Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Giới hạn quyền lực công vụ trong các mối quan hệ xã hội

nguồn: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suy-ngam/807868/gioi-han-cua-quyen-luc-cong-vu-trong-cac-moi-quan-he-xa-hoi.
Trước hết nói về người thừa hành công vụ. Về nguyên tắc, cán bộ, nhân viên đang thừa hành công vụ, gọi theo cách khác là thực thi QUYỀN LỰC CÔNG VỤ (cho phép hoặc không cho phép), là người đại diện cho quyền lực nhà nước dù chỉ là một nhân viên hành chính, bảo vệ hay công an ở cấp thôn, xã... Vì là người đại diện cho quyền lực nhà nước thực thi quyền lực công vụ nên họ phải ứng xử trong mối quan hệ với công dân theo những quy định pháp lý. Và đây là quan hệ giữa con người với con người nên bên cạnh tuân theo quy định pháp lý họ phải tuân theo những quy tắc đạo đức mà xã hội công nhận.
Không ai nghi vấn quyền lực mà Nhà nước trao cho cán bộ công vụ nhưng việc sử dụng quyền lực công vụ lại phụ thuộc vào năng lực, đặc biệt là phẩm chất của người cán bộ công vụ.Có thể thấy về lý thuyết hầu hết các cơ quan nhà nước đều quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người thực thi quyền lực công vụ.Song, bản chất người là luôn lợi dụng quyền lực công vụ để thỏa mãn cơn khát về danh, phận (cũng là một thứ trục lợi), tiền tài.Một khi con người được trao quyền lực họ sẽ có xu hướng nghĩ rằng quyền lực công vụ luôn dành cho họ, và họ có quyền nắm giữ suốt những năm tháng làm việc, trong quá trình nắm giữ muốn sử dụng như thế nào là quyền của họ. Do đó họ đã ứng xử với người dân đến "nhờ vả" theo cách trịch thượng để có được kết quả đúng như những gì họ muốn. Dưới mắt họ, những công dân đến với họ vì quyền lợi (dù là hợp pháp, chính đáng hoặc không) đều "tối dạ" hoặc "ngang ngạnh coi thường thẩm quyền" của họ. Chính vì thế mà có những người thường xuyên gia tăng cách hành xử phi văn hóa đối với người dân. Khi hành xử phi văn hóa như vậy thì họ bị người dân căm ghét. Nhưng thái độ căm ghét của người dân lại là chất xúc tác tiêu cực để hành vi phi văn hóa trong một bộ phận cán bộ công vụ - nhất là ở cấp cơ sở của hệ thống chính quyền - gia tăng. Trong nhiều trường hợp, họ dùng vũ lực để khẳng định vị trí và quyền lực trước những người dân đang căm ghét họ ra mặt để buộc ai đó phải nể sợ. Ngược lại, nếu được ca ngợi và được ve vuốt bằng những lợi ích vật chất (còn được gọi là chất bôi trơn) họ sẽ giải quyết công việc dựa trên sự thiên vị nhuốm màu tiền bạc và sự thỏa mãn quyền lực.
Thực ra họ ảo tưởng về chính mình, vì quyền lực công vụ là của Nhà nước, họ chỉ được Nhà nước giao cho chứ không phải con người họ tạo nên quyền lực. Sự ảo tưởng khác nhau dẫn đến sự lạm dụng quyền lực ở mức độ khác nhau. Họ cố tình không biết rằng Nhà nước cho họ mọi thứ, còn họ đang làm hại Nhà nước bằng việc lạm dụng quyền lực công vụ được giao để trục lợi. Khi tiếp xúc với những cán bộ công quyền và bị đối xử phi văn hóa làm cho người dân có cảm thức mất tự do và bị xúc phạm. Nếu tình trạng lạm dụng quyền lực công vụ để làm bậy trở nên phổ biến sẽ đưa đến thảm họa cho xã hội và chế độ, sẽ làm tan vỡ cả hệ thống nhà nước mà không cần một cuộc chiến tranh nào.
Hầu hết những vụ người thi hành công vụ lợi dụng quyền lực công vụ để đe dọa, xúc phạm, hành hung người khác (hoặc ngược lại) chưa được xử lý triệt để, mà chỉ dừng lại ở mức phạt hành chính hoặc tự thỏa thuận giải quyết với nhau. Trong chúng ta ít nhất cũng một vài lần thất vọng khi chứng kiến việc xử lý một vài vụ việc theo mô hình "trống đánh xuôi kèn thổi ngược", hoặc "để lâu... hóa bùn". Cái hố đen khoảng cách giữa việc thụ lý "kiên quyết" ban đầu và kết quả xử lý cuối cùng ngày càng sâu hơn, rộng hơn, sẽ làm cho người ta mất lòng tin vào sự công minh và nguyên tắc bất vị thân trong thực thi pháp luật - ít nhất là về mặt lý thuyết. Do đó, những cán bộ lợi dụng quyền lực công vụ để trục lợi về tinh thần, vật chất (hoặc ngược lại) luôn trở thành gánh nặng (nếu không nói là lực lượng phản lại sự vận động) của quá trình phát triển. Việc cần có chiến lược để gỡ bỏ gánh nặng - lực lượng chống lại sự phát triển, là hết sức cần thiết.
Chúng ta không thể xây dựng và phát triển đất nước dựa trên tình trạng phổ biến tham nhũng và thái độ ứng xử tồi tệ của cán bộ công vụ đối với người dân. Xã hội phát triển cũng không phải được xây nên từ sự từ bỏ nền tảng pháp lý và đạo đức, cũng không phải từ sự thỏa hiệp những lợi ích phi pháp của những cá nhân và một bộ phận xã hội. Xử lý nghiêm, loại bỏ những người vi phạm ra khỏi bộ máy vận hành là hết sức cần thiết. Chỉ khi cá nhân được đặt trong các mối quan hệ công vụ thì cá nhân đó mới là người đại diện của tổ chức, còn khi cách li khỏi quyền lực công vụ thì họ không còn có giá trị đại diện. Trong những giải pháp cải cách công vụ là phải kiên quyết sa thải những người lợi dụng quyền lực công vụ để trục lợi, xử lý nghiêm minh bằng biện pháp pháp lý những người lợi dụng quyền lực công dân, quyền lực báo chí và cả quyền lực công vụ để bắt người khác thực hiện theo lợi ích phi pháp của mình. Không ai đứng trên pháp luật, dù họ là ai - đó là nguyên tắc của một xã hội tiến bộ,văn minh. 

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

CÁC NGUYÊN LÝ CỦA NỀN PHÁP QUYỀN

nguồn: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_principles_vii.html
Trong hầu hết lịch sử nhân loại, giai cấp thống trị và luật pháp đồng nghĩa với nhau, luật pháp đơn giản chỉ là ý chí của giai cấp thống trị. Bước đầu tiên để thoát khỏi chính thể chuyên chế đó là khái niệm pháp quyền, kể cả khái niệm kẻ thống trị cũng phải tuân thủ luật pháp và phải cai trị bằng các công cụ pháp luật. Các nền dân chủ đi xa hơn bằng việc xây dựng pháp quyền. Mặc dù bất cứ xã hội hay hệ thống chính phủ nào cũng đều có vấn đề, nhưng pháp quyền bảo vệ các quyền chính trị, xã hội và kinh tế cơ bản và nhắc nhở chúng ta rằng chính thể chuyên chế và vô luật pháp không phải là những lựa chọn duy nhất.
  • Pháp quyền có nghĩa là không một cá nhân nào, dù là tổng thống hay công dân, được đứng trên luật pháp. Các chính phủ dân chủ thực thi quyền lực bằng luật pháp và bản thân họ cũng phải chịu những hạn chế của luật pháp.
  • Luật pháp phải thể hiện ý chí của nhân dân, chứ không phải ý muốn của các vị hoàng đế, những nhà độc tài, các tướng lĩnh, chức sắc tôn giáo hay các đảng phái chính trị tự phong.
  • Công dân ở các nền dân chủ sẵn sàng tuân thủ luật pháp của xã hội bởi vì họ đang tuân thủ chính những nguyên tắc và quy định của họ. Công lý đạt được một cách hoàn thiện nhất khi luật pháp được xây dựng bởi chính người dân, những người phải tuân thủ luật pháp.
  • Theo pháp quyền, một hệ thống toà án độc lập và vững mạnh phải có sức mạnh, quyền lực, các nguồn lực và uy tín để buộc các quan chức chính phủ, kể cả những nhà lãnh đạo cao nhất phải chịu trách nhiệm trước các quy định và luật pháp của quốc gia.
  • Vì thế các thẩm phán phải là những người được đào tạo tốt, có chuyên môn, độc lập và vô tư. Để thực hiện được vai trò quan trọng của họ trong hệ thống chính trị và pháp lý, các thẩm phán phải trung thành với các nguyên tắc dân chủ.
  • Luật pháp của một nền dân chủ có thể có nhiều nguồn: hiến pháp thành văn, các bộ luật và quy định; các giáo huấn tôn giáo và sắc tộc; các thông lệ và truyền thống văn hóa. Dẫu có nguồn gốc gì đi nữa, luật pháp phải có những quy định bảo vệ các quyền và sự tự do của công dân:
    • Theo yêu cầu được bảo vệ bình đẳng trước luật pháp, luật pháp không được áp dụng riêng cho bất cứ cá nhân hay nhóm người nào.
    • Công dân không bị bắt giữ tuỳ tiện, nhà cửa không bị khám xét mà không có lý do chính đáng hoặc không bị tịch thu tài sản cá nhân.
    • Công dân phạm tội phải được xét xử công khai và nhanh chóng, được đối diện và chất vấn những người cáo buộc. Nếu bị kết án, họ có thể không phải chịu những hình phạt dã man và hoặc bất thường.
    • Công dân không bị ép buộc phải nhận tội. Nguyên tắc này bảo vệ cho công dân khỏi bị ép buộc, lạm dụng hoặc đánh đập và giảm đáng kể tình trạng cảnh sát sử dụng những biện pháp đó.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Bàn về tự do (John Stuart Mill_Nguyễn Văn Trọng dịch) tóm tắt 3 (trang 33-57)

p33 Mục đích của luận văn này là khẳng định một nguyên lý kiểm soát xã hội đối với bản thân cá nhân. Nguyên lý ấy là mục đích duy nhất của nhân loại (cá nhân, tập thể) nhắm tới trong việc can thiệp tới quyền tự do hoạt động của bất cứ thành viên phải là sự tự bảo hộ. Tức là quyền lực nhà nước có thể thực thi chính đáng đối với các thành viên chống lại ý chí của anh ta, chỉ khi nó nhằm ngăn chặn tổn hại cho những người khác. Anh ta không bị cưỡng ép phải làm hay nhẫn nhịn điều gì, với lý do cái đó sẽ làm cho anh ta hạnh phúc hơn, hoặc với lý do theo ý kiến của những người khác cho rằng như thế là khôn ngoan hơn, hay thậm chí là đúng đắn. Để biện minh cho việc muốn ngăn cản anh ta thì hành vi của anh ta phải là toan tính gây điều xấu cho ai đó. Chỉ phần cư xử của ai đó liên can đến người khác mới phải vâng theo xã hội. Trong phần cư xử giới hạn liên can đến bản thân anh ta, sự độc lập của anh ta là một quyền hạn tuyệt đối. Con người cá nhân là chúa tể đối với bản thân anh ta, đối với thân thể và tâm hồn của riêng anh ta.
*.Một người có thể làm điều xấu cho người khác không chỉ bằng những hành động của mình mà còn bằng cả việc không hành động nữa, trong cả hai trường hợp anh ta đều phải chịu trách nhiệm với họ về tổn hại gây ra.
p47. Bàn về tự do tư tưởng, tự do thảo luận.
 Hy vọng đã qua rồi cái thời cần phải bảo vệ quyền tự do báo chí như là một trong những bảo đảm an toàn chống lại nền cai trị tham nhũng và chuyên chế. Chúng ta có thể xem như bây giờ không cần thiết để đưa ra bất cứ luận cứ nào phản đối chính quyền hành pháp và lập pháp không đồng nhất về quyền lợi với dân chúng, nhưng lại có quyền gán ghép ý kiến của mình cho dân chúng và qui định cho họ học thuyết nào hay luận cứ nào họ được phép nghe. Bất cứ một chính phủ có trách nhiệm với dân chúng hay không mà lại thường xuyên mưu toan kiểm soát việc biểu lộ ý kiến, thì chính phủ đó sẽ tự biến mình thành một công cụ cho sự không dung thứ của công chúng. Vậy ta giả sử rằng: chính phủ với dân chúng là một chính phủ không bao giờ nghĩ đến việc dùng quyền lực để ép buộc (trừ khi sự ép buộc đó thuận theo tiếng nói của dân chúng). Nhưng tôi phủ nhận quyền của dân chúng thực hiện sự ép buộc đó, dù là họ đích thân thực hiện hay thông qua chính phủ của họ. Khi quyền đó được sử dụng theo công luận thì cũng là cái có hại hay thậm chí còn hại nhiều hơn là trường hợp đối lập với công luận. Nếu toàn thể nhân loại trừ ra một người đều cùng một ý kiến, và chỉ có một người có ý kiến trái lại, thì việc bắt người đó phải ngậm miệng (bỏ tù), nhân loại cũng không vẻ vang gì. Nhưng cái xấu xa của việc bắt một ý kiến không được trình bày là sự đánh cắp đối với loài người, với các thế hệ mai sau hay hiện nay, thiệt hại cho người bất đồng với ý kiến đó hơn là cho người giữ ý kiến đó. Nếu ý kiến đó là đúng thì người ta đã bị tước đi cơ hội bỏ cái sai lấy cái đúng, nếu ý kiến đó là sai thì có mất đi một cái lợi lớn là cảm nhận được cái đúng một cách minh triết và sống động hơn.
Cần phải xem xét riêng hai giả thiết này, mỗi cái có lý lẽ riêng phù hợp với nó. Chúng ta không bao giờ chắc chắn rằng cái ý kiến mà ta đang cố dập tắt là một ý kiến sai lầm; ngay nếu như chúng ta tin chắc đi nữa thì việc dập tắt nó vẫn là một điều xấu xa.
Thứ nhất, cái ý kiến đang bị quyền uy cố dập tắt đi có thể là đúng. Tất nhiên những người muốn dập tắt nó phủ nhận sự thật này nhưng họ đâu phải là thánh thần mà không hề sai bao giờ. Họ không có thẩm quyền quyết định cho toàn thể nhân loại và tước đi phương tiện xét đoán của bất cứ người nào. Khước từ lắng nghe một ý kiến vì họ tin chắc ý kiến đó là sai lầm, có nghĩa là coi sự tin chắc của họ là chắc chắn tuyệt đối. Mọi sự bịt miệng trong thảo luận đều hàm ý tính không bao giờ sai. Khốn khổ thay cho loài người là cái sự thật về tính có thể sai lầm lại thường xảy ra, hiện thời thì ai cũng biết rõ là mình có thể sai lầm, nhưng ít người chịu nghĩ là cần phải đề phòng tính có thể sai lầm của mình, hay thú nhận rằng bất cứ ý kiến nào mà họ cảm thấy rất chắc chắn lại có thể là một ví dụ về sự lầm lẫn.
Mỗi thời đại đều đã bảo vệ nhiều ý kiến mà các thời đại sau chẳng những coi là sai lầm mà còn coi là ngớ ngẩn nữa, và hẳn là nhiều ý kiến hiện nay được thừa nhận rộng rãi sẽ bị các thời đại tương lai bác bỏ. Việc ngăn cấm truyền bá những gì sai trái thì cái giả thiết không bao giờ sai là luôn luôn đúng ? Chẳng lẽ vì cớ nó có thể sai lầm mà bảo người ta không được làm ? Chẳng lẽ chúng ta có quyền ngăn cấm quyền được có thể sai lầm của người khác ? Giả sử như ta không bao giờ hành động theo ý kiến của ta, chỉ vì những ý kiến ấy có thể sai, thì ta phải bỏ hết mọi quyền lợi của ta để tự tìm ra cái đúng ? Nghĩa vụ của chính phủ và các cá nhân là hình thành các ý kiến chân thực nhất như  họ có thể, hình thành các ý kiến một cách thận trọng, và không bao giờ áp đặt chúng cho người khác, ngoại trừ khi cảm thấy chắc chắn rằng họ đúng. Nhưng khi họ cảm thấy chắc chắn rồi (những người biện bạch có thể nói thế), mà chùn lại không hành động theo ý kiến của mình thì là hèn nhát, như thế tức là cho phép các học thuyết mà họ trung thực nghĩ rằng chúng nguy hiểm cho hạnh phúc của loài người, được lan truyền ra ngoài mà không bị kiềm chế, chỉ vì lẽ đã từng có những người khác, ở vào các thời buổi chưa được khai sáng, đã ngược đãi các ý kiến nay được tin là đúng. Con người và chính phủ phải hành động tốt nhất như có thể theo khả năng của họ. Chúng ta có thể và cần xem ý kiến của chúng ta là đúng để hướng dẫn hành vi của chúng ta: và chẳng có gì là ngạo mạn quá đáng khi chúng ta ngăn cấm những kẻ xấu làm hại xã hội bằng cách truyền bá những ý kiến mà chúng ta coi là sai lầm và có hại.
Tôi xin trả lời rằng : như thế là ngạo mán rất quá đáng. Một ý kiến được coi là đúng, khi mà trong mọi cơ hội thử thách, nó vẫn không bị bác bỏ. Sự tự do trọn vẹn trong việc phản bác lại ý kiến của chúng ta chính là điều kiện biện minh cho chúng ta trong việc xem mục tiêu hành động là chân lý; và không có điều kiện nào khác hơn để cho con người, với những khả năng giới hạn của mình, có thể có được sự đảm bảo rằng ý kiến mình là đúng. Đa số những người xuất chúng của bất cứ thế hệ nào trong quá khứ cũng đã bênh vực nhiều ý kiến mà ngày nay biết là sai lầm và họ cũng đã từng tán thành những việc mà ngày nay không một ai cho là đúng nữa. Vì vậy thì tại sao xét về toàn thể lại có ưu thế nghiêng về những ý kiến có lý? Phẩm chất tinh thần của loài người là một thực thể có trí tuệ và đạo đức. Con người có khả năng sửa chữa sai lầm của mình bằng thảo luận và trải nghiệm. Những ý kiến và thực tiễn sai lầm dần dần tạo nên các sự kiện và luận cứ, tuy nhiên sự kiện và luận cứ trước hết phải được nêu ra mới có tác dụng lên trí tuệ được. Có rất ít các sự kiện tự thân nói lên được thực chất của chúng mà không cần bình luận để đưa ra được ý nghĩa của chúng. Sự suy xét của con người có một đặc tính: nó có thể cho điều này là đúng hay là sai trái, và chỉ khi nào nắm được các phương tiện xác định đúng sai trong tay thì sự suy xét mới đáng tin cậy. Trong trường hợp sự suy xét của ai đó thực sự đáng được tin cậy thì nguyên nhân là ở đâu? Đó là bởi anh ta luôn mở trí tuệ để đón nhận sự phê phán đối với các ý kiến và cung cách cư xử của mình. Đó là anh ta luôn lắng nghe tất cả những gì có thể nói ra chống lại anh ta; khai thác thật nhiều lợi ích từ việc đó và giải thích cho bản thân mình rõ, và nếu có dịp thì cho cả người khác. Đó là bởi anh ta cảm nhận thấy rằng, cách thức duy nhất để con người tiếp cận với tri thức về đối tượng xem xét, là lắng nghe những gì có thể nói về đối tượng đó bởi những người có ý kiến khác nhau và nghiên cứu mọi kiểu cách nhìn nhận đối tượng của những người có tính cách tinh thần khác nhau. Không có một người minh triết nào thu nhận được sự thông tuệ bằng bất cứ kiểu nào khác hơn thế, mà bản chất trí tuệ con người cũng không cho ai trở thành minh triết bằng một cách nào khác hơn được. Cái thói quen thường xuyên hiệu chỉnh và hoàn thiện ý kiến của mình bằng cách đối chiếu nó với ý kiến của những người khác tuyệt nhiên không phải là việc hoài nghi hay do dự khi thực hiện, mà chỉ là sự thiết lập cơ sở vững chắc duy nhất cho niềm tin vào nó: vì rằng: một khi đã biết được mọi điều có thể nói ra chống lại anh và giữ cho mình một lập trường xác định chống lại mọi phía phản bác - hiểu rằng mình đi tìm kiếm các phản đối và khó khăn chứ không lãng tránh chúng, và đã không che lấp ánh sáng soi rọi đối tượng từ mọi góc độ - anh ta có quyền nghĩ rằng sự suy xét của anh ta là tốt  hơn sự suy xét của bất cứ ai khác hay bất cứ đám đông nào không trải qua một quá trình tương tự. Cũng không phải là quá đáng khi đòi hỏi những người minh triết nhất của loài người, cần  phải tỏ ra xứng đáng với sự tin cậy dành cho họ bằng cách đặt mình dưới sự tra vấn trước một tập hợp hỗn tạp bao gồm số ít những người minh triết và số đông các cá nhân kém trí tuệ, là cái tập hợp được gọi là dân chúng. p57

bản lưu từ tóm tắt 1 đến tóm tắt 3:
https://drive.google.com/file/d/0B3m4ZemQxIjQMVNKckpXaUlUMFU/view?usp=sharing

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Bàn về tự do (John Stuard Mill _ Nguyễn Văn Trọng dịch) tóm tắt 2 (trang 24-27)

Trong các lập luận chính trị thì "sự chuyên chế của đa số" được xếp vào loại những điều xấu xa mà xã hội cần đề phòng chống lại. Cũng giống như các nền chuyên chế khác, những nền chuyên chế của đa số đều dựa trên sự sợ hãi của dân chúng với các hành động của công quyền. Khi nhà nước chuyên chế đối với các cá nhân riêng rẽ cấu thành nó thì các phương tiện thực thi chuyên chế sẽ không giới hạn hành vi do bàn tay của các viên chức (công chức) chính trị thực hiện. Khi đó các viên chức thi hành các huấn lệnh bất kể đúng hay sai và nhúng tay vào những việc đáng lẽ ra không nên làm. Các chế độ chuyên chế tạo ra những nhân viên công quyền chỉ biết vâng lệnh mà không được từ chối làm điều sai trái (điều vi phạm đạo đức, tình người...). Vì vậy việc bảo hộ chống lại sự chuyên chế là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải bảo hộ chống lại cả sự chuyên chế của ý kiến và cảm xúc đang thịnh hành, chống lại xu thế của xã hội áp đặt những ý tưởng và tập quán của riêng nó thành qui tắc cư xử cho những người bất đồng với nó bằng những phương tiện ngoài khuôn khổ các trừng phạt dân sự; chống lại xu thế của xã hội trói buộc sự phát triển, ngăn cả việc hình thành bất cứ cá tính nào không hoà hợp với cung cách của nó. Có một sự giới hạn cho sự can thiệp hợp pháp của ý kiến tập thể với sự độc lập của cá nhân, việc tìm ra giới hạn này và giữ cho nó không bị lấn quyền là điều không thể thiếu để tạo điều kiện tốt cho hoạt động của con người cũng như bảo hộ chống lại sự áp chế chính trị. Tất cả những gì đem lại giá trị cho sự tồn tại cuẩ mỗi người phụ thuộc vào sự thực thi việc kiềm chế hành động của những người khác. Vì vậy, một số qui tắc cư xử nào đó cần phải được áp đặt, trước hết là bằng pháp luật và dư luận đối với nhiều vấn đề không phải là đối tượng áp dụng của pháp luật... Không có hai thời đại nào, và hiếm khi có hai đất nước nào lại quyết định giống nhau, và sự quyết định của một thời đại hay một đất nước này lại là điều gây ngạc nhiên cho thời đại và đất nước khác. Ấy thế mà dân chúng của một thời đại hay của một đất nước nào đó lại vẫn chẳng hề thấy khó khăn gì trong quyết định của họ, cứ như là chuyện nhân loại đã luôn thoả thuận như thế. Những qui tắc mà họ thiết lập với nhau có vẻ như là tự bản thân nó là hiến nhiên và đúng đắn đối với họ. Cái ảo tưởng gần như là toàn cầu đó là một trong những thí dụ về ảnh hưởng ma thuật của tập quán. Tác dụng của tập quán trong việc ngăn chặn sự hoài nghi đối với các qui tắc cư xử mà loài người áp đặt cho nhau lại càng triệt để, bởi vì tập quán là đối tượng được coi như là không cần phải đưa ra lý lẽ để giải thích, không những là người này đối với người kia mà cả mỗi người đối với chính bản thân mình. Dân chúng được tập cho thói quen tin tưởng và được khuyến khích giữ niềm tin rằng cảm nhận của họ đối với những thứ có bản chất như thế còn tốt hơn cả lý lẽ và xem lý lẽ là điều không cần thiết, rằng bất cứ ai cũng cần hành động giống như anh ta và cũng nên hành động giống những người mà anh ta yêu thích. Thực tế không ai chịu thừa nhận với chính mình rằng chuẩn mực xét đoán của anh ta chỉ là cái ý thích riêng của anh ta. Khi một ý kiến về quan điểm cư xử mà không được lý lẽ hậu thuẫn thì chỉ có thể coi là ý thích riêng của cá nhân, còn lý lẽ nếu có mà chỉ đơn thuần là lời hiệu triệu đối với một sở thích tương tự được cảm nhận bời nhiều người khác, thì nó cũng chỉ là ý thích của nhiều người thay vì một người mà thôi. Tuy nhiên, đối với một cá nhân bình thường thì cái sở thích riêng của anh ta được hậu thuẫn như thế, là lý lẽ hoàn toàn thoả đáng và duy nhất mà anh ta dựa vào để xét đoán về đạo đức, sở thích, tính đúng sai.
tóm tắt 3 (tiếp theo) : http://1980x.blogspot.com/2015/09/ban-ve-tu-do-john-stuart-millnguyen-van.html

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Bàn về tự do (John Stuard Mill _ Nguyễn Văn Trọng dịch) tóm tắt 1 (trang 17-23)

Bàn về tự do: bàn về tự do dân sự (tự do xã hội): tức là bàn về các giới hạn của quyền lực mà xã hội (nhà nước, chính phủ) có thể thực thi một cách chính đáng đối với cá nhân (công dân). Đây là vấn đề thực tế của thời đại, và chẳng bao lâu nữa người ta phải thừa nhận như là vấn đề sinh tử của tương lai.
Cuộc đấu tranh giữa tự do và quyền uy (quyền lực nhà nước) là đặc trưng nổi bật nhất của phần lớn lịch sử chúng ta, đặc biệt là trong lịch sử Hi Lạp, La Mã và nước Anh. Nhưng vào thời cổ xưa, đây là cuộc tranh đoạt giữa dân chúng (một giai cấp) với chính quyền. Quyền tự do thời đó là sự bảo vệ chống lại chuyên chế của kẻ nắm quyền chính trị. Kẻ cầm quyền bị coi là ở vị trí đối kháng với những người mà họ cai trị. Kẻ cầm quyền có thể là một phe nhóm hay một giai tầng, nắm giữ quyền uy do thừa kế hay chinh phục, nhưng trong trường hợp nào đi nữa cũng đều không phải do ý nguyện của người bị trị. Dù có vận dụng các biện pháp phòng vệ nào đi nữa nhằm chống lại các hành động áp bức, người ta cũng không dám ước mong tranh đoạt quyền tối thượng này. Quyền lực của kẻ cai trị được xem là cần thiết, nhưng cực kỳ nguy hiểm; kẻ cai trị có thể mưu toan sử dụng nó như một vũ khí chống lại dân chúng cũng giống như chống lại kẻ thù bên ngoài. Để ngăn chặn không cho các thành viên yếu ớt hơn của cộng đồng bị làm mồi cho những đàn kền kền khác thì cần phải có những con thú dũng mạnh hơn tất cả những con khác, được uỷ nhiệm đi ngăn cản chúng. Thế nhưng vua chúa của những con kền kền thì cũng thèm khát thịt bầy đàn không kém hơn những con quái vật tham lam khác, cho nên cứ mãi mãi không bao giờ chấm dứt thái độ đề phòng cái mỏ và móng vuốt của nó. Vì vậy, mục đích của những người yêu đất nước là thiết lập những giới hạn đối với quyền lực mà kẻ cầm quyền phải chịu, khi thực thi quyền lực đối với cộng đồng, và sự giới hạn này chính là cái mà ta muốn nói trong khái niệm tự do. Có hai phương cách được thử nghiệm: thứ nhất là dành được những quyền miễn trừ nào đó, được gọi là những quyền tự do chính trị, theo đó nếu kẻ cai trị bội ước lấn quyền thì bị coi là vi phạm trách nhiệm và một khi điều đó xảy ra thì sẽ có một sự kháng cự đặc biệt hay nổi loạn toàn thể được thực thi hợp pháp. Phương cách thứ 2: là hình thành một thiết chế kiểm tra theo hiến pháp; theo đó, sự tán đồng của cộng đồng hay một thực thể nào đó đại diện cho quyền lợi của họ, là điều cần thiết cho một số hành động nào đó của quyền lực cai trị. Chừng nào đó loài người vẫn còn phải chiến đấu với kẻ thù này bằng kẻ thù khác (kẻ cai trị) thì họ còn bị cam chịu cai trị bởi một ông chủ, thì họ chưa thể đưa ra được ý nguyện về tự do của mình.
Tuy nhiên thời đại mới đã đến, theo bước tiến bộ của các hoạt động con người, khi người ta không còn nghĩ đó như là một điều cần thiết tự nhiên (rằng kẻ thống trị phải là một quyền lực độc lập và đối lập về quyền lợi với họ), tốt hơn là các loại quan cai trị phải là người họ thuê làm hay là đại biểu có thể bị họ bãi miễn theo ý muốn. Họ tưởng chừng, bằng cách đó thôi, có thể có được sự an toàn triệt để, đảm bảo rằng quyền lực cai trị sẽ không bao giờ bị lạm dụng gây thiệt hại cho họ. Dần dần, cái đòi hỏi mới mẻ về những người cầm quyền có thời hạn và được bầu ra, trở thành mục tiêu trọng yếu trong nỗ lực của các đảng bình dân ở bất cứ đâu có đảng như thế, nó làm cho nỗ lực trước đây nhằm hạn chế quyền lực của kẻ cầm quyền bị gác lại ở một mức độ đáng kể. Khi người ta tiếp tục theo đuổi cuộc đấu tranh nhằm tạo ra quyền lực cai trị từ các cuộc lựa chọn định kỳ của người bị trị, thì một số người bắt đầu nghĩ rằng sự hạn chế của bản thân quyền lực đã được gán cho một tầm quan trọng hơi quá đáng. Biện pháp ấy chỉ nhằm chống lại người cầm quyền có quyền lợi thường xuyên đối lập với quyền lợi của người dân. Điều mong muốn bây giờ là người cầm quyền phải được đồng nhất với nhân dân, rằng quyền lợi và ý chí của họ phải là quyền lợi và ý chí của quốc gia. Quốc gia không cần phải được bảo hộ chống lại ý chí của chính mình. Không phải e sợ sự chuyên chế tự mình đối với chính mình. Hãy để những người cầm quyền chịu trách nhiệm một cách hiệu lực với quốc gia, có thể bị quốc gia bãi nhiễm nhanh chóng, và quốc gia tin cậy giao cho họ cái quyền lực mà quốc gia có thể điều khiển việc sử dụng ra sao. Quyền lực của họ chỉ là quyền lực của bản thân quốc gia, được tập trung lại dưới một hình thức tiện lợi cho việc vận dụng.
Giờ đây, người ta đã nhận ra rằng những từ như "nhà nước tự quản" và "quyền lực của nhân dân đối với chính mình" không biểu đạt được cái thực chất của nó. Cái nhân dân thực thi quyền lực không phải lúc nào cũng là cái nhân dân chịu sự thực thi quyền lực; còn cái nhà nước tự quản được nói tới không phải là cái nhà nước mỗi người tự quản lấy mình, mà là mỗi người bị quản bởi những người khác. Hơn thế nữa, cái ý chí của nhân dân trên thực tế có ý nghĩa là ý chỉ của số đông nhất hay của một bộ phận tích cực nhất của nhân dân; của cái đa số, hay của cái số người đã thành công trong việc được chấp nhận như là đa số; do đó mà nhân dân có thể muốn áp chế một bộ phận của mình; cho nên sự đề phòng  để chống lại bất cứ sự lạm quyền là rất cần thiết. Bởi vậy, sự giới hạn quyền lực của chính phủ đối với các cá nhân không mảy may mất đi tầm quan trọng khi những người nắm quyến phải thường kỳ giải trình trước cộng đồng.
tóm tắt 2 (tiếp theo) http://1980x.blogspot.com/2015/09/ban-ve-tu-do-john-stuard-mill-nguyen_17.html

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

CHUYỆN NGƯỜI ĐI TÌM CÔNG LÝ

Ở một xứ sở nọ, họ gọi là xứ thiên đường hay thần tiên. Ở đó rất lắm con đường và chúng thực vòng vèo, khó đi, nhưng chỉ có một đích đến, là tòa lâu đài nguy nga của kẻ cai trị xứ ấy.
Nhưng chưa một ai được thấy mặt nó thế nào mà chỉ mô tả qua lời kể của những người dân khốn khổ ở nơi đây. Vì kẻ cai trị đó độc tài, tàn ác và luôn trung thành đến mù quáng với một cuốn sách duy nhất mà kẻ này đang tìm kiếm trong đó thứ quyền lực nhằm hiện thực chúng để cai trị hữu hiệu hơn đối với đám dân thường ngu muội và cam chịu của mình.
Một hôm, có một người tên Lẽ Phải, ở nơi khác đến bị lạc và bị kẻ cai trị đó bắt giam và đem nhốt trong ngục tối.
Rồi một ngày nọ, có một người ở xứ sở khác đến tìm kiếm và làm sao thương thuyết với tên cai trị kia. Nơi anh ở là nơi mà người ta gọi là giãy chết, nơi của bất công, nguy hiểm, nơi không có tự do, không có con đường nào khác là rồi sẽ dẫn đến xứ thiên đường này.
Người ấy tên là Công Lý. Khi đến nơi. Anh liền hỏi một người dân trông khá giản dị gần đó:
- Ông, hãy làm ơn chỉ cho tôi biết nơi có Lẽ Phải được không? Tôi là người ở nơi khác mới đến.
Người dân kia thật thà chỉ dẫn:
- Cũng không khó lắm. Để tìm được Lẽ Phải, anh hãy rẽ trái, nhớ là chỉ luôn rẽ trái. Nhưng đầu tiên, anh hãy chuẩn bị một chiếc phong bao hoặc một chiếc túi thật to, bỏ vào trong đó càng nhiều thứ có giá trị càng tốt. Sau khi anh rẽ trái 4 lần mà từng lần vuông góc với nhau. Anh cứ thế đi thẳng. Đến khi gặp một người gác cổng tên là Tòa Án. Hãy đưa chiếc phong bao này cho họ và họ sẽ chỉ cho anh biết nơi có Lẽ Phải.
Nghe thấy vậy, Công Lý mừng lắm. Theo chỉ dẫn, anh đã đi với khí thế hừng hực và tin rằng mình sẽ sớm tìm được Lẽ Phải đã bị tên cai trị tàn ác kia bắt giam mà không một lý do.
Nhưng đi mãi, đi mãi, anh vẫn không thấy tới những ngã rẽ như người dân kia chỉ dẫn. Trên con đường ấy, con đường rất dài dẫn anh đi gần như khắp xứ thần tiên này, anh đã gặp rất nhiều cảnh đói khổ của người dân nơi đây. Nhiều người bị hà hiếp, cái ác thì hoành hành khắp nơi. Anh không biết làm cách nào để giúp hết được cả xứ sở thiên đường đầy xót xa trước mắt kia. Trong khi, chúng dân vẫn phải tôn thờ và xưng tụng kẻ cai trị tàn ác và hà khắc kia là đức cứu thế chúng sinh, cho chúng cuộc sống và sự cai trị ôn hòa, tốt đẹp hôm nay.
Anh đành lòng đi tiếp, dù lương thực đã hết, mọi tài sản có giá trị đã đem giúp dân và bán hết để chi tiêu, vậy là anh gần như khánh kiệt, nhưng vẫn phải giữ nguyên chiếc phong bao căng tròn kia để tìm ra Lẽ Phải mà anh tin đang ở rất gần.
Anh đi mà sức lực đã kiệt. Thời gian thấm thoắt gần 10 năm. Sau 4 lần rẽ vuông góc, anh đến được một cánh cổng và có người đàn ông đứng gác ở đó có tên là Tòa Án.
Anh liền vui mừng và như quên hết mọi mệt nhọc, đói khát đã qua. Anh hồ hởi hỏi:
- Anh là Tòa Án có phải không? Người canh gác Lẽ Phải?
Người đàn ông nhanh nhảu trả lời:
- Nơi này duy chỉ có ta là người ngươi đang tìm kiếm.
Như đã biết trước sự tình. Người gác cổng này lại nói tiếp:
- Có người nhờ người chuyển một chiếc túi đầy cho ta?
Anh liền chợt sực nhớ ra và vui vẻ đáp lời:
- Ngài đúng là tiên tri như biết cả mọi việc. Của ngài đây. Tất cả là vậy. Xin gửi tới ngài.
Người gác cổng đưa tay đón lấy chiếc túi nặng trĩu với vẻ rất vui mừng.
Người mang tên Công Lý nhìn kỹ nụ cười và thấy quen quen như của 10 năm trước đã gặp ở chính xứ này và tại nơi này.
Ngẫm nghĩ một lúc, anh nhận ra, chính ông ta là người chỉ đường năm nọ cho mình. Anh liền nghiêm mặt lại và hỏi ngay:
- Vẫn là ông? Tại sao ông làm mất thời gian, tiền của và sức khỏe của tôi, trong khi tôi trở về chỗ cũ và vẫn chỉ gặp ông?
Người gác cổng lạnh lùng một cách mánh khóe:
- Trong lúc anh đi, tôi đã được chỉ định làm người đứng đây chờ anh. Đừng nóng nảy như vậy.
Công Lý liền quát lên:
- Vậy đừng để mất thời gian thêm nữa. Hãy cho tôi gặp và thả Lẽ Phải ra ngay đi thôi.
Nguời gác cổng cầm túi đồ liền quay lưng lại, mở cánh cửa ra, đi vào, rồi đóng khép vội và ném vọng lại một câu văng vẳng:
- Ngươi tìm nhầm chỗ rồi. Lẽ Phải không có ở đây. Người cai trị đã thủ tiêu nó trước khi cảnh cửa này tồn tại.
Công Lý nghe đến thế, liền đột quỵ và cũng tức tưởi ra đi.
Người dân nơi đây thương tiếc khôn nguôi, đem Công Lý đến chôn cạnh Lẽ Phải ở gần ngay cánh cửa của tên gác Tòa Án ấy.
Hai ngôi mộ vô danh, không được ghi tên theo lệnh của kẻ cai trị đã ban bố từ khi Y tái lập nên xứ này.
nguồn: https://www.facebook.com/luatsuluanle/posts/1656913651219080

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

TT Obama trả lời câu hỏi: "Tại sao người trẻ cần quan tâm đến chính trị?"

Sau đây là một cuộc đối thoại giữa một sinh viên và Barack Obama, Tổng Thống Hoa Kỳ. Câu hỏi được đặt ra là “tại sao người trẻ cần quan tâm đến chính trị?”
Bethany: Xin thú thật với ông, trước khi tôi đến đây để thực hiện cuộc phỏng vấn này này cho YouTube, tôi không bao giờ theo dõi chuyện chính trị nhiều, và…
Obama: Bạn không phải là người duy nhất đâu.
Bethany: Rất nhiều khán giả của tôi, những người thuộc thế hệ trẻ, có vẻ như không quan tâm đến chính trị trong khi cá nhân tôi nghĩ rằng họ nên để tâm hơn nên câu hỏi của tôi cho ông là tại sao người trẻ cần phải quan tâm đến chính trị và tại sao nó lại quan trọng đối với họ?
Obama: Về cơ bản thì chính trị là cách để chúng ta tổ chức chính mình, một cách khoa học; về việc làm thế nào để đi đến những quyết định về cách chúng ta sẽ sống với nhau. Người trẻ quan tâm đến học phí đại học (ĐH) sẽ được trang trải ra sao, có phải không? Thì, sự thật của vấn đề là sở dĩ chúng ta có được những trường ĐH hiện nay là bởi vì ở một thời điểm nào đó, có những chính trị gia đã nói ‘các bạn biết gì không, chúng ta cần bắt đầu thiết lập các ĐH’ và rồi một ngày một người như Albraham Lincoln bắt đầu một ý tưởng gọi là ĐH Land-Grant. Ông ấy hiểu rằng chính phủ cần phải đầu tư và người dân cần có một nền giáo dục để sử dụng như một công cụ để thành đạt.
Các bạn là những người duy nhất sẽ sử dụng các trường cao đẳng và ĐH đó và nếu họ không được chính phủ tài trợ, học phí của các bạn sẽ tăng lên, các bạn sẽ đối đầu với nhiều khoản nợ, các bạn sẽ là những người bị ảnh hưởng. Vì vậy, tốt nhất là các bạn nên có một tiếng nói và hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra và ai là người đang quyết định những chuyện đó.
Nếu bạn quan tâm đến một đề tài chẳng hạn như quyền bình đẳng của những người đồng tính, những người thay đổi giới tính, các điều luật trong luật pháp có thể đảm bảo rằng họ không bị phân biệt đối xử. Nhưng các điều luật đó chỉ có thể được thông qua nếu chính trị cho phép chúng được thông qua.
Về môi trường, tôi lớn tuổi hơn bạn nhiều. Bạn sẽ còn ở lại rất lâu so với tôi. Nếu khí hậu cứ nóng dần và hạn hán cùng lũ lụt cứ gia tăng hay các đại dương cứ chết dần, bạn và con cái bạn sẽ là những người phải đối diện với các vấn đề đó. Chúng ta có thể ngăn chặn những điều này, nhưng chúng ta chỉ có thể ngăn chặn chúng nếu chúng ta cùng ngồi lại và bắt đầu sử dụng nhiên liệu một cách khác hơn. Cho nên, không có một quyết định nào trong cuộc sống của chúng ta không bị ảnh hưởng bởi luật pháp mà chúng ta có. Và chúng ta may mắn được sống trong một xã hội dân chủ, nơi mà tiếng nói của chúng ta có ảnh hưởng. Nhưng nếu chúng ta không tham gia…
Đơn giản là như vầy. Bạn và một số các bạn khác quyết định đi cinema. Rồi bằng cách nào đó các bạn phải quyết định sẽ đi xem phim gì vì không phải ai lúc nào cũng đồng ý với nhau cả. Các bạn sẽ phải thảo luận, phải đưa ra lý do của mình, và rồi sẽ phải thỏa hiệp; nếu không thì các bạn sẽ không gặp mặt nhau thường xuyên nữa. Đối với một quốc gia thì cũng tương tự như vậy. Chúng ta cần phải quyết định về đường hướng chúng ta muốn đi tới, về những việc chúng ta sẽ làm, về việc chúng ta sẽ sử dụng tiền tài của chúng ta như thế nào, về việc chúng ta sẽ đối xử với nhau như thế nào… Và bạn không muốn là người cứ nói ‘ok, sao cũng được, các bạn muốn làm như thế nào thì tôi sẽ làm như thế đó.’ Bạn sẽ muốn nói lên tiếng nói của mình và thể hỉện các giá trị của mình cùng những gì bạn quan tâm. Và đó là những gì vây quanh chính trị. Nó không phức tạp lắm đâu. Chỉ là những gì người ta thường làm với bạn bè và gia đình thôi. Người ta thương lượng và thỏa hiệp, cố gắng tìm ra giải pháp để chung sống với nhau. Chỉ có điều là chuyện này được thực hiện ở tầm vóc quốc gia và một số các vấn đề trở nên phức tạp nhưng các giá trị thì vẫn là những thứ bạn thường xuyên đề cập đến mà thôi. Đó là làm cách nào để có thể đối xử với nhau bằng lòng tốt, làm cách nào để quan tâm đến nhau, làm thế nào để cư xử với nhau. Và bạn biết không, tôi nghĩ người trẻ thường có những bản năng tốt nhưng đôi lúc họ chán nản vì những ồn ào và lời mắng nhiếc trên truyền hình. Chính trị không nhất thiết phải là như vậy.
Bethany: Cám ơn ông rất nhiều. (Hoàng Triết chuyển ngữ)
nguồn: https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1/posts/1194268747266537:0

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Nuôi con ở Việt Nam quá khó trong mắt mẹ Tây

nguồn: http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/cham-con/nuoi-con-o-viet-nam-qua-kho-trong-mat-me-tay-3266470.html
Tôi là người Nga, có con 15 tháng tuổi và không ngừng ngạc nhiên vì sự khác biệt trong cách nuôi dạy trẻ em ở Việt Nam, khi thấy các mẹ xứ này "cái gì cũng sợ".
Dưới đây là bài đánh giá về cách nuôi dạy con tại Việt Nam dưới góc nhìn của một bà mẹ trẻ người Nga, đã sống tại Việt Nam hơn 10 năm, lấy chồng người Việt và cả gia đình đang an cư tại miền Nam. 
Tôi là Tây 100% (sở dĩ tôi viết bằng tiếng Việt là do tôi có bằng đại học ngành Việt Nam học và hiện làm phiên dịch tại đây). Tôi có con 15 tháng tuổi và không ngừng ngạc nhiên vì sự khác biệt trong cách nuôi dạy trẻ em ở Việt Nam và quê hương tôi. Nếu bảo tôi nhận xét về cách nuôi con ở quê chồng, tôi có thể rút gọn trong một câu "mẹ Việt cái gì cũng sợ".
Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa. Khi tôi hỏi "Sao nhiều mẹ sợ mưa vậy?" thì có người khẳng định “Mưa ở Việt Nam độc"... Vậy sao tôi ở đây lâu như thế, bị mưa ướt mấy chục lần vẫn chưa bị bệnh bao giờ?
russian-mother-and-child-6310-1440035605
Ảnh minh họa: Varvara.
Các mẹ Việt còn sợ gió. Có vấn đề gì với gió chứ? Tôi đi hóng gió chứ không sợ trúng gió, con tôi từ nhỏ cũng thế. Với lại làm gì có nhiều gió ở miền Nam khi quanh năm trời nóng, chỉ có tháng 12, tháng một trời hơi mát thôi (lúc đó mới tận hưởng gió được).
Nước cũng khiến các mẹ sợ. Khi còn ở quê thì ai cũng tắm nước lạnh và có thể nhiễm lạnh, tôi công nhận. Nhưng bây giờ ở thành phố tắm nước ấm rồi, sao phải kiêng ngay cả khi bệnh? Xưa nay em bé ở nước tôi được tắm vào buổi tối ngay trước khi đi ngủ, tắm khoảng 20-30 phút cho mệt và ngủ ngon, không ai bị bệnh cả. Tại sao phải sợ nước? Tôi vẫn tắm con như các mẹ Nga, sức khỏe của cháu trộm vía rất tốt! Ngay cả khi bé uống nước, bị đổ vào người, mẹ đẻ tôi nói: “Khoan thay áo, trời ấm mà, nó sẽ tự khô trên người nó”. Hồi nhỏ tôi cũng được nuôi như vậy, cho đến giờ, gần 30 tuổi, tôi rất ít ốm và phải dùng đến kháng sinh có mấy lần trong đời thôi (đều không liên quan với cảm cúm).
Chuyện đi lại của con cũng là nỗi lo của nhiều mẹ. Khi đi chơi với các bạn Việt Nam, tôi thấy lạ là cứ hễ con ngã là họ đỡ ngay. Còn khi đi chơi với các bạn cùng xứ, tôi thấy họ không bao giờ hướng tới con, trừ khi con ngã rất đau, khóc la không đứng lên được. Khi thấy con tôi chạy lon ton, các mẹ Việt Nam hết "ô, a" rồi nhắc "Coi chừng nó té, cẩn thận kẻo va!".
Làm sao con đi vững được nếu mình cứ bao bọc nó mãi? Nghe nói trước đây ở quê, em bé nào cũng biết đi trước thôi nôi, sao bây giờ tôi thấy con người ta mười mấy tháng mà chưa biết đi và ai cũng thấy đó là bình thường. Không cho nó ngã sao nó tập đi được?
Vấn đề ăn uống, tôi thực sự không muốn đề cập nhưng mọi thứ cứ đập vào mắt. Tình hình hiện nay sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề trong tương lai, nhưng đại đa số các mẹ dường như mù quáng, vẫn muốn lao xuống vực. Nhiều trẻ rõ béo, thế mà xung quanh ai cũng mừng. Nó sẽ gặp vấn đề sức khỏe (tim mạch, tiết tố, xương khớp) về sau và thử hỏi, lỗi tại ai? Gần một nửa số trẻ tiểu học ở Việt Nam bị thừa cân (theo khảo sát tại TP HCM), thế mà TV và báo chí tràn ngập “phương pháp cho trẻ ăn uống nhiều hơn”.
Con tôi mũm mĩm nhìn rất dễ thương (15 tháng nặng 12kg) nhưng bà ngoại nó nói: “Đến 2 tuổi còn được nhưng lớn hơn phải bớt mập không thì yếu sức khỏe đấy”. Tuy nhiên, nếu ai muốn con mũm mĩm như con tôi thì tôi xin bật mí vài "bí quyết": Trẻ không chịu ăn thì thôi, để đến bữa sau vậy. Không ép, không dụ, không đi rong, không xem TV. Bắt con ngồi ghế cao, tuyệt đối không được ăn ngoài ghế hoặc xem hoạt hình. Không ăn thì thôi. Ăn không hết thì thôi. Thế này trẻ sẽ không chán ăn, không biếng ăn mà ăn rất ngon miệng.
Ban đầu tôi cũng suy nghĩ rất nhiều, phân tích và theo dõi phương pháp nuôi dạy trẻ của Việt Nam xem có gì hay để áp dụng. Thực sự, tôi thấy có nhiều điều hay trong cách dạy con của người Việt, chẳng hạn, dạy cho con ngoan, biết thương bố mẹ ông bà, cùng tham gia sự kiện của gia đình... nhưng riêng vấn đề rèn luyện sức khỏe của trẻ, đến bây giờ, tôi hầu như chỉ thấy tiêu cực mà thôi.
Ừ thì ở quê trẻ sống tự nhiên và khỏe mạnh nhưng cũng có nhiều gia đình bắt đầu bao bọc và “giữ kỹ” con vô cùng như ở thành phố. Kết quả là trẻ hết sốt lại viêm họng, hết viêm họng lại sốt. Yếu sức khỏe là vậy thì hầu như không có thuốc nào mà chữa. Nếu trẻ sợ gió thì đương nhiên khi gặp phải gió sẽ bị ốm, còn nếu không sợ gió ngay từ nhỏ thì sau này gặp gió đâu phải sợ nữa? Nước cũng vậy, việc bị ngã cũng vậy. Ngã biết đau, sau nay sẽ chạy cẩn thận.
Dù sao tôi cũng quen 2-3 gia đình trẻ Việt Nam sống khỏe, dám nghĩ dám làm, tích cực và ít sợ. Nhưng tiếc quá, chỉ có 2-3 gia đình thôi.
Tôi không muốn đề cập đến vấn đề giáo dục trẻ trong bài này, cuộc tranh cãi “Tây - Ta”, “tự lập - hiếu thảo” tiếp diễn mãi vẫn chưa có hồi kết. Chỉ nói ở đây một khái niệm là “viện dưỡng lão” mà ai cũng lấy làm ví dụ về "hậu quả" của việc dạy con độc lập ở các nước phương Tây. Nhiều người Việt nói rằng, cứ dạy con tự lập đi, để rồi khi già nó sẽ cho mình ra rìa! Có lẽ nhiều người đã hiểu hoàn toàn sai.
Như ở Nga - quê hương tôi, chuyện con cái đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão khá hiếm. Thường bố mẹ già sống với con cái hay sống một mình vì chính họ thích vậy chứ không phải do con "hắt hủi". Mẹ đẻ tôi còn phải thuyết phục ông ngoại một thời gian rất lâu, ông mới chịu sang ở gần mẹ nhưng phải mua căn hộ khác chứ không sống chung. Cho nên, bạn đừng vội nói rằng “dạy con tự lập rồi nó sẽ bỏ mình khi già". Chuyện này dù có, nhưng ít và chủ yếu lại hay thấy ở các gia đình mà con cái được quá cưng chiều.
Tôi biết bài của mình sẽ bị phê bình ác liệt vì “xưa nay chúng tôi vẫn làm vậy, bạn xen vào làm gì”, nhưng tôi thấy tội nghiệp trẻ Việt Nam quá. Bố mẹ chúng cứ tưởng họ làm mọi thứ tốt nhất cho con mình, ai ngờ đó lại là làm hại: Gây áp lực cho nhau, giữ kỹ cho mệt cả mẹ lẫn bé, rồi khi con ốm thật thì lại cố truy tìm người có lỗi. Hỡi ơi, em bé nào cũng bị ốm, không ốm thì sao nó có thể có hệ miễn dịch được nhỉ?
M.E

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Bất công (wikipedia)

wiki: "Bất công (Không công bằng) là một tình trạng hay là cảm nhận liên quan đến việc bị đối xử không công bằng (bị phân biệt đối xử) hoặc nhận được kết quả không tương xứng."
"Nhận thức sự bất công là một động lực quan trọng cho nhu cầu thiết lập công lý và cho một trách nhiệm tự nhiên để loại bỏ sự bất bình đẳng. Sự cảm nhận sự bất công có thể là một điều kiện tạo động lực mạnh mẽ, khiến mọi người hành động không chỉ để bảo vệ mình mà còn bảo vệ những người khác mà họ cảm nhận là bị đối xử bất công."
Luật lệ không công bằng tự nó đã là một dạng bạo lực.
An unjust law is itself a species of violence.
Mahatma Gandhi
Bất công ở bất cứ đâu cũng là mối đe dọa cho công lý ở mọi nơi.
Injustice anywhere is a threat to justice everywhere.
Martin Luther King, Jr.

"Nhân thắng bất nhân giống như nước dập được lửa. Nay người làm điều nhân giống như dùng một ly nước để dập lửa cháy một xe củi, thấy ngọn lửa không bị dập bèn nói nước không dập được lửa, những người này giống như những kẻ bất nhân, kết quả là ngay một chút nhân của chính họ cũng không còn."

Mạnh Tử

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Giáo dục tốt qua việc trẻ làm đổ chai sữa bò

Đứa trẻ làm đổ chai sữa bò, bà mẹ lại có thể đối xử với cậu như thế… Đây mới là giáo dục, rất đáng để cho tất cả mọi người học tập!
Một sự việc nhỏ không ngờ ảnh hưởng lại có thể lớn đến thế ! Tình cờ đọc được câu chuyện thế này, đây là một người mẹ vô cùng thông minh và chan chứa tình yêu thương. Tôi thực sự rất cảm động, hơn nữa còn gợi lại những chuyện đã xảy ra giữa bản thân mình và cha mẹ lúc còn nhỏ, cho nên muốn chia sẻ cùng mọi người. Cả đời này nhất định phải tiếp nhận những sai phạm của con cái, đồng thời cũng cần phải hiểu được phương pháp và kỹ năng giáo dục, dẫn dắt con cái đi tới tương lai.
Đánh đổ chai sữa bò cũng tràn đầy kiến thức?
Ảnh minh họa. (Nguồn: Flickr)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Flickr)
Đây là một nhà khoa học đã từng có những phát hiện quan trọng trong lĩnh vực y học, ông Stephen Gray. Phóng viên đã phỏng vấn ông, hỏi ông: “Tại sao ông lại có sức sáng tạo hơn người bình thường? Rốt cuộc thì phương pháp nào có thể khiến ông có sức sáng tạo siêu phàm như vậy?”. Ông nói sở dĩ bản thân ông có được những thành tích trong y học như vậy cũng là nhờ vào phương pháp giáo dục đặc biệt của mẹ ông.
Câu trả lời của ông khiến cho mọi người rất bất ngờ. Ông nói, “Đây là chuyện có liên quan đến phương pháp xử lý của mẹ tôi đối với tôi khi tôi hai tuổi, có một lần tôi muốn tự mình lấy một chai sữa bò trong tủ lạnh, nhưng mà cái chai quá trơn, tôi cầm không chặt làm cái chai rơi xuống đất, sữa bò bắn tung tóe trên mặt đất, quả thực giống như một “đại dương” sữa vậy! Mẹ của tôi nhìn thấy, nhưng bà không la hét tôi mà cũng không hề trừng phạt tôi. Bà chỉ nói rằng: “wow, Robert, phiền toái mà con tạo ra thật đúng là cực kỳ giỏi, mẹ chưa từng nhìn thấy một vũng sữa bò nào to như thế này! Phải rồi, dù sao thì chai sữa cũng đã đổ rồi, trước khi dọn sạch nó, con có nghĩ rằng chúng ta nên chơi một chút với vũng sữa bò này không?
Tôi nghe thấy mẹ nói như vậy, quả thực vô cùng ưng ý, lập tức bắt đầu chơi đùa trong vũng sữa bò, mấy phút sau, mẹ nói với tôi: “Robert, bây giờ con hãy lau dọn sạch sẽ nó, đồng thời hãy mang những đồ chơi cất đúng vào vị trí ban đầu, vậy con định thu dọn như thế nào nhỉ? Chúng ta có thể dùng bọt biển, khăn hoặc là cây lau nhà để thu dọn, con muốn dùng dụng cụ nào đây?” Tôi trả lời mẹ rằng, “Con lựa chọn bọt biển.” Sau đó, tôi và mẹ cùng lau dọn sạch sẽ chỗ sữa đã bị đổ văng trên mặt đất.
Nhà khoa học nói đến đây, ngay cả phóng viên cũng phải ngưỡng mộ ông có một người mẹ thông minh, độ lượng và đáng yêu như thế. Nhà khoa học nói tiếp, “Chuyện này vẫn chưa hết đâu, chờ đến khi chúng tôi dọn dẹp xong, mẹ tôi lại bảo: ‘Robert, vừa nãy con làm thí nghiệm dùng hai bàn tay nhỏ bé để cầm chai sữa to đã bị thất bại rồi, bây giờ chúng ta đi ra sân sau, đổ đầy nước vào cái chai, xem xem con có cách nào để cầm nó lên mà không để nó bị rơi xuống không nhé?’ Tôi đã nhanh chóng phát hiện ra rằng chỉ cần dùng hai tay cầm lấy cổ chai, chỗ gần miệng chai thì cái chai sẽ không bị rơi xuống đất. (điều học được từ trong sai lầm và thất bại)”. “Đây thật là một tiết học quá tuyệt vời!”, phóng viên thốt lên. “Đúng vậy, từ đó trở đi, tôi hiểu rõ rằng tôi không nhất định phải sợ hãi bất kỳ sai lầm nào, bởi vì sai lầm thông thường là một cơ hội để học hỏi những kiến thức mới. Thí nghiệm khoa học cũng là như thế, cho dù thí nghiệm thất bại thì bạn vẫn học được rất nhiều điều trong đó”.
1. Cha mẹ nên nghĩ lại – Hãy tạo cho con cái những cơ hội thực tế
Ảnh minh họa. (Nguồn: Wiki)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Wiki)
Trẻ con không cẩn thận làm đổ chai sữa, làm đổ bát đũa, làm loạn lung tung nhà cửa là những chuyện thường hay xảy ra. Đứa trẻ cũng chính tại sự việc ấy mà khám phá thế giới mới, phát hiện những sự tình mà trước đây chúng chưa từng gặp qua, hiểu được rằng đồ vật nào là có thể động chạm vào, đồ vật nào là không thể động chạm vào, từ đó mà tự lập ra cho mình những quy tắc.
Tuy nhiên, có một số cha mẹ khi xử lý vấn đề tương tự, lại phần lớn là vì để mình đỡ phải lo, đỡ phải làm việc. Khi đứa trẻ làm đổ chai sữa, cha mẹ không hỏi rõ phải trái đúng sai mà trách mắng đứa trẻ vụng về, không nghe lời, không cho phép làm xáo trộn, thậm chí bắt đứng yên. Mặc dù, đây cũng là cách làm xuất phát từ việc bảo vệ con cái, sợ con cái vì cử động mà bị thương cơ thể. Nhưng vô tình lại bóp chết khả năng của trẻ, khiến con cái mất đi cơ hội rèn luyện, những tiềm năng của bản thân con cái không có cách nào để bộc lộ ra.
2. Cha mẹ sáng suốt – hãy cho con cái cơ hội phạm sai lầm
Ảnh minh họa. (Nguồn: Wiki)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Wiki)
Trước việc đứa trẻ làm vỡ đồ, cha mẹ phải duy trì thái độ bình thản, cần phải nhận thức được đứa trẻ còn nhỏ tuổi, năng lực tự nhiên có giới hạn, đánh vỡ đồ đạc cũng là hiện tượng bình thường. Cha mẹ sáng suốt sẽ ở trong phạm vi năng lực của trẻ mà chỉ dẫn cho trẻ nắm bắt một số kỹ năng, rèn luyện kỹ năng dùng tay, tạo cho trẻ những cơ hội thực tế. Cũng chỉ có bằng cách đó mới khiến chúng có thể tự mình nắm bắt những khả năng để không gây ra những “phiền toái”. Nếu như cha mẹ xử lý thỏa đáng thì sai lầm mới có thể chuyển hóa thành điều kiện phát triển có ích cho con cái. Cho nên, những “sai phạm” trẻ tạo ra không phải là vấn đề lớn, quan trọng là cha mẹ đối đãi với vấn đề đó như thế nào, vận dụng phương pháp xử lý nào, đây mới là mấu chốt.
Theo NTDTV; nguồn: https://daikynguyenvn.com/doi-song/giao-duc-tot-qua-viec-tre-lam-do-chai-sua-bo.html

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

PHAN ĐĂNG LƯU NÓI VỀ TỰ DO BÁO CHÍ

nguồn: http://mactoc.com/newsdetail/2943/phan-ang-luu-noi-ve-tu-do-bao-chi.aspx
bài viết của Phan Đăng lưu trên tờ BáoTiếng Dân (số ra ngày 19/1/1938).

1. Khi các báo được tự do xuất bản thì chỉ những tờ báo có dân chúng ủng hộ mới có thể sống, còn không thì chết hoặc sống ngắc ngoải, chẳng có ảnh hưởng gì đáng sợ.

2. Một tờ báo đã sống, đương nhiên nó đại diện cho một tầng lớp dân chúng, nó diễn đạt tất cả hoài vọng và chí hướng của đám dân ấy. Nhà cầm quyền muốn cai trị được hoàn thiện, không thể bỏ qua những hoài vọng hoặc chí hướng của đám dân này. Tất nhiên cũng cần đọc hết tờ báo ấy.

3. Một tờ báo nói vượt qua trình độ dân chúng, kêu gào dân chúng làm những việc tày trời không bao giờ dẫn đạo được dân chúng, sẽ bị dân chúng gạt qua bên mặt trận nghịch thù.

4. Một tờ báo sống một cách mạnh mẽ, có ảnh hưởng trong dân chúng, đưa ra những vấn đề trái ngược với quyền lợi của nhà cầm quyền, cũng chẳng có hại cho cuộc trị an. Nó chỉ là một tiếng còi báo trước cho chánh phủ hãy thay đổi chính sách cai trị đi để chuộc lòng dân.

Căn cứ vào những lẽ đó, chúng tôi quả quyết rằng tự do báo chí không bao giờ có hại cho nhà cầm quyền. Có hại chăng là một chánh sách cai trị hẹp hòi, đi ngược với sự tiến hóa của dân chúng mà thôi.

Báo DÂN TIẾN (số ra ngày 10/11/1938)

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Warren Buffett: Những thứ đầu tư càng nhiều càng tốt

nguồn: http://m.ndh.vn/warren-buffett-hay-dau-tu-cang-nhieu-cang-tot-vao-nhung-thu-sau-20150612110919606p5c128.news?ismobile=false
(NDH) Khi Buffett nói, hãy dừng mọi thứ lại và lắng nghe.
Warren Buffett là một trong những nhà đầu tư tài ba nhất mọi thời đại. Ông cũng nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới với tài sản lên đến 72 tỷ USD. Những lời khuyên của Buffett đã trở thành bài học quý giá đối với rất nhiều người trên thế giới.
Dưới đây là 7 điều 'nhà hiền triết xứ Omaha' khuyên bạn nên đầu tư càng nhiều càng tốt.
1. Chính bạn
"Đầu tư càng nhiều vào bản thân mình càng tốt, bạn là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm này" - Warren Buffett
Bạn sẽ không bao giờ có được khoản lợi nhuận nào tốt hơn trong cuộc sống so với khi bạn thực sự đầu tư vào chính mình. Sau đây là một vài cách giúp bạn kiếm được nhiều nhất từ việc đầu tư của mình.
2. Duy trì sức khỏe trong ba lĩnh vực sau: trí tuệ, cơ thể, tinh thần
"Bạn chỉ có một bộ óc và một cơ thể. Và nó sẽ tồn tại suốt đời. Bạn có thể dễ dàng bắt chúng hoạt động hết công suất trong nhiều năm. Nhưng nếu bạn không chăm sóc bộ óc và cơ thể đó, 40 năm sau chúng sẽ hỏng hóc giống như chiếc xe hơi". - Warren Buffett
Tất cả đều bắt đầu từ đây. Bạn cần cháy hết mình, nếu không bạn sẽ không thể nào tận dụng tối đa cuộc sống của mình.
Điều này không có gì khó khăn hay tốn kém thời gian. Chỉ cần bạn lưu ý về việc cải thiện bản thân. Dưới đây là một vài cách làm đơn giản:
Trí óc: đọc một cuốn sách (thậm chí chỉ 1 trang sách một ngày), tạp chí và cập nhật các ý tưởng.
Cơ thể: tập thể dục ( cho dù chỉ trong 7 phút), ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe, uống nhiều nước và có một giấc ngủ ngon vào buổi tối.
Tinh thần: cầu nguyện (cho dù bạn có theo tôn giáo nào đó hay không) hoặc đơn giản chỉ cần nói "cảm ơn" và đối xử tốt với mọi người. Bạn cũng thể viết ra một danh sách những điều mình cảm thấy trân trọng và biết ơn.
3. Nuôi dưỡng các thói quen tích cực và thực hiện chúng hàng ngày
"Các chuỗi thói quen quá nhẹ để cảm nhận cho đến khi chúng quá nặng để bị phá vỡ" - Warren Buffett
Bạn cảm thấy tuyệt vời hơn như thế nào trong những ngày bạn làm điều gì đó tốt đẹp cho chính mình? Có thể đó là ngày mà bạn tập thể dục hoặc là khi bạn thực sự tập trung vào công việc. Ngày đó diễn ra suôn sẻ hơn phải không?
Bạn có thể có được điều này mỗi ngày. Vấn đề chỉ là quyết định xem bạn muốn làm gì và thực hiện chúng.
Khởi đầu nhỏ. Hãy quyết định một thói quen tích cực mà bạn có thể bắt đầu làm hôm nay và làm điều đó. Ngày mai bạn lại tiếp tục làm điều này thêm một lần nữa. Khi đã làm chủ một thói quen, bạn có thể sử dụng nó để có được những ngày tốt đẹp trong cuộc sống.
4. Không ngừng học hỏi
Một trong những bí quyết tuyệt vời nhất để đạt được thành công của Warren Buffett là không ngừng học tập. Charlie Munger, Phó chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway đã từng nói về người đồng nghiệp huyền thoại như sau:
"Warren Buffett đã trở thành nhà đầu tư giỏi hơn rất nhiều kể từ ngày tôi gặp ông ấy và tôi cũng vậy. Nếu chúng tôi bị đóng băng ở giai đoạn nào đó với kiến thức chúng tôi có thì kết quả có thể sẽ tồi tệ hơn nhiều. Vì vậy, cuộc chơi là tiếp tục học tập, và tôi không nghĩ mọi người sẽ tiếp tục học theo người không thích quá trình học tập."
Hầu hết mọi người nghĩ rằng việc học kết thúc sau khi họ ra trường. Nhưng cuộc sống là quá trình học tập liên tục và có rất nhiều cách để bạn làm điều đó như:
Tham dự các hội thảo, hội nghị và các cuộc họp.
Tham dự các khóa học online miễn phí.
Nói chuyện với mọi người và đặt ra các câu hỏi cho họ (hãy nghe nhiều hơn nói).
Nghiên cứu thứ gì đó bạn quan tâm.
Đi du lịch.
5. Ở bên cạnh những người xuất sắc
"Tốt hơn là bạn nên giao du với những người giỏi hơn mình. Chọn những cộng sự có hành vi tốt hơn bạn và bạn sẽ bị cuốn theo hướng đó." - Warren Buffett
Người ta nói rằng bạn là trung bình cộng của 5 người mà bạn dành nhiều thời gian với họ nhất. Nói cách khác, những người bạn dành thời gian cùng sẽ ảnh hưởng tới con người mà bạn trở thành.
Hãy nhìn những người trong cuộc sống của bạn ngay bây giờ và tự hỏi những câu hỏi sau:
Họ đang giúp bạn trở nên tốt hơn hay tệ hơn?
Hầu hết họ tích cực hay tiêu cực?
Bạn cảm thấy tốt hơn hay tệ hơn khi ở cạnh họ?
Nếu có ai đó ảnh hưởng tiêu cực tới bạn, hãy gạt họ sang một bên (hoặc hạn chế tối đa thời gian dành cho họ). Điều này có vẻ rất khó khăn nếu đó là một thành viên trong gia đình hoặc đồng nghiệp, nhưng nếu muốn trở thành phiên bản tốt nhất của mình, bạn phải hành động.
6. Hãy dành thời gian để tìm hiểu bản thân
"Tôi dành rất nhiều thời gian mỗi ngày chỉ để ngồi và suy nghĩ. Điều này rất không phổ biến ở các doanh nghiệp Mỹ. Tôi đọc và suy nghĩ nhiều hơn trong khi đưa ra những quyết định bốc đồng ít hơn hầu hết những người kinh doanh khác. Tôi làm điều đó vì tôi thích cuộc sống như vậy." - Warren Buffett.
Thời gian của bạn là vô cùng giá trị và quý báu. Hãy dành chút thời gian tìm hiểu rõ hơn về bản thân mình. Những hoạt động sau có thể giúp bạn tìm ra mình thực sự là ai:
Thiền định (ngay cả khi bạn nghĩ mình không thể thiền được).
Tập yoga.
Viết vài trang nhật ký vào buổi sáng.
Tìm những hoạt động mà bạn yêu thích (và thực hiện chúng).
7. Làm những điều bạn yêu thích
"Đến thời điểm bạn phải làm những điều mình muốn. Làm công việc mà bạn yêu thích. Bạn sẽ nhảy ra khỏi giường vào buổi sáng. Tôi nghĩ rằng bạn sẽ phát điên nếu tiếp tục làm công việc mà mình không thích chỉ vì bạn nghĩ nó sẽ khiến hồ sơ của bạn đẹp hơn. Như thế chẳng khác nào để dành 'sex' đến khi già" - Warren Buffett
Bạn chỉ có một cuộc đời để sống, tại sao không sống hết mình với nó?
Đầu tư vào chính bản thân mình nhiều nhất có thể, và bạn sẽ thấy lợi ích thu về vượt qua cả những điều bạn mơ ước.

    Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

    Chị cả Bống



    nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=580645085410384&set=a.314656078675954.1073741825.100003946942475&type=1

    "CHỊ CẢ BỐNG" _ số báo bị thu hồi, ra ngày 6/8/2004, Minh họa Thành Chương.



    CHỊ CẢ BỐNG

    Truyện ngắn

    Chiều tà. Một người đàn ông phóng như ngựa phi nước đại về phía tây thành phố. Nơi ấy có nhà tù. Nhà tù có cái tên rất đẹp: "Hoà khí". Tới cổng gác, ông ta trình thẻ căn cước cho lính canh. Lính canh dẫn ông ta vào văn phòng. Một người đứng tuổi đeo kính trắng, nhận hồ sơ rồi bảo:

    - Dẫn xuống khu nhà chờ. Đợi thẩm tra hồ sơ, ba tuần sau có kết quả.

    Lính canh lại dẫn ông ta đi. Khu nhà chờ gồm vài chục dãy nhà cấp bốn xập xệ và rêu mốc. Rất đông người ở kín các gian phòng. Đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn bé đủ cả. Điều kiện sinh hoạt rất tồi tệ, song không ai ta thán. Đơn giản là họ chỉ ở tạm đây có vài tuần. Từ khi lập ra khu nhà chờ này, không lúc nào vơi người. Ngày nào cũng có người đi, lại ngày nào cũng có người đến. Giống như người đàn ông kia, mọi người chờ thẩm tra hồ sơ, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được vào tù. Tiêu chuẩn đơn giản, nhưng không phải không kỹ càng. Chỉ những người lương thiện, đúng là lương thiện, không dính tý lưu manh nào mới được vào tù. Tất nhiên bất lương đừng có hòng bén mảng tới. Chẳng ai lấy làm ngạc nhiên. Ở xứ sở này không có chuyện gì là không thể xảy ra, kể cả những chuyện ngược đời. Đơn giản bởi mọi người không những thích đùa, lại còn đùa rất dai.

    Năm giờ rưỡi sáng, kỹ sư Hoàng thức dậy. Vợ và đứa con trai mười tuổi của anh đang ngủ say. Đứa con gái thứ hai mười bẩy tuổi đêm qua không về. Chị giúp việc cũng đã dậy từ lúc nào, đèn dưới bếp hắt lên mấy vệt sáng le lói qua khe cửa. Mười phút cho việc vệ sinh cá nhân. Hai mươi lăm phút cho việc mở các loại cửa. Cũng như những nhà khác trong thành phố, từ lâu, anh đã biến căn hộ của mình thành một pháo đài. Các cửa sổ ngoài việc lắp chấn song bằng thép dày, còn được giằng ngang ba ống thép to bằng cổ tay chia đều từ trên xuống dưới. Cửa đi cũng bằng thép đúc, bên ngoài dán một lớp gỗ mỏng. Tính từ trong nhà ra đến cổng, gồm năm lớp cửa như thế. Tất cả đều có khoá, khoá đặc biệt, mỗi cửa gồm ba chiếc khác loại nhau...

    Mở đến lần cửa cuối cùng thì vợ con anh cũng vừa trở dậy. Những việc chuẩn bị cho một ngày mới diễn ra đã thành nếp. Sau khi dặn dò kỹ lưỡng chị giúp việc, hai vợ chồng dắt xe đi làm. Chị kiêm thêm nhiệm vụ đưa con tới trường, chiều về ghé qua chợ mua thức ăn cho ngày hôm sau. Trước khi ra cổng, anh một lần nữa kiểm tra trên người vợ, con xem có đeo bất cứ đồ trang sức nào không. Nhắc vợ cẩn thận kẻo bị cướp... anh lại lần lượt khoá tất cả các cửa từ trong ra ngoài trong lúc vợ đứng giữ xe. Đứng bên ngoài thò tay qua lỗ cửa, thực hiện những thao tác của một người mù, mươi phút nữa cho công việc ấy. Xong xuôi, vợ chồng con cái chia thành hai ngả phóng xe đi.

    Kỹ sư Hoàng làm việc tại một cơ quan thiết kế gần trung tâm thành phố. Mới ngoài bốn mươi mà tóc anh đã gần như bạc trắng. Thằng con trai lớn mười chín tuổi đang ở trung tâm cai nghiện. Đứa con gái thứ hai mười bẩy tuổi đua đòi chúng bạn, bỏ cả học đi vũ trường thâu đêm suốt sáng. Không phải vợ chồng anh không biết dạy con, mà là bất lực. Con đường đời, biết bao nhiêu cạm bẫy, nó gài khắp mọi nơi, mọi chốn, gài trên mỗi bước chân... Già đời, chững chạc như vợ chồng anh, mà ngày nào cũng phải nhắc nhau từng tí một, mà vẫn ngay ngáy lo rằng không biết lúc nào, cái bẫy nào sẽ ụp xuống mình đây?...

    Kỹ sư Hoàng chợt lạnh người. Có tiếng còi nghe rợn tai. Một cảnh sát giao thông bước quả quyết từ trên vỉa hè xuống đường, vừa tuýt còi vừa chỉ thẳng cái dùi cui vằn vện vào mặt anh. Một cảnh sát khác ngồi vắt vẻo trên yên chiếc xe máy phân khối lớn sơn mầu trắng. Chưa kịp hiểu mình có đi sai luật hay không, anh vội đạp phanh, chiếc xe đứng tắp lại. "kiểm tra giấy tờ" - người cảnh sát vừa rút chiếc còi ra khỏi miệng, vừa giơ tay lên mũ chào như một cái máy, vừa ra lệnh cho anh. Cầm giấy tờ của anh đưa cho anh cảnh sát ngồi trên chiếc xe phân khối lớn, anh cảnh sát ấy lại tiếp tục đút còi vào miệng, cầm gậy trỏ xuống đường chọn bắt xe khác. Anh cảnh sát ngồi trên xe phân khối lớn lướt qua giấy tờ của anh một khắc, không nói năng, anh ta đưa mắt ngó lơ qua chỗ khác như thể chờ ai đến đọc giùm. Cũng như một cái máy, kỹ sư Hoàng dựng xe, móc bóp rút ra một tờ giấy đẹp đẽ, vuông vắn có in hình lãnh tụ, bước tới chỗ anh ta...

    Đến cơ quan vừa kịp giờ làm việc. Chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia là một thẩm phán toà án, người đang thụ lý vụ kiện đòi nợ của cơ quan anh. Bằng một giọng rất lễ phép, anh thẩm phán ấy nhắc anh rằng vụ kiện có thể bị đình chỉ vì phía anh chưa nộp tiền chi phí cho việc thẩm tra... Nhân tiện, anh ta nhắn rằng bữa nhậu chiều qua vì điện thoại cho anh không được, mà anh ta và đám chiến hữu bên Viện kiểm sát phải ký nợ nhà hàng một khoản kha khá, lúc nào anh nhớ ghé qua thanh toán giùm...

    Chiều hôm đó về nhà, kỹ sư Hoàng chưa kịp mừng vì tin cô con gái đã trở về, đang nằm bẹp trên gác thì đã nghe vợ mếu máo báo tin chiếc xe máy của chị bị cướp, mẹ con phải đi bộ về. Thực ra chị nói dối anh. Chiếc xe đó, chi đã buộc phải "thế chấp" để chuộc cô con gái từ cái "động" của một mụ tú bà, vì cô còn nợ mụ một khoản tiền vay mua son phấn với lãi suất bốn mươi phần trăm một ngày. Thế coi như của đi thay người. Kỹ sư Hoàng chưa kịp phát điên lên vì giận dữ thì may quá nhà có khách. Ông trưởng khu phố và mấy cán bộ của uỷ ban lừng lững bước vào.

    - Chúng tôi đến nhắc anh về khoản đóng góp xây nhà tù - Ông trưởng khu phố vào đề ngay. - Nhân tiện báo để anh biết, tháng trước có xe chở vật liệu đến đây, anh đã thuê thợ sửa nhà mà không xin phép. Uỷ ban đã nắm được việc này. Anh không "thu xếp" ngay thì sẽ bị lập biên bản thu giữ giấy tờ nhà, giấy tờ đất.

    Kỹ sư Hoàng ngớ ra. Quả thật tháng trước anh có thuê thợ lắp thêm một lần cổng nữa, phải xây mấy mét vuông tường... Tưởng việc nhỏ không phải xin phép. Ai ngờ... Thôi đành "thu xếp" cho mấy vị trong uỷ ban. Nhưng còn khoản đóng góp xây nhà tù?

    - Can phạm bây giờ nhiều quá - ông trưởng khu phố giải thích - đấy anh xem, trong nhà gặp lưu manh, ra đường đụng kẻ cướp. Đủ các kiểu ăn cướp. Rồi lại còn lũ ăn trộm, lừa đảo, cho vay nặng lãi... Nhà tù nào cũng chật ních, phải xây thêm. Ngân sách không kham nổi, phải áp dụng phương châm: "Nhà nước và nhân dân cùng lo". Phố ta được giao chỉ tiêu góp vốn xây năm trăm mét vuông nhà tù. Thế mà ngẫm lại cũng chưa đủ cho số tội phạm của chính phố ta đang nằm trong đó, chưa kể số sắp phải vào tù nay mai...

    Đoàn cán bộ khu phố về được một lúc thì lão Tiến cụt dò đến. Đó là một lão già vô tích sự nhà kế bên. Lão bị cụt một chân hồi chiến tranh, giờ sống bằng số tiền thương tật với thỉnh thoảng con cháu dấm dúi gặp chăng hay chớ, suốt ngày chẳng làm trò gì. Lão hay la cà hết nhà này đến nhà khác kiếm câu chuyện làm quà. Nhà kỹ sư Hoàng là một trong những nơi mà lão hay mò đến. Lão dở hơi ấy luyến thoắng như thể đã tỏ tường mọi chuyện:

    - Họ đến đòi tiền đóng góp xây nhà tù phải không? Anh kỹ sư này, tôi nói anh xem có đúng không nhé. Làm lương thiện bây giờ khốn nạn quá, phải góp tiền xây nhà tù cho bọn bất lương ở, lại còn phải nai lưng nuôi chúng nữa. Trong khi bọn lưu manh ngày càng chiếm đa số, người lương thiện ngày càng giảm đi... Biết đâu đến một lúc nào đó, những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình? Khi ấy, tất nhiên bọn lưu manh tha hồ ở ngoài, vừa không phải xây thêm nhà tù vì lương thiện bây giờ đâu có nhiều nhặn gì, vừa bắt chính bọn chúng phải nai lưng ra làm mà nuôi người lương thiện. Như thế có phải là công bằng không?.

    Kỹ sư Hoàng phì cười vì cái "lý sự" ấy của lão Tiến cụt. Vừa lúc ấy chuông điện thoại trong nhà đổ dồn. Vợ anh nghe xong mặt tái mét, ra báo tin dữ:

    - Anh tới ngay bệnh viện Chúng Sinh. Thằng Phúc con chị cả bị cướp giật, té xe chấn thương sọ não đang nằm cấp cứu trong ấy.

    Chị cả Bống là chị gái kỹ sư Hoàng ở dưới quê. Anh chị có ba thằng con trai thì hai thằng lớn theo bố làm nghề xin đểu kiêm trấn lột ở bến đò Đuôi Cáo, bị đâm lòi ruột, chết cả ba bố con từ năm kia. Cũng là cái số thôi. Làng khối người làm nghề ấy hoặc hao hao nghề ấy mà có sao đâu, chỉ thỉnh thoảng lại thấy đi ở tù, vài năm về còn lưu manh hơn trước. May còn lại thằng út tên Phúc ngoan hiền, học giỏi. Năm ngoái đỗ đại học lên thành phố ở ký túc xá. Nó thương cậu mợ Hoàng nghèo nên không muốn nhờ vả. Chị cả bán hết mảnh vườn còn lại, sắm cho nó cái xe máy cũ làm phương tiện đi lại. Hôm ấy đang làm cỏ ngoài đồng, có người gọi về cái trạm điện thoại công cộng ở đầu làng, báo tin nó bị nạn. Chị nghe nhắn lại mà muốn quị luôn xuống ruộng. Vội vã chạy về nhà, chị vét vội mấy bơ lạc, bơ gạo nếp cho vào mấy cái bao ruột tượng rồi tất tả chạy sang bến đò Đuôi Cáo. Vừa mới mon men gạ bán ở các hàng quán quanh đó, bất ngờ gặp mấy anh quản lý thị trường. Chị bị bắt vào trụ sở. Van lạy thế nào người ta cũng không nghe, lại còn dẫn hết "Nghị định không một..." đến "Thông tư không bốn..." gì gì đó ra, đọc sang sảng vào hai cái tai đã chỉ còn nghe thấy tiếng lùng bùng của chị. Kết quả mấy bơ lạc, gạo ấy bị tịch thu vì lý do bao bì không có nhãn hiệu hàng hoá!

    Thật khốn khổ cho chị, chỉ do cuống lên vì đứa con trai cuối cùng còn sót lại đang gặp nạn, muốn bán tống bán tháo mấy món tài sản ít ỏi ấy cho thật nhanh để lấy tiền đi xe lên thành phố. Chứ có phải chị buôn gian, bán lậu gì đâu. Còn tiền thuốc thang, nói dại nếu nó bị nặng, chị chưa biết sẽ trông vào đâu. Một viên thuốc cảm bằng cái cúc áo bây giờ, giá bằng ba bốn cân thóc. Giờ thì ngay đến việc lên nhìn mặt con cũng bị chặn đứng lại rồi. Không có tiền, ai người ta cho chị đi xe hàng trăm cây số... Càng nghĩ, chị càng quýnh quáng chân tay, cuống cuồng đứng chôn chân một chỗ, đầu óc mụ đi, mắt ráo hoảnh vô hồn nhìn phía trước như một bức màn sương. Bỗng từ trong cái màn đục lờ ấy, một bóng trắng hiện ra quằn quại, máu bê bết, chập chờn lúc xa xa, lúc ập ngay trước mặt. Gió lạnh quất gai người, phảng phất mùi tanh của máu tươi. Tai chị nghe rõ ràng tiếng kêu cứu của đứa con trai. Chị bàng hoàng nhận ra đó là tiếng vọng lên từ địa ngục, tiếng của một âm hồn, không còn ở cõi nhân gian này nữa:

    - Mẹ ơi... con chết rồi... họ đang mổ bụng con, cứu con mẹ ơi...

    Chị cả Bống hốt hoảng lao tới, giơ hai tay túm lấy bóng con. Chợt cái bóng như có người giằng lấy, chập chờn quăng qua, quăng lại trước mắt chị rồi mờ dần, mờ dần... Vẫn còn ri rỉ tiếng kêu cứu của oan hồn. Rồi tất cả lịm đi, cả tiếng kêu lẫn cái bóng máu me chợt tắt ngấm bởi một tràng cười ré lên, sằng sặc như của lũ ma quỷ, nhưng không phải vọng lên từ địa ngục. Tiếng cười ấy rõ ràng đang ở cõi nhân gian hiện hữu này...

    Chị cả Bống sau này phát điên, không về làng nữa, cứ lê la, liếm láp ở quanh cái bến đò có cái tên rất ấn tượng là bến đò Đuôi Cáo ấy. Nhưng chị không điên ngay lúc đó. Có người chứng minh là sau khi ra khỏi trụ sở ban quản lý thị trường, chị vẫn còn tỉnh táo nhớ ra trong người còn sót mấy đồng tiền lẻ. Chị lần vào trạm điện thoại công cộng, gọi điện báo cho cậu em trai. Đó là tất cả những gì chị làm được cho đứa con. Sau đó chị mới phát điên...

    Kỹ sư Hoàng đến bệnh viện Chúng Sinh thì trời đã tối. Tìm tới phòng cấp cứu, anh hỏi thăm nạn nhân tên Phúc. Cô hộ lý mặc blu trắng bảo: "biết ai là phúc với họa gì ở đây. Đi mà hỏi trực ban." Phòng cấp cứu rộng mênh mông, đầy những giường là giường. Giường nào cũng ít nhất hai người nằm giở đầu đuôi. Đủ các kiểu tai nạn vỡ đầu, gãy chân, lòi xương lòi ruột... Ánh đèn nê ông trắng bệch soi loang lổ những máu me, bông gạc. Nồng nặc một thứ mùi vừa tanh tanh máu, vừa ngầy ngậy thuốc tây. Bóng những blu trắng đi qua, đi lại giữa các giường như ma chơi. Làm sao nhận ra đứa cháu bây giờ. Kỹ sư Hoàng đành vội vã đến phòng trực ban.

    Phòng trực ban cấp cứu nằm cuối dãy hành lang đầy những kẻ nằm, người ngồi rất chi là bệ rạc. Trong phòng có mấy người cũng mặc blu trắng đang chụm đầu bàn bạc to nhỏ:

    - Cái mật hôm trước bán vội quá. Ngay hôm sau có người tới trả cao hơn cả chục triệu, tiếc đứt ruột - một người nói.

    - Cái này đếch bán nữa, đem ngâm rượu. Hũ rượu trước hết con mẹ nó rồi. Mấy lão hen suyễn kinh niên uống vào là khỏi chỉ, vừa chi tiền vừa cám ơn rối rít. - một người khác nói.

    - Thôi được rồi. - một người thứ ba nói - Các ông xuống "làm" ngay đi. Thằng này căn cước ghi rõ ràng mười chín tuổi. Đã kiểm tra, đảm bảo còn nguyên dương (đàn ông chưa xuất tinh lần nào), chết do chấn thương sọ não vừa được mấy phút. Cái mật này mới tuyệt hảo. Để quá hai tiếng có mà hỏng mẹ nó cả chì lẫn chài. Đã điện thoại cho bên công an rồi, họ bảo cứ mổ đi, có gì đừng "quên" họ là được.

    Hai người kia vội vã đứng dậy lao nhanh ra khỏi phòng. Vừa lúc ấy kỹ sư Hoàng bước vào.

    - Bác sĩ làm ơn cho hỏi thăm nạn nhân tên Phúc, mười chín tuổi, sinh viên năm thứ hai, nghe nói bị chấn thương sọ não có cấp cứu ở đây không, nằm giường số mấy? tôi là cậu ruột cháu. - Kỹ sư Hoàng vừa hỏi vừa tự giới thiệu.

    Anh bác sĩ còn lại trong phòng thoáng một chút giật mình. Anh ta làm như nghĩ ngợi điều gì rồi ngập ngừng:

    - Tên Phúc, sinh viên, mười chín tuổi... A... anh, à bác... ngồi chờ cháu một lát.

    Linh cảm thấy có gì nghiêm trọng xảy đến với đứa cháu, lại cứ tưởng anh bác sĩ kia vì thông cảm với nỗi đau của mình mà chưa nỡ nói ngay. Kỹ sư Hoàng vừa lo sợ, vừa cảm động nhìn anh bác sĩ đang cúi gằm mặt, tay lần giở một cuốn sổ to tướng. Chậm rãi lần một hồi, mồ hôi đã toát ra lấm tấm trên khuôn mặt đỏ như gà chọi, anh bác sĩ chợt ngẩng lên bảo:

    - Trong sổ này không thấy có tên Phúc. Bác ngồi đây chờ cháu đi lấy sổ khác. Nhớ là đừng đi đâu đấy.

    Nói xong, anh ta gập sổ rồi vội vã ra khỏi phòng, không quên đóng sập cửa lại. Còn một mình trong phòng, kỹ sư Hoàng lòng như lửa đốt. Bỗng chuông điện thoại reo vang. Một hồi, hai hồi... chừng như người đầu dây bên kia có việc cần gọi cho bằng được. Kỹ sư Hoàng do dự giây lát rồi nhoài người với lấy cái ống nghe, định nhắn cho bên kia chờ lát nữa gọi lại. Vừa áp ống nghe lên tai, Kỹ sư Hoàng chợt nghe ngay một giọng nói dằn từng tiếng:

    - Trực ban cấp cứu phải không? Bảo với pháp y rằng cái mật này tuyệt đối không được bán nghe chưa! Chú Sáu bên uỷ ban đăng ký rồi đấy.

    Kỹ sư Hoàng chưa kịp hiểu mô tê ra sao thì người đầu dây bên kia đã dập máy. Sau khi định thần suy nghĩ, kết hợp với mấy câu cuối nghe được loáng thoáng lúc mới bước vào phòng, Kỹ sư Hoàng chợt lạnh người với một nỗi nghi ngờ. Anh với cuốn sổ lúc nãy mở ra. Ngay giữa trang cuối cùng, rõ ràng có tên nạn nhân Nguyễn Hồng Phúc, mười chín tuổi, sinh viên, té xe, nhập viện lúc... giờ... ngày... - Người đưa đến: Phạm Văn A - bạn cùng lớp... Bỗng cánh cửa xịch mở, anh bác sỹ khi nãy ùa vào. Nhìn thấy cuốn sổ trên tay Kỹ sư Hoàng, anh ta thoáng một giây bối rối rồi lập tức luyến thoắng:

    - Cháu quên không đọc trang cuối. Đúng là có... - anh ta chưa kịp nói hết câu, Kỹ sư Hoàng đã ngắt lời:

    - Tôi biết hết rồi, anh không phải giải thích.

    Rồi chẳng muốn nói gì thêm nữa, Kỹ sư Hoàng ném trả cuốn sổ, hấp tấp lao nhanh ra khỏi phòng. Anh bác sĩ hé cửa ngó theo, hơi lắc đầu mỉm một nụ cười ý nhị rồi đóng cửa lại, ung dung quay vào. Chuông điện thoại lại reo, anh ta cầm lấy ống nghe:

    - Dạ! Dạ!... À thế ạ... Báo cáo xong xuôi cả rồi ạ. Dạ! Thế thì chú nói chú Sáu chuẩn bị rượu tốt để ngâm. Cháu sẽ bảo anh em mang ngay sang bây giờ ạ...

    Kỹ sư Hoàng xuống đến nhà xác thì Phúc đã nằm trong ngăn lạnh. Một không khí thê lương sặc mùi tử khí. Nền nhà vương vãi đầy những bó nhang cụt, những cục nến gãy, những mẩu giấy tiền, vàng mã... làm quang cảnh nơi đây giống như vừa xảy ra một vụ cướp. Viên quản lý nhà xác nghe trình bày, quan sát anh từ đầu đến chân bằng cặp mắt âm u như cặp mắt quỷ, rồi chẳng nói chẳng rằng, ông ta lừ lừ tiến đến kéo một ngăn tủ ra. Kỹ sư Hoàng lạnh toát người nhìn trân trân cái xác. Đúng thằng Phúc rồi, chị cả ơi... khổ thân chị quá... Không giữ nổi bình tĩnh, anh khuỵu xuống, gục đầu vào ngăn tủ. Mùi máu tanh tưởi ập vào giác quan. Anh chợt tỉnh ngẩng phắt lên, lấy tay lật manh áo trước bụng đứa cháu. Một vết mổ cẩu thả còn chưa khít miệng với mấy mũi khâu vội vàng, dúm dó.

    - Các người đã mổ cháu tôi, các người đã... tôi sẽ kiện... - Kỹ sư Hoàng gào lên trong nước mắt.

    - Híc! - viên quản lý nhà xác cất tiếng, giọng cũng âm u như phát ra từ bụng gã - Tha hồ cho ông kiện. Tất cả những cái chết bất đắc kỳ tử thế này đều phải mổ hết. Pháp luật quy định như vậy. Hừ! Có mà điên mới đi kiện luật pháp. À, mà tôi đã vi phạm nội qui khi cho ông xem xác. Lấy gì chứng minh ông là người nhà? Bây giờ mời ông đi khỏi đây. Nói xong, gã đưa tay đóng sập ngăn tủ lại.

    - Nhưng tôi... - Kỹ sư Hoàng chưng hửng - vậy còn cháu tôi...?

    - Trước hết phải có giấy tờ chứng minh ông là người nhà của nạn nhân đã. Rồi sau đó phải làm đầy đủ thủ tục mới lấy được xác ra khỏi đây. Mà ông định cõng xác chết trên lưng mang về hay sao? - viên quản lý lạnh lùng phán.

    Kỹ sư Hoàng có vẻ như đã hiểu ra những việc cần làm. Anh thất thểu bước ra khỏi nhà xác, gọi điện về nhà bảo vợ chuẩn bị căn cước, sổ hộ khẩu, lên phường xin giấy chứng nhận... rồi tìm đến một tiệm bán quan tài.

    Ông chủ tiệm quan tài có tên: "Nhân nghĩa đường" hăng hái đón khách. Chỉ vào đống quan tài đủ các kiểu loè loẹt đang bày la liệt bảo kỹ sư Hoàng:

    - Tuỳ bác chọn cái nào thì chọn. Bác cho biết địa chỉ số nhà, giờ khâm liệm... chúng tôi sẽ cho người đến lo liệu. Giá cả trọn gói là...

    - Không phải liệm ở nhà, mà là ở nhà xác bệnh viện Chúng Sinh. - kỹ sư Hoàng ngắt lời.

    - Thế thì không được rồi - ông chủ "Nhân nghĩa đường" lắc đầu - tôi không bán được cho bác đâu, cũng không làm gì được hết.

    - Tại sao như thế? - kỹ sư Hoàng kinh ngạc thốt lên.

    - Chắc đây là lần đầu tiên nhà bác có người chết ở bệnh viện. - ông chủ "Nhân nghĩa đường" giải thích - Bệnh viện có "luật" của họ. Muốn lấy được xác ra phải có "cửa". Quan tài mua tiệm nào do họ chỉ, khâm liệm, ma chay tất tần tật do người của họ làm hết. Có thế họ mới có "ăn" chứ. Độc quyền mà.

    Té ra phải là như vậy. Kỹ sư Hoàng cay đắng nghĩ rồi rời khỏi tiệm "Nhân nghĩa đường". Quay lại chỗ nhà xác chờ một lúc lâu thì vợ anh mang giấy tờ tới. Mấy đứa bạn học của Phúc biết tin cũng đã tìm đến, mang theo nhang, hoa, và trái cây... Lúc này đêm đã gần khuya. Mắt đỏ hoe, vợ anh mếu máo:

    - Ối anh ơi, vẫn chưa thấy tăm hơi chị cả đâu. Em đến nhà ông chủ tịch, nói mãi ông ấy mới ký cho cái giấy chứng nhận. Lại phải vừa đóng lệ phí, vừa bồi dưỡng hết mấy trăm. Cháu nó nằm đâu? để em vào thắp nén nhang cho cháu.

    Kỹ sư Hoàng dẫn vợ và đám bạn Phúc vào, trình mớ giấy tờ cho viên quản lý. Gã này săm soi một lát rồi lắc đầu:

    - Không được. Trường hợp này, công an còn phải điều tra, vả lại khi nãy ông còn định kiện tụng gì nữa cả mà. Sáng mai đến giải quyết.

    Chẳng lẽ để đứa cháu lạnh lẽo qua đêm không một chút khói nhang an ủi linh hồn. Kỹ sư Hoàng lúc này đã mụ mẫm hết tinh thần, cụt què cả ý chí, anh chỉ còn biết vớt vát như một cái máy:

    - Tôi xin ông, ấy là tôi trót nhỡ mồm. Tôi không kiện tụng gì đâu. Mọi việc giao cho các ông "lo" hết. Chỉ mong sao mang cháu về nhà...

    - Vậy thì về viết cam đoan đi. - viên quản lý hạ giọng - Nhưng cứ phải sáng mai mới giải quyết. Không có giấy của công an thì bố tôi cũng không dám giao xác cho các người...

    Sáng sớm hôm sau, vừa thò mặt đến cổng nhà xác bệnh viện Chúng Sinh, đã có mấy kẻ mặt mũi rất chi là khả nghi túm lấy kỹ sư Hoàng.

    - Xác của bác là xác tai nạn giao thông phải không? Giá chót tám triệu. Chúng em lo mọi thủ tục, chiều lấy xác ra. Quan tài, khâm liệm... mười hai triệu nữa, bao trọn gói. - Một người trong bọn bảo.

    - Tại sao lại phải đến chiều? Làm ngay trong sáng nay không được sao? - Kỹ sư Hoàng hỏi lại.

    - Hì, cái bác này đúng là chưa "chết" lần nào. Phải đợi công an người ta hoàn tất hồ sơ chứ. - một người khác giải thích - Mà chúng em phải đưa bác đến làm tờ khai. Chiều lấy được là còn nhanh, với điều kiện phải có bồi dưỡng... Không thì... cứ đợi đấy...


    Đám người ấy quả là thạo việc. Rốt cuộc, chiều hôm ấy, kỹ sư Hoàng cũng đưa được xác đứa cháu về nhà sau khi đã được khâm liệm cẩn thận. Vẫn không thấy bóng dáng chị cả đâu. Linh tính xảy ra chuyện chẳng lành, kỹ sư Hoàng bàn với vợ cùng mấy đứa bạn Phúc trông nom nhang khói, để anh về làng đón chị cả lên.

    Có mấy kẻ lạ mặt lảng vảng ngoài cổng nghiêng ngó hỏi thăm. Một đứa bạn Phúc chạy ra nghe ngóng rồi vào bảo:

    - Mấy thằng cò nghĩa địa bác ạ. Nó bảo đất chôn mặt tiền lối đi mười hai triệu, phía trong tám triệu, chưa kể tiền lo giấy phép chôn và công đào huyệt, lấp đất, xây mộ... tuỳ theo to nhỏ tính riêng. Nếu túng tiền thì chôn đứng. Chôn đứng rẻ đi một nửa, tất nhiên đất chỉ rộng bằng phần ba. Nghĩa địa bây giờ khối người phải chôn như thế, thành ra đầy những ma đứng, linh hồn đứng, đứng vĩnh hằng...


    Vội vã phóng về quê, kỹ sư Hoàng hoảng hốt lạnh người khi hàng xóm bảo chị cả Bống đã lên thành phố từ chiều hôm qua. Mấy nhà khác thấy anh về đổ đến hỏi thăm. Có người chợt nhớ ra bảo:

    - Sáng nay đi chợ, thấy ở bến đò Đuôi Cáo có ai nhang nhác bác cả Bống ấy. Hay là bác sang tìm thử xem.

    Không kịp suy tính, kỹ sư Hoàng vội vã lao sang bến đò. Tìm khắp các hàng quán, hỏi thăm ai cũng lắc đầu. Chợt anh nhìn thấy dưới bờ sông, sát mép nước, một người đàn bà đầu tóc rũ rượi, đang ngồi ném những nắm cát xuống dòng sông...

    Kỹ sư Hoàng vừa nghi hoặc, vừa thận trọng tiến lại gần. Ai như chị Cả... Anh cất tiếng gọi. Một tiếng, hai tiếng... Người đàn bà chợt quay phắt lại. Đúng là chị. Chị nhìn anh với đôi mắt thất thần, khuôn mặt răn reo lem luốc cát. Bỗng chị lảo đảo lao đến, ôm nhào lấy anh, gào lên nức nở:

    - Ối con ơi, con về với mẹ đây rồi. Người ta cướp cái gì của con, con chết có đau không? Con về đây báo oán mẹ, mẹ không đến được với con... con ơi...

    Cứ thế chị gào mãi, gào mãi, tiếng gào rợn cả một khúc sông. Kỹ sư Hoàng hai tay nâng khuôn mặt chị, miệng hoảng hốt nhắc đi nhắc lại: "em đây mà, Hoàng đây mà..." Song chị đâu có nghe, đâu có thấy, chỉ một mực gào tên con..., dần dần tiếng chị khản đặc, chỉ còn như tiếng thở lào phào. Người chị bỗng lả đi, từ từ khuỵu xuống. Kỹ sư Hoàng quỳ xuống theo, hai chị em ôm nhau quỳ trên bãi cát. Hoàng hôn bắt đầu buông, ráng chiều chợt rực lên, đỏ thẫm. Qua màn nước mắt, anh cảm giác như tất cả không gian đang chìm trong biển máu. Bên tai anh chợt vọng lên văng vẳng giọng nói của lão Tiến cụt hôm trước: "làm lương thiện bây giờ khốn nạn quá... Biết đâu đến một lúc nào đó, những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình" ...

    2004