé năm tuổi sang nhà chơi. Cháu bé đến chơi nhà là nỗi kinh hoàng đối với chủ nhà vì cháu sẽ nhìn thấy đồ vật gì ưa thích nhỏ nhỏ vừa tay là cầm chơi, có thể là bé sẽ vứt ngay đi sau đó. Hôm đầu tiên, bé thấy tút la vít đa năng ở giữa có ốc vặn để giữ các đầu vặn ốc liền vặn ra chơi, dặn dò cháu vặn chơi xong thì để lại chỗ cũ cho chú. Hôm sau cháu đến hỏi xem cháu để cái ốc đâu rồi, cháu trả lời không nhớ. Bây thì cảnh giác hơn là dặn cháu khi cần lấy gì phải xin phép chú, nhưng rồi mọi việc vẫn xảy ra và cái nam châm nhỏ đã biến mất.
Bây giờ phải làm thế nào? Dùng vũ lực với cháu bé, hoặc lời lẽ khắc nghiệt có lẽ là không phù hợp dù rất bực mình.
Đầu tiên hỏi cháu để đâu rồi, cháu trả lời không biết
Nghĩ mãi ... vậy hôm nay chú sẽ dạy cho cháu một bài học:
Nếu em lấy đồ của chú chú sẽ không bạn với em nữa
- Em không cần em còn bạn Anh Tuấn và Khánh Linh
- Cháu lấy đồ của người khác mà không được họ cho phép cháu sẽ mất hết bạn, nếu bạn Khánh Linh có đồ chơi đẹp mà cháu lấy của bạn thì bạn sẽ không chơi với cháu nữa.
- Có chơi (cháu bé trả lời)
-Không chơi
- Có chơi
- Không chơi .... điễn ra đến khi cả 2 chú cháu đều mệt.
Bây giờ thế này cháu có đồ chơi đẹp bạn Anh Tuấn lấy của cháu, cháu có chơi với bạn Anh Tuấn nữa không ?
- Có chơi
- Vậy để chú nói cho bạn Anh Tuấn biết, bây giờ chú hỏi lại cháu nếu bạn Anh Tuấn lấy đồ chơi của cháu thì cháu có chơi với bạn nữa không
cháu bé lưỡng lự trả lời : có chơi và sau đó là không chơi.
Vậy nếu bạn có đồ chơi đẹp mà cháu tự ý lấy mà không được bạn cho phép thì cháu sẽ mất hết bạn bè ! Và tất nhiên cái nam châm vẫn không thể lấy lại được.
Ps: "Điều mình không muốn thì đừng bắt người khác phải chịu" _ Khổng Tử
-->là cơ sở để con người phân biệt điều gì là có thể làm và điều gì không được phép làm. Nếu một việc mà người đó không mong muốn xảy ra với mình hoặc người thân thì không được phép khuyến khích, kêu gọi, ép buộc người khác làm.
Chúng ta biết tước đoạt cái mà nó thuộc quyền định đoạt của người khác là sai trái:( ví dụ quyền sử dụng đất) khi chưa được sự đồng ý của họ, tại sao nhà nước có thể nhân danh chúng ta làm điều đó.
Giết người là hành động sai trái, vậy tại sao chúng ta cho phép nhà nước nhân danh chúng ta để làm điều đó. Khi chúng ta xử tử hình thì phải có một ai đó phải giết người, vậy bạn có sẵn sàng giết người khác khi bạn được pháp luật cho phép ? Nếu bạn không muốn làm điều đó thì nhà nước không có lý do gì để làm điều đó thay bạn. Bởi vì, nhà nước làm điều đó là làm hộ bạn, nhân danh bạn và bạn có trách nhiệm đạo đức trong việc giết người đó. Liệu việc chúng ta trả tiền (lương) để ai đó giết người (tội phạm) (điều mà chúng ta không muốn, không dám, và cảm thấy ghê sợ khi làm có là đúng đắn? Liệu chúng ta đang nuôi dưỡng cho những kẻ giết người máu lạnh ?
Một hành động, việc làm mà mỗi chúng ta cho rằng không được phép làm với người khác thì nhà nước (người thi hành công vụ) sẽ không được phép làm điều đó.
Chúng ta không muốn "tàu lạ" đâm mình nếu mình đang đánh cá trên biển, liệu chúng ta có thể kêu gọi người khác bám biển mà không cảm thấy áy náy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét