Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Tại sao từ chối Quyền im lặng?

Luật sư Ngô Ngọc Trai
Giới tư pháp đang bàn luận sôi nổi về quyền im lặng, nhiều ý kiến tranh cãi xem có nên đưa quy định này vào luật hay không.
Xét kỹ thì thấy quyền im lặng chính là một quyền tự do dân chủ của công dân, nếu được triển khai vào luật thì đó sẽ là một bước tiến của nền dân chủ.
Quyền dân sự và chính trị
Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc ra đời năm 1966 mà Việt Nam ký kết tham gia năm 1982 đã viết rằng: Trong các vụ án hình sự, tất cả các bị cáo đều được hưởng đồng đều những đảm bảo tối thiểu sau đây: Được quyền không khai, để khỏi phải tự buộc tội mình, hay khỏi phải thú nhận tội trạng.
Như vậy nếu không phải là chối cãi theo kiểu chày cối quá đáng thì có thể thấy ngay quyền im lặng là quyền công dân và là quyền con người.
Vấn đề là các nội dung điều khoản của Công ước quốc tế có được lĩnh hội và khai triển vào hệ thống pháp luật trong nước hay không. Có được tôn trọng và thực thi triệt để hay là chỉ là áp dụng quanh co nửa vời.
Ví như cũng Công ước trên có nội dung rằng trong các vụ án hình sự, các bị cáo được hưởng đảm bảo tối thiểu là được xét xử mau chóng, không kéo dài quá đáng.
Nhưng nội dung này không được coi trọng khai triển vào luật, bằng nhiều các quy định pháp luật bất hợp lý, các vụ án hình sự ở Việt Nam thường bị giải quyết kéo dài.
Ví như vụ án Vườn Mít ở Bình Phước kéo dài 10 năm, vụ án Hàn Đức Long ở Bắc Giang kéo dài 9 năm và nhiều vụ án khác.
Vì sao không triển khai
Lý giải vì sao chưa thể triển khai quyền im lặng vào luật, ý kiến đưa ra là điều kiện thực tế ở Việt Nam chưa cho phép, tiêu biểu cho lối quan điểm này là phát biểu của ông Tiến sĩ Dương Thanh Biểu, nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong một bài đối thoại phỏng vấn trên báo Vietnamnet.vn ông này đã phát biểu:
“Đối với nước ta, cơ sở vật chất các cơ quan tư pháp còn gặp nhiều khó khăn, số lượng luật sư còn rất khiêm tốn, năng lực, trách nhiệm đội ngũ cán bộ tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu, đang trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động nên việc quy định “Quyền im lặng” như thế nào và lộ trình thực hiện ra sao cũng phải được xem xét thận trọng.
Để mỗi quy định của pháp luật khi được ban hành sẽ có sức sống trong xã hội, vừa bảo đảm quyền dân chủ công dân nhưng cũng phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.”
Người ta viện dẫn điều kiện thực tế khó khăn để lý giải việc chưa thể triển khai một chế định pháp lý văn minh tiến bộ.
Điều này cũng giống như việc người ta chối bỏ thực thi các quyền tự do dân chủ của công dân dựa vào lý do trình dộ dân trí chưa thể đáp ứng.
Nhưng thực ra đây chỉ là ngụy biện không chính đáng. Bởi lẽ người ta đã lật ngược nguyên nhân và kết quả.
Vì nếu có thiết chế về quyền im lặng, điều này sẽ buộc các cơ quan tư pháp nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Tránh tình trạng lười biếng trau dồi học hỏi dẫn đến yếu kém năng lực, và tránh việc sử dụng bức cung nhục hình như một phương pháp điều tra giải quyết án.
Nếu có quyền im lặng vai trò của người luật sư được nâng cao, khi bị cáo thấy được tính hữu dụng của người luật sư họ sẽ tìm kiếm nhờ luật sư bào chữa, nghề luật sư theo đó có động lực phát triển và số người hành nghề sẽ tăng lên.
Sự ngụy biện trong quyền im lặng cũng giống như trong vấn đề dân chủ. Người ta cho rằng dân trí thấp nên chưa thể cho thực thi các quyền dân chủ.
Nhưng đúng ra cần phải khai triển các quyền tự do dân chủ như quyền tự do báo chí, quyền tự do xuất bản, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do học thuật… sẽ giúp nâng cao trình độ dân trí và thăng tiến các giá trị con người.
Như thế có thể thấy thiết chế về quyền im lặng cũng như các thiết chế về các quyền tự do dân chủ khác đúng ra nó phải được triển khai để là bệ đỡ nâng cao và khai phóng tiềm năng giá trị con người, thì nay ngược lại người ta cho rằng chưa thể có các thiết chế đó vì điều kiện con người hiện tại chưa đáp ứng.
Vấn đề rộng lớn hơn
Lối ngụy biện tráo trở nguyên nhân và kết quả có nguyên do từ vị thế chỗ đứng mà người ta phán xét. Cái này lại có ngọn nguồn từ một vấn đề rộng lớn hơn mang tính thế giới quan ý thức hệ.
Các ý kiến cho rằng quyền im lặng không phải là quyền con người, hay quyền im lặng sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, hay cần dung hòa giữa việc cho phép thực thi các quyền công dân và nhu cầu đấu tranh xử lý tội phạm, tất cả có ngọn nguồn từ việc người ta không coi trọng các quyền công dân.
Bởi vì theo thế giới quan nhận thức của các cán bộ tư pháp hiện nay thì luật hình sự hay luật pháp nói chung, cũng giống như nhà nước chỉ là công cụ bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị.
Theo đó mục tiêu của luật pháp không phải là bảo vệ các quyền công dân.
Cho nên dễ hiểu là quyền công dân có thể phải hy sinh vì một mục đích khác.
Ngược lại nếu nhận thức rằng quyền con người là tối thượng, pháp luật và việc xử lý tội phạm chỉ là công cụ phương tiện để bảo vệ quyền con người thì việc quy định và thực thi pháp luật như thế nào sẽ luôn phải soi xét xem nó có đi ngược lại với mục tiêu bảo vệ quyền con người hay không.
Tức là việc bảo vệ các quyền con người sẽ là kim chỉ nam, bảng biểu để đánh giá chấp nhận hay bác bỏ bất cứ một định chế nào.
Bộ phận quan liêu
Thực tế thì vấn đề thế giới quan ý thức hệ không phải luôn được đưa ra để ngăn trở thực thi các quyền tự do dân chủ.
Trong quá trình phát triển đi lên và hội nhập quốc tế, hệ thống pháp luật phải hiệu chỉnh theo hướng dân chủ tiến bộ, tránh việc Việt Nam trở thành ốc đảo xa lạ như cách mà một số người vẫn nói.
Và đứng ở góc độ Đảng và Nhà nước mà xét thì quyền im lặng không có phương hại mà ngược lại nó khiến cho các cơ quan tư pháp cấp dưới có trách nhiệm hơn trong công việc, cũng tức là có trách nhiệm hơn trước Đảng và Nhà nước.
Lâu nay không quy định về quyền im lặng dẫn tới bức cung nhục hình và oan sai, xâm hại tới quyền tự do dân chủ của công dân. Điều này khiến dân chúng phẫn nộ, ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và Nhà nước.
Hiện tại Đảng và Nhà nước cũng đang có chủ trương cải cách tư pháp, thực thất là đưa các giá trị dân chủ tiến bộ vào hệ thống tư pháp lâu nay vốn mang nặng yếu tố công cụ bạo lực của giai cấp.
Và chế định về quyền im lặng có lẽ là một dạng thức thể hiện cho thấy cải cách tư pháp là một chủ trương được thực hiện thực sự.
Nhưng không phải Đảng và Nhà nước cứ muốn là được.
Vấn đề quyền im lặng và chủ trương cải cách tư pháp cũng giống như nhiều chủ trương chính sách khác đều gặp phải lực cản.
Lực cản ở đây là sự ì trệ bảo thủ và vì quyền lợi ngành ích kỷ của bộ máy hành chính quan liêu. Họ bám giữ và bảo vệ thực trạng bất chấp những đòi hỏi chính đáng của dân chúng.
Nhiều chính sách cải tổ đưa ra bởi cấp cao nhất bị thất bại mà nguyên nhân chính là không thúc đẩy được hệ thống bên dưới dịch chuyển. Ví như các chủ trương như kê khai tài sản, chống tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm biên chế, đều không đi đến đâu.
Bước tiến của giá trị dân chủ
Nếu chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhận được sự ủng hộ của xã hội dân sự, đó sẽ là lực đẩy khiến cho giới hành chính quan liêu phải thay đổi.
Bằng việc giám sát và lên tiếng sẽ khiến cho lợi ích bất chính bị phanh phui, lợi ích chính đáng được sáng tỏ.
Nhưng muốn xã hội dân sự góp phần thúc đẩy các chủ trương chính sách tới thành công, thì Đảng và Nhà nước phải tăng cường các thiết chế tự do dân chủ, bởi đó là bệ đỡ và là phương tiện của xã hội dân sự.
Chính nhờ thực hiện các quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận, mặc dù còn hạn chế, cho nên những lợi ích chính đáng của những nhóm yếu thế mới có cơ hội được lên tiếng.
Cho nên vấn đề quyền im lặng không còn là sự dung hòa giữa việc cho phép thực hiện các quyền công dân với nhu cầu đấu tranh xử lý tội phạm, mà đó là biểu trưng cho sự đấu tranh giữa những suy nghĩ thành kiến, hẹp hòi, độc tài, phi dân chủ và các giá trị tự do dân chủ.
Và sự thành công hay thất bại quanh vấn đề quyền im lặng sẽ cho thấy quan điểm của Đảng và Nhà nước về ý nghĩa vai trò của xã hội dân sự, và thái độ chấp nhận hay bác bỏ các đòi hỏi dân chủ hóa đời sống đất nước chính đáng của người dân.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/10/141028_quyenimlang

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

10 cách để hạnh phúc hơn

Lịch sử nhân loại chưa bao giờ chứng kiến nhiều người giàu có trên khắp thế giới như ngày nay, nhưng dường như chúng ta vẫn không thể có được cuộc sống hạnh phúc hơn.
Có nhiều lý thuyết nói về điều gì tạo nên ‘hạnh phúc’, nhưng đều có điểm chung cho rằng hạnh phúc là một cảm xúc tích cực có được từ những hành vi thăng hoa của chúng ta giúp cuộc sống thành công, nhờ vậy mới có thể tồn tại. Ví dụ, chúng ta thường hạnh phúc nhất khi ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, và cảm giác gần gũi nhau. Vì vậy, không ngạc nhiên khi chính hành vi có hại cho bản thân và môi trường lại ngày càng giảm trạng thái hạnh phúc của chúng ta, và ngược lại. Điều tốt là, nếu chúng ta có thể nhận biết được mấu chốt thoả mãn sự ổn định và điều tốt đẹp, chúng ta sẽ dễ dàng tạo ra hạnh phúc cho mình hơn. Dưới đây là 10 cách đơn giản để hạnh phúc hơn. Và bạn biết không, chúng đều vô cùng thân thiện với môi trường! Hãy đọc qua các con số để hiểu về 10 cách giúp bạn nâng cao hạnh phúc. Tất nhiên, chúng đều dựa trên cơ sở khoa học.

1. Sống tại địa phương

“Kẻ dại tìm kiếm hạnh phúc ở nơi xa; Người khôn vun đắp hạnh phúc dưới chân mình” - James Oppenheim
Giao thông vận tải nói chung và ô tô nói riêng được kỳ vọng sẽ mang lại một kỷ nguyên mới cho tự do cá nhân. Tuy nhiên, cách thức chúng ta tái cơ cấu xung quanh ô tô và xe hơi lại đưa đến một loạt những vấn đề xã hội không lường trước được.
Ô tô gây ra ô nhiễm, tiếng ồn, căng thẳng, tắc nghẽn, sự tan rã của cộng đồng địa phương và mở rộng đô thị, cũng như chứng béo phì, các vấn đề hô hấp, và các vụ tai nạn giao thông. Bằng cách tiết kiệm thời gian đi lại trong ngày, con người sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho gia đình và các hoạt động giải trí; họ cũng được an toàn hơn, tận hưởng bầu không khí thành phố trong lành hơn, khỏe mạnh hơn, và cũng hạnh phúc hơn.
‘Sống địa phương’ không chỉ là giảm sử dụng việc vận chuyển vận tải. Nếu không thể đi lại, bạn vẫn có thể tiêu dùng các sản phẩm địa phương nhiều hơn. Điều này sẽ đóng góp vào hạnh phúc theo nhiều cách: trẻ em lớn lên với sự hiểu biết hơn về cách trồng trọt thực phẩm, thực phẩm tươi ngon hơn, và chuỗi cung ứng thức ăn địa phương có thể phát triển.
Mua sắm tại địa phương cũng giúp bạn giao tiếp thường xuyên hơn với những người ở nơi bạn sống. Và tất nhiên, mối quan hệ giữa người với người có tương quan quan trọng nhất với hạnh phúc của con người. Kể từ những năm 1950, các xã hội hiện đại đã bị phân tán và quan hệ cộng đồng cũng tan rã. Đây là một lý do mà hạnh phúc giảm sút.
Nhưng tin vui là, bạn càng sống ở một vùng miền, bạn sẽ càng hiểu hơn về những quán xá, công ty, tổ chức, và hàng xóm láng giềng – và xây dựng mối quan hệ với họ sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn.

2. Luôn hoạt động!

“Hạnh phúc bao gồm hoạt động. Nó là dòng nước chảy không ngừng, chứ không phải một chiếc hồ tù đọng” – Oliver Wendell Holmes
Quan điểm cho rằng”‘tập thể dục đều đặn là một phần quan trọng để duy trì sức khỏe và tinh thần” đã tồn tại ít nhất một thập kỷ. Đi bộ, đạp xe hoặc sử dụng các phương tiện vận tải công cộng thay cho ô tô và xe hơi có thể mang lại lợi ích sức khỏe gấp đôi, bởi nó yêu cầu có hoạt động thể chất và giảm những hậu quả sức khỏe bất lợi của việc vận chuyển bằng xe cơ giới.
Ngày nay, việc vận chuyển tích cực là quan trọng hơn bao giờ hết, bởi căn bệnh béo phì đang gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Hầu hết những người trưởng thành ở Anh đều bị thừa cân, thống kê trong tổng số 8 triệu người thì có tỷ lệ 1 phần năm số người bị béo phì. Ở mức độ toàn cầu, căn bệnh bép phì đã tăng gần gấp ba trong 20 năm qua.
Những nguyên nhân có khả năng nhất chính là lối sống ít vận động ngày một gia tăng, kèm theo thay đổi trong khẩu phần ăn – người ta có xu hướng ăn một mình và thất thường, chứ không tham gia cùng gia đình hoặc bạn bè ba bữa một ngày. Cuối cùng, điều này lại ảnh hưởng đến ‘hạnh phúc’: những người béo phì dễ bị trầm cảm hơn; nhiều nghiên cứu về hạnh phúc cũng chỉ ra rằng những người năng động có tinh thần lạc quan hơn, tự trọng hơn, và cũng tự tin hơn về khả năng thực hiện các công việc vận động, cùng với đó là hoạt động trí não tốt hơn.

3. Gần gũi với thiên nhiên

“Nếu muốn hạnh phúc trong một giờ, hãy say xỉn;
Nếu muốn hạnh phúc trong ba ngày, hãy kết hôn;
Nếu muốn hạnh phúc mãi mãi, hãy làm vườn” – Ngạn ngữ Trung Quốc
Thuyết về sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên (The Biophilia Hypothesis) của nhà sinh học xã hội Edward O Wilson cho rằng, con người có xu hướng tự nhiên là tập trung vào các quá trình sống và như cuộc-sống. Tuy nhiên, các cách sống hiện đại như trong nền văn hóa công nghiệp hóa của Tây phương lại hoàn toàn trái ngược với lịch sử trước đây của chúng ta, vì vậy nó đối lập với hạnh phúc.
Bước ra ngoài và hòa mình với thiên nhiên sẽ mang lại niềm vui cho chúng ta và hướng sự chú ý của chúng ta ra khỏi những của cải vật chất. Điều này giúp ta tránh khỏi cảm giác bất an và tự kỷ – một ‘sản phẩm phụ’ của thời đại tiêu dùng cá nhân này.
Vì vậy, bạn có thể làm gì nếu sống nơi thành thị và không thể tưởng tượng được khi đến vùng nông thôn? Hãy chăm sóc một khu vườn, trồng cây trong những chiếc hộp nhỏ, đến thăm công viên gần nhà, và tận hưởng vẻ đẹp của cỏ cây hoa lá. Cuối tuần, hãy đến thăm vùng nông thôn, bước đi với đôi chân trần trên cỏ, treo những hộp chim ăn trên ban công… khả năng tận hưởng thiên nhiên là vô tận, và sẽ có lợi cho tinh thần của bạn.

4. Giới hạn lựa chọn

“Còn gì tao nhã hơn khi có một vài mong muốn và tự mình phục vụ chúng?” - Ralph Waldo Emerson
Việc mở rộng chủ nghĩa tư bản Tây phương đã cho chúng ta hiểu được “bí mật của chọn lựa” – nó giả định rằng khi chúng ta càng có nhiều lựa chọn trong việc ăn mặc, mua sắm, hoạt động, thì chúng ta càng giàu có và sung túc hơn. Tuy nhiên, như đã minh họa trong chương trình TED Talk, sự gia tăng chọn lựa này thực tế lại là điều phức tạp. Có một vài lựa chọn là tốt; nhưng có quá nhiều lựa chọn lại khiến chúng ta bối rối và lo lắng. Đối với những ai quan tâm đến môi trường, sự lựa chọn được giảm đi đáng kể, mang lại cho họ cảm giác nhẹ nhõm, và niềm hạnh phúc với nhận thức rằng họ đang đưa ra những lựa chọn tốt nhất có thể trong điều kiện của mình. Những người này sẽ ít mua sắm, ăn uống, làm việc có đạo đức, và đi lại có trách nhiệm – những lựa chọn này đều dễ dàng thực hiện. Đưa ra quyết định dựa trên một nguyên tắc cao hơn chính là giải phóng và giúp bạn thỏa mãn.

5. Trân trọng những gì mình có

‘Affluenza’, tạm hiểu là ‘bệnh giàu có’, là một thuật ngữ để chỉ việc luôn luôn muốn thỏa mãn nhiều hơn nữa. Khi xã hội càng dư dả, thì căn bệnh này lại càng trầm trọng hơn. ‘Hedonistic treadmill’ (vòng xoáy khoái lạc) nghĩa là, những ai mắc phải sẽ không bao giờ hạnh phúc với tài sản hay tiền bạc của mình. Họ thích nghi và cần nhiều hơn nữa. Trạng thái lo lắng sẽ bắt nhốt họ trong cuộc cạnh tranh bất tận với những người bạn đồng trang lứa trong một cuộc đua bất phân thắng bại. Bác sĩ tâm lý hàng đầu của Pháp là Francois Lelord đã gây sốt với cuốn sách của mình mang tên “Hector và hành trình thú vị đi tìm hạnh phúc”. Ông viết: “Tại các nước Tây phương, sự giàu có vật chất đã tăng lên gấp ba lần, nhưng mức độ hài lòng với cuộc sống lại không hề tăng… Ở phương Tây, chúng ta sống trong nỗi sợ mất đi mọi thứ; dù rõ ràng ta có nhiều tự do và lựa chọn hơn, nhưng điều đó lại gia tăng mối lo sợ trong ta”. Trong một bài phỏng vấn với tạp chí Times, Francois đề cập đến ba nhu cầu thiết yếu mà chúng ta cần có để hạnh phúc: cảm thấy hữu ích và được mọi người biết đến; có bạn bè; và có hứng thú với cuộc sống. Nhưng không một yếu tố nào có thể mua được bằng tiền. Những ai thực sự trân trọng những gì mình có và thấy của cải vật chất chỉ là một ảo tưởng về dư dả chắc chắn đều là những người hạnh phúc nhất.

6. Tìm thấy sở thích

“Chúng ta hành động như thể thoải mái và xa hoa là những yêu cầu lèo lái trong cuộc sống, trong khi tất cả những gì chúng ta cần để thực sự hạnh phúc chỉ là điều gì đó mà ta đam mê” – Charles Kingsley
Sở thích có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta theo nhiều cách: đầu tiên, nó cho phép chúng ta được sáng tạo nếu sở thích của bạn là viết lách, hội họa, hoặc một điều gì đó cần đến khía cạnh nghệ sĩ của bạn. Bất cứ một sở thích nào cũng có thể mang lại cảm giác êm đềm, thư thái, gần với trạng thái thiền định, đặc biệt là khi chúng ta say mê quên thời gian và cảm giác như được thoát khỏi mọi áp lực trong cuộc sống.

7. Phát triển bản thân

“Niềm vui là một bông hoa khoe sắc khi bạn làm” – Anon
Tháp nhu cầu của Maslow
Năm 1943, Abraham Maslow đã đưa ra học thuyết có sức ảnh hưởng mạnh mẽ của ông – Tháp Nhu cầu.
Những mức thấp nhất là nhu cầu sinh lý được gọi là “nhu cầu thiết yếu”. Khi được đáp ứng sẽ xuất hiện mức độ nhu cầu cao hơn, và người đó sẽ di chuyển lên tầng trên của kim tự tháp. Mức cao hơn này được gọi là “nhu cầu phát triển” và gắn liền với nhu cầu tâm lý. Trong khi những nhu cầu thiết yếu cơ bản là phải được đáp ứng, nhu cầu phát triển là định hình hành vi của chúng ta. Sự phát triển cá nhân tạo ra chuyển động lên phía trên của kim tự tháp.
Maslow đã nghiên cứu những nhân vật tiêu biểu, như: Albert Einstein, Jane Addams, Eleanor Roosevelt, và Frederick Douglass. Chúng ta có lẽ cho rằng họ đều đạt tới đỉnh kim tự tháp. Những nhân vật này có một số đặc điểm chung:
  • Họ chấp nhận sự thật và thực tế về thế giới (gồm cả chính bản thân họ) hơn là phủ nhận hoặc trốn tránh nó.
  • Họ đều sáng tạo.
  • Họ thích giải quyết vấn đề. Điều này thường bao gồm cả những vấn đề của người khác.
  • Họ cảm thấy gần gũi với mọi người và nói chung là trân trọng cuộc sống.
  • Họ có môt hệ thống đạo đức hoàn toàn nội tại và độc lập với lực lượng bên ngoài
  • Họ nhìn nhận người khác mà không mang theo thành kiến, theo cách được hiểu là khách quan.
Nói tóm lại, những người hạnh phúc nhất đã sống theo cách chỉ cần đáp ứng những nhu cầu ở mức độ thấp hơn, và giờ họ đang chuyển hướng chú ý và năng lực sáng tạo sang những điều thực sự khiến họ thỏa mãn và hạnh phúc. Tại sao chúng ta không thể trở thành một người như vậy?

8. Hòa mình vào xã hội

“Nếu muốn người khác hạnh phúc, hãy từ bi. Nếu muốn bản thân hạnh phúc, hãy từ bi” - Đạt Lai Lạt Ma
Bạn có biết rằng không duy trì liên hệ vói bạn bè và gia đình chính là một trong 5 điều đáng tiếc nhất trước khi chết – Vì vậy đừng khiến bản thân mình phải hối hận! Hãy dành thời gian với những người bạn yêu thương và quan tâm – đó là một điều bạn sẽ không tiếc nuối.
Hạnh phúc cũng có thể đến từ việc dành thời gian với những người xa lạ. Nếu bạn giúp đỡ họ, đó sẽ là món quà gấp đôi: nhà nghiên cứu Shawn Achor đã học được rằng, những ai dành khoảng 2 giờ mỗi tuần giúp đỡ người khác sẽ được xếp hạng là một trong những người hạnh phúc nhất trên thế giới. Điều này được hậu thuẫn bởi một nghiên cứu về hoạt động tình nguyện ở Đức. Nghiên cứu cho thấy rằng những ai giúp đỡ người khác trong các trại dưỡng lão hoặc vườn trẻ trở nên chán nản hơn khi mất đi cơ hội được giúp đỡ.
Khi giao tiếp xã hội, hãy chắc chắn rằng đây là niềm vui đích thực. Hãy ở bên cạnh những người mà bạn thực sự yêu mến và những người bạn sẵn sàng làm bất cứ điều gì, không chỉ là những ai bạn cho rằng có thể giúp bạn trong sự nghiệp, hay những ai bạn cần được chấp thuận – đó chỉ khiến bạn lo lắng thêm thôi.
Khi ra ngoài gặp gỡ những người bạn yêu mến, đừng quên mang theo ví: Trong cuốn sách của Achor, ông đã lưu ý rằng khi được phỏng vấn, những người từng tiêu tiền cho các hoạt động cùng người khác, như là đi xem hòa nhạc, tham dự các buổi biểu diễn, hoặc dùng bữa tối với bạn bè, đều hạnh phúc hơn những người dùng tiền cho việc mua sắm đồ đạc cho bản thân, như là đồng hồ, giày dép, hoặc đồ điện tử

9. Thân thiện với động vật

Nuôi thú cưng sẽ không chỉ cho bạn cảm hứng ra ngoài trời, mà còn giúp bạn có thể rèn luyện thể dục (nếu bạn có một chú chó); nó cũng có thể là cách khởi đầu câu chuyện với những người lạ, nhờ đó gắn kết bạn với mọi người.
Thú nuôi có thể mang lại lợi ích sức khỏe nữa. Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã gắn việc sở hữu thú cưng, đặc biệt là chó, với việc giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và có tuổi thọ cao hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng chủ vật nuôi ít có khả năng trầm cảm hơn những người không nuôi động vật trong nhà, và họ cũng có mức độ chất serotonin và dopamine cao hơn (đây là các loại hóc môn cho bạn cảm giác dễ chịu).
Một lý do để tin rằng động vật giúp chúng ta hạnh phúc, chính là, chúng đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người – “được vuốt ve”. Thậm chí cả những tù nhân cũng thay đổi hành vi khi tiếp xúc với động vật, và nhiều người trong số đó đã có thiện cảm ngay lần đầu tiên tiếp xúc.
Thậm chí nếu bạn không thể nuôi động vật, hãy ra ngoài và cho chim ăn, hoặc ngắm nhìn các chú cá trong hồ. Điều ấy sẽ giúp bạn thêm hạnh phúc và bớt âu lo. Đó là lý do tại sao nhiều nha sĩ trang trí trong phòng làm việc với bể cá cảnh. Hiện nay cũng xuất hiện nhiều “quán cà phê mèo”, nơi bạn có thể chơi đùa với những chú mèo đáng yêu trong khi nhấm nháp một tách trà. Và hơn hết, bạn đang tận hưởng niềm hạnh phúc lớn hơn.

10. An lạc tinh thần

“Con người là một phần của chỉnh thể mà chúng ta gọi là “vũ trụ’”.. Chúng ta cảm nhận chính mình, suy nghĩ của chúng ta, cảm giác của chúng ta như là một thứ gì đó tách biệt khỏi phần còn lại. Một loại ảo giác quang học của ý thức. Ảo giác này chính là một loại nhà tù đối với chúng ta, giới hạn chúng ta trong những ham muốn cá nhân và trong những tình cảm dành cho một vài cá nhân gần gũi với ta nhất. Nhiệm vụ của chúng ta là phải giải phóng bản thân khỏi cái nhà tù này bằng cách mở rộng vòng tròn của chúng ta về lòng từ bi để đón nhận tất cả mọi sinh linh và toàn bộ tự nhiên trong vẻ đẹp của nó. Giá trị đích thực của con người được quyết định bởi các biện pháp và ý nghĩa mà nhờ đó họ đạt được tự do khỏi bản ngã. Chúng ta nên thay đổi hoàn toàn tư duy của con người để có thể tồn tại” –Albert Einstein
Một cách thoát khỏi cái hỗn loạn của xã hội hiện đại và tái kết nối với vị trí của chúng ta trong vũ trụ là thực hành thiền định. Nghĩa là xóa bỏ mọi ý nghĩ và bình tâm lại. Đã có nhiều minh chứng rằng thiền định chính là cách hiệu quả nhất để sống hạnh phúc.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong những phút giây ngay sau khi thiền định, chúng ta sẽ trải qua cảm giác tĩnh tại và mãn nguyện, cũng như là nâng cao nhận thức và sự đồng cảm trong ta. Và nghiên cứu cũng cho thấy điều này có thể tiếp tục vô hạn định. Thiền định thường xuyên sẽ không ngừng điều chỉnh não bộ để tăng mức độ hạnh phúc. Người ta cho rằng thiền định là việc khó thực hiện, nhưng thực tế nó lại rất dễ dàng.
Bài viết được công bố lần đầu trên tạp chí Eluxe Magazine.
http://vietdaikynguyen.com/v3/14925-10-cach-de-hanh-phuc-hon

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Không nên nói với con…

(Dân trí) - 1.” Con lười/ dốt/ ngớ ngẩn/ ích kỷ… quá!”: Bạn rất dễ buông lời như vậy trong lúc cáu giận nhất thời, nhưng những lời bạn nói có thể để lại hậu quả lâu dài cho trẻ.
Đứa trẻ càng nghe nhiều sẽ càng nghĩ nó thực sự “xấu” như vậy và không cần phải cố gắng chứng minh điều ngược lại.

2. “Bố/ mẹ thất vọng vì con”
Đây là câu nói “chết người”, đặc biệt là đối với một đứa trẻ. Dù không rõ ràng, nhưng đứa trẻ nào cũng muốn được cha mẹ khen ngợi, và câu nói này thì hiển nhiên cho thấy rằng chúng không có được điều đó. Nói với con câu này chẳng khác nào bảo chúng “con là đồ thất bại”.

3. “Bố/ mẹ tự hào về con”
Bạn có thể đang suy ngẫm câu nói này thì có vấn đề gì? Tất nhiên đây không phải điều tệ nhất bạn có thể nói với con, nhiều ông bố bà mẹ còn dùng câu này như một cách động viên, khuyến khích…
Song sẽ tốt hơn nếu bạn biết khuyến khích con biết tự đánh giá chính bản thân mình chứ không phải phụ thuộc vào đánh giá của người khác về chúng. Tốt hơn cả, khi con được điểm tốt hay có thành tích ở trường, hãy nói: “Con nên tự hào về bản thân mình khi làm được điều đó” hoặc hỏi: “điều gì con làm được ở trường hôm nay khiến con thấy tự hào?” nếu muốn hỏi han về một ngày của con.

4. “Nếu”
Khi muốn con làm một việc gì đó, chúng ta thường nói: “Nếu con dọn đồ chơi đi, con sẽ được xem TV”. Từ “nếu” đưa ra cảm giác rằng con có thể lựa chọn. Giờ bạn thay thế “nếu” với “khi”, bạn sẽ thu được phản ứng hoàn toàn khác từ con: “Khi dọn đồ chơi xong con sẽ được xem TV”.

5. “Nhưng”
Bạn đặt “nhưng” vào câu nói và phủ nhận lại tất cả những gì đã nói trước đấy. Con bạn sẽ chỉ nghe được từ “nhưng” và câu nói đi liền sau đó thôi.
Thay vì nói: “Trông có vẻ như con đã rất nỗ lực dọn phòng, NHƯNG con lại để bộ xếp hình sai chỗ rồi”, hãy nói: “Con ngoan quá vì biết tự dọn phòng. Con có nhớ chỗ mới mình đã chọn cho bộ xếp hình để em bé không với được tới chưa?”.

6. “Con thật thông minh!”
Các nghiên cứu đã cho thấy ngợi khen con thông minh thực ra lại làm hại trẻ. Những đứa trẻ được khen là thông minh cuối cùng thường thể hiện kém hơn ở trường so với các trẻ được khen vì những nỗ lực, sự tiến bộ và thái độ đúng mực.
Lời nói luôn chứa đầy quyền lực. Những gì phụ huynh đang cố gắng làm là dùng ngôn ngữ của mình để khuyến khích con có hành vi tốt, xây dựng cho con lòng tự tin. Nếu cha mẹ nói sai, hoàn toàn có thể xin lỗi: “Mẹ xin lỗi vì đã la mắng và bảo con ngớ ngẩn. Con không phải như vậy”, “sáng nay vội quá mẹ chưa kịp nói với con rằng mẹ rất biết ơn con đã giúp mẹ chuẩn bị cho em. Con bé rất thích được con đánh răng cho đấy”. Và sau cùng, hãy thành thật với mỗi lời bạn nói, đừng cho rằng trẻ con thì không nghĩ, không biết gì.
Huyền Anh
http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/khong-nen-noi-voi-con-985843.htm

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Dân chủ và cách thức mở rộng dân chủ ở VN - Nguyễn Minh Tuấn

Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền quyết định về mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống bản thân và xã hội.Dân chủ là quá trình hướng tới sự đồng thuận mà thiểu số phục tùng đa số, và đa số phải bảo vệ thiểu số, và tôn trọng quyền tự do & bình đẳng của công dân.
Khi người dân bầu một đại biểu quốc hội(nghị sĩ) đại diện cho mình thì những người này chỉ có quyền hạn tạm thời. Chính vì nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước nên người dân có thể lấy lại quyền quyết định của mình khi ông A ông B nào đi ngược lại với nguyện vọng của họ
Dân chủ trực tiếp là nhân dân tự mình quyết định các chính sách quan trọng của đất nước
3Phương hướng mở rộng dân chủ ở VN:(Dân chủ hóa là để phát huy tiềm năng tài năng của con người, các năng lực xã hội cũng chính là phát huy nội lực của dân tộc)
3.1Xây dựng hệ thống pháp luật công bằng, nhân đạo, hợp lẽ phải
-xây dựng luật trưng cầu dân ý
-xây dựng luật thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, phường,thị trấn
3.2thực hiện dân chủ trực tiếp ở cấp thấp nhất
3.3Dân phải được bầu thiết chế có thực quyền nhất ở địa phương
3.4 Nhân dân phải có thực quyền quyết định các vấn đề ở địa phương
3.5 Mở rộng dân chủ trực tiếp gắn liền với việc mở rộng và đảm bảo các quyền cơ bản của công dân.
Tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do báo chí là biểu hiện của xã hội văn minh. Quy định pháp luật về dân chủ cũng cần thừa nhận những luồng quan điểm phản biện thậm chí là trái ngược,...
3.6 Cần mở rộng cách thức, phương thức tiếp cận dân chủ

http://tuanhsl.blogspot.com/2014/07/cac-hinh-thuc-dan-chu-va-viec-mo-rong.html

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Hỡi những ai còn chưa thức tỉnh

Hỡi những ai còn chưa lên tiếng

Hãy quên thân mình bảo vệ thành trì của chúng ta

Con người sinh ra có quyền làm chủ

Ai có thể chấp nhận lặng im?

Hỡi những ai còn chưa thức tỉnh

Có nghe tự do đang lên tiếng?

Lại làm dậy lên phần lương tri đáp lời trước cảnh nguy nan chia lìa

Vì sao giấc mơ đẹp đẽ vẫn chỉ là một giấc mơ, vì sao chúng ta còn muốn chờ đợi (ĐCSTQ) ban ơn bong bóng

Chúng ta dám hy sinh bản thân mình để chứng minh rõ ràng trắng và đen, đúng và sai, thật và giả

Hãy vì tương lai của thế hệ mà kịp thời rửa sáng đôi mắt để nhìn thấy rõ mọi điều

Không ai có quyền im lặng đứng nhìn ánh đèn của nhà nhà đổi sắc

Hãy cùng nhau tay chung tay lựa chọn con đường cho chúng ta

Mỗi con người ai cũng đều có trách nhiệm, có quyền tự do quyết định tương lai cho chính mình.

https://www.youtube.com/watch?v=Ny2gl9EMTl4