Bình đẳng Đạo Đức có nghĩa là về nguyên tắc, tất cả mọi người trong xã hội đều bình đẳng với nhau về Danh dự và Phẩm giá, xứng đáng được tôn trọng và quan tâm như nhau. Điều này có vẻ khó tin, bởi xã hội nào cũng có người giàu, kẻ nghèo, người địa vị cao, kẻ không địa vị.
Sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển ở phương tây và các quốc gia kém phát triển phương đông là ở chỗ: ở phương tây, con người chỉ khác nhau trên phương diện vật chất, về vị trí làm việc, nhưng được bình đẳng với nhau về mặt tinh thần; trong khi ở phương đông, nếu bị coi là kém tài thì cả vật chất lẫn tinh thần đều bị thua thiệt.
Theo tháp Tâm lý của Maslow, Nhu cầu được Tôn trọng là một trong những Nhu cầu Cơ bản nhất của con người (chỉ sau các Nhu cầu Bản năng: Ăn, Ngủ, Hít thở,…). Chính vì vậy ở phương đông, cuộc sống của những người nghèo, người ít địa vị trở nên khổ sở, nhiều mặc cảm, tự ti hơn. Trong khi đó họ lại là lực lượng chiếm đa số trong xã hội.
Liên quan đến vấn đề này, John Rawls, một trong những triết gia hàng đầu của thế giới, đã dành 20 năm nghiên cứu để viết cuốn Lý thuyết về sự công bằng(2) rất nổi tiếng. Lý thuyết của ông được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học xã hội. Trong đó ông nhấn mạnh “Tài năng cũng là một dạng may mắn”. Có thể coi Tài năng, Sắc đẹp, Dòng dõi Trâm anh Thế phiệt là các dạng may mắn bẩm sinh. Quý Nhân Phù Trợ, Xổ số độc đắc, Môi trường thuận lợi… là các dạng may mắn do xã hội mang lại.
Xã hội phương Đông thường cho rằng người tài bị người kém tài hơn chiếm mất vị trí là những người chấp nhận bất công do bẩm sinh. Phân bố tài năng của loài người theo hình tháp, càng lên cao càng ít người đạt được. Có nghĩa, số người được tôn trọng tối đa ở xã hội phương đông rất ít, số người ở mức độ được tôn trọng thấp vô cùng đông đảo.
Nhiều người cho rằng điều này là đương nhiên, kém tài hơn thì rõ ràng ít được tôn trọng hơn. Tuy nhiên, dưới góc độ triết học thì điều này không đương nhiên một chút nào, bởi không ai muốn mình bị sinh ra kém tài. Nếu như đa số người trong một xã hội, dù nỗ lực tối đa cũng chẳng thể đạt được sự tôn trọng tối đa có nghĩa là xã hội Trọng Tài ấy cũng tồi tệ chẳng kém gì các xã hội Trọng Chủng Tộc, Trọng Dòng Dõi, bởi vì nó dựa trên những đặc điểm không thể thay đổi của con người.
Nhiều người cho rằng điều này là đương nhiên, kém tài hơn thì rõ ràng ít được tôn trọng hơn. Tuy nhiên, dưới góc độ triết học thì điều này không đương nhiên một chút nào, bởi không ai muốn mình bị sinh ra kém tài. Nếu như đa số người trong một xã hội, dù nỗ lực tối đa cũng chẳng thể đạt được sự tôn trọng tối đa có nghĩa là xã hội Trọng Tài ấy cũng tồi tệ chẳng kém gì các xã hội Trọng Chủng Tộc, Trọng Dòng Dõi, bởi vì nó dựa trên những đặc điểm không thể thay đổi của con người.
Hậu quả của Bất Bình Đẳng Đạo Đức là tạo ra một xã hội thiếu nhân văn:
(i) Đa số công dân trong xã hội ít nhiều đều bị tổn thương về mặt tinh thần, bởi họ không được tôn trọng cao như mong muốn. Cùng một kiếp người, kẻ thì được sùng bái như thánh thần, kẻ thì bị coi như rơm rác.
(ii) Sinh ra những con người thoái hóa nhân cách, luồn cúi kẻ trên, nạt nộ kẻ dưới, không từ những thủ đoạn xấu để dành được Tiền bạc, Địa vị xã hội, Bằng cấp, Giải thưởng…để được coi là Tài năng. Người Việt rất bất lịch sự ở nơi công cộng, ít khi nói“xin lỗi”, “cám ơn” những người gặp thường ngày, trong khi rất giỏi xu nịnh những kẻ chức quyền;
(iii) Tiếng nói của đa số công dân không được trân trọng cho nên họ không tích cực tham gia ý kiến vào các công việc cộng đồng, không đấu tranh chống tiêu cực, mà chỉ lên tiếng khi lợi ích của bản thân bị xâm hại.
(i) Đa số công dân trong xã hội ít nhiều đều bị tổn thương về mặt tinh thần, bởi họ không được tôn trọng cao như mong muốn. Cùng một kiếp người, kẻ thì được sùng bái như thánh thần, kẻ thì bị coi như rơm rác.
(ii) Sinh ra những con người thoái hóa nhân cách, luồn cúi kẻ trên, nạt nộ kẻ dưới, không từ những thủ đoạn xấu để dành được Tiền bạc, Địa vị xã hội, Bằng cấp, Giải thưởng…để được coi là Tài năng. Người Việt rất bất lịch sự ở nơi công cộng, ít khi nói“xin lỗi”, “cám ơn” những người gặp thường ngày, trong khi rất giỏi xu nịnh những kẻ chức quyền;
(iii) Tiếng nói của đa số công dân không được trân trọng cho nên họ không tích cực tham gia ý kiến vào các công việc cộng đồng, không đấu tranh chống tiêu cực, mà chỉ lên tiếng khi lợi ích của bản thân bị xâm hại.
Sự thiếu tôn trọng người khác còn thể hiện ở chỗ không có khả năng cấp nhận ý kiến khác biệt. Người Việt vô tư can thiệp vào công việc của người khác khi họ không yêu cầu; khăng khăng áp đặt quan niệm, chuẩn mực của mình lên người khác mà không cần biết họ là những thực thể khác mình, lớn lên trong môi trường khác và được gia đình giáo dục hoàn toàn khác. Đã có nhiều công việc hợp tác thất bại, đặc biệt là các công việc vì cộng đồng ít mang lại lợi ích cá nhân, bởi những người khởi xướng không thực sự tôn trọng đối tác, hoặc cho rằng với tuổi tác, tài năng, địa vị, kiến thức…của mình, những người kia có nghĩa vụ phải tuân theo các “sáng kiến” của mình
Một xã hội Bình đẳng Đạo đức không đòi hỏi ai phải biết ơn ai, (trừ những người trực tiếp giúp đỡ mình), để tránh sự thần thánh hóa cá nhân. Đại diện của xã hội sẽ tri ân những người có nhiều đóng góp với xã hội nhưng từng cá nhân thì không tự động có nghĩa vụ ấy. (Mặc dù ngay cả tri ân như thế nào là vừa cũng cần phải tranh luận). Điều này còn có nguyên do là cuộc sống của mỗi người bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Người tài được xã hội tri ân không phải vì họ tài năng hơn người mà bởi họ góp phần tạo ra của cải vật chất cho cộng đồng. Tuy nhiên người tài không tạo ra được, mà ngược lại, có thể làm tổn hại những giá trị tinh thần quan trọng nhất của những người khác – đó là sự tự tôn và sự trân trọng của xã hội đối với họ. Hạnh phúc chân chính của mỗi người phải do chính bàn tay, khối óc của họ tạo ra và được xã hội ghi nhận chứ không phải từ sự ban ơn của ai, bởi ơn nghĩa cũng giống như món nợ về mặt tinh thần, là điều những người tự trọng không mong muốn. Chính vì vậy, xã hội Bình đẳng Đạo đức không yêu cầu ai phải mang ơn ai, mà cố gắng tìm kiếm và tôn vinh những dạng tài năng khác nhau, tạo điều kiện để cho càng nhiều người có cơ hội đóng góp cho xã hội càng tốt. Ngược lại, những người được hưởng nhiều quyền lực, bổng lộc từ xã hội cũng cần phải cảm thông với những người khác, bất đắc dĩ phải tham gia vào cuộc đời này với những bất lợi bẩm sinh hoặc bất lợi do xã hội đem lại.
Ở phương đông, công dân đã được giáo dục về Bình đẳng về Luật Pháp. Bình Đẳng về Đạo Đức là khái niệm rộng hơn, đòi hỏi người dân có nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau, cố gắng tư duy và đối xử một cách công bằng. Nghĩa là, nếu bạn khiến người khác phiền muộn bởi những hành vi không tôn trọng họ hoặc cho rằng họ không cao quý, không giá trị bằng người nọ người kia, thì cũng không ai bỏ tù bạn. Nhưng bạn cần ý thức rằng điều đó là vi phạm đạo đức. Bình đẳng Đạo đức không có nghĩa là cào bằng. Những người tài năng hơn vẫn có thể có nhiều của cải vật chất hơn, công việc ưng ý hơn. Nhưng trong phép xã giao nơi công cộng, tất cả mọi người đều đáng được trân trọng như nhau.
Bình Đẳng Đạo Đức đã trở thành một giá trị phổ quát ở các quốc gia văn minh nhưng còn thiếu trong triết lý phát triển của xã hội Việt nam. Tôi hi vọng rằng những người có tâm huyết với xã hội sẽ quan tâm đầu tư nhiều hơn để nâng cao dân trí về vấn đề này.
Nguyễn Kiều Dung
Nghiên cứu sinh kinh tế và triết học, Hoa kỳ
Nghiên cứu sinh kinh tế và triết học, Hoa kỳ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét