*1. Cái đạo có thể dùng lời để nói được chẳng phải là cái Đạo vĩnh viễn; cái tên có thể gọi tên được chẳng phải là cái tên vĩnh viễn. Cái“Vô” là cái tên chỉ cái khởi thủy của trời đất; cái “Hữu “ là cái tên để chỉ bà Mẹ của muôn vật. Cho nên (phải xem) Đạo là cái Vô vĩnh viễn nếu như ta muốnnhìn cái huyền diệu của Đạo, (lại phải xem) nó là cái Hữu vĩnh viễn nếu như ta muốn nhìn cái biểu hiện của nó. Cả hai cái (mặt Vô và mặt Hữu) này cùng xuất hiện với nhau, mà tên gọi khác nhau. Hiện tượng cùng xuất hiện này là cái huyềndiệu. Đó là cái huyền diệu của sự huyền diệu, cái cửa để bước vào mọi cái huyền diệu.
*2. Khi thiên hạ đều biết cái tốt là tốt thì đó là cái xấurồi. Khi thiên hạ đều biết cái thiện là thiện thì nó đã là cái bất thiện rồi.Cho nên cái Hữu và cái Vô sinh ra nhau; cái Khó và cái Dễ nghiêng vào nhau; cáiDài và cái Ngắn giao tiếp nhau; Âm và Thanh chuyển hóa cho nhau; cái đi trướcvà cái đi sau đi theo nhau. Chính vì vậy thánh nhân thi hành việc Vô vi, thựchiện việc dạy không dùng lời.Muôn vật xuất hiện mà mình không nói; chúng sinhra mà mình không chiếm lấy; mình làm mà không cậy công; công lao hoàn thành màmình không kể công. Chính vì mình không kể công cho nên (công) mới không mấtđi.
*3. Không chuộng cái giỏi khiến dân không tranh dành.Không quí những của cải khó kiếm khiến dân không làm trộm cắp. Không để lộ lòngham muốn khiến dân không làm loạn. Chính vì vậy cho nên cách cai trị của bậcthánh là: làm cho lòng dân trống rỗng, bụng dân no, chí dân mềm yếu, xương dâncứng mạnh. Luôn luôn khiến dân không biết, không ham muốn, khiến kẻ khôn khôngtrổ được điều gì. Làm cái Vô vi, thì không có việc gì không an.
*4.A. Cái đạo tuy trống rỗngnhưng công dụng của nó không bao giờ hết. Nó sâu xa thay, tựa hồ cái gốc củamuôn vật.
B. Nó làm cùn cái bén nhọn củamình, tháo gỡ cái rối rắm của mình, làm cho cái sáng của mình hòa lẫn với cáibụi bặm của mình.
C. Nó ẩn náu thay, nhưng xem ravẫn (tự mình) tồn tại. Ta không biết nó là con của ai, dường như có trướcthượng đế.
*5.A. Trời đất chẳng hề (lo đến)nhân, xem muôn vật là con chó rơm; thánh nhân chẳng hề (lo đến) nhân, xem trămhọ là con chó rơm.
B. Cái khoảng ở giữa trời và đấtphải chăng giống như cái ống bể? Tuy trống rỗng nhưng lại dùng không hết. Càngvận động, (muôn vật) lại càng hiện ra.
C. Nói lắm hay cùng lý, chẳngbằng giữ cái vừa mức.
*6. Cái huyền diệu của cái hang(/cốc thần/) không chết, cho nên gọi là bà mẹ huyền diệu (/huyền tẫn/). Cái cửacủa bà mẹ huyền diệu, đó là cái gốc củatrời đất. Tồn tại xem ra dằng dặc, dùngmà không hết.
*7.A. Trời dài đất lâu. Trời đấtsở dĩ có thể dài và lâu vì nó không sống cho mình. Cho nên nó có thể sống mãi.
B. Vì vậy bậc thánh nhân đặt thânmình ra sau, cho nên cái thân ông ta lại ở trước; đặt thân mình ra ngoài nênthân ông ta mới còn. Đó chẳng phải vì ông ta có cái gì riêng đó sao? Vì vây chonên ông ta làm cho cái riêng của mình hoàn thành.
*8.A. Kẻ thiện cao nhất giống nhưnước. Nước làm cho muôn vật được lợi mà không tranh giành. Nó ở vào nơi mọingười gét nên nó gần với Đạo.
B. Ở khéo chọn chỗ, lòng khéochọn nơi sâu, chơi khéo chọn người, nói khéo chọn chữ tín, làm chính sự khéochọn sự yên lành, làm việc khéo chọn năng lực, hành động khéo chọn lúc (nênlàm). Ôi! chỉ vì chẳng tranh giành nên không lầm lỗi.
*9. Nắm lấy cho nó đầy, chẳngbằng thôi đi. Sờ mài nó nhọn thì chẳng giữ mãi. Ngọc vàng đầy nhà chẳng thể giữđược. Giàu sang mà kiêu căng thì tự chuốc lấy họa. Công đã thành thì thân rútlui, đó là đạo trời.
*10.A. Làm cho hồn phách giữ được“cái Một” (/đây là cái Đạo/) phỉa chăng có thể khỏi chia lìa? Làm cho cái khíđạt đến sự mềm yếu phải chăng có thể thành đứa trẻ sơ sinh? Gạt bỏ việc ngắmnhìn điều huyền bí phải chăng có thể không nhơ bẩn?
B. Phải chăng có thể lấy “Vô vi”để yên dân, trị nước? Phải chăng có thể lấy yên tĩnh để cho cửa trời (các giácquan) đóng mở? Phải chăng có thể dùng “Vô vi” để biết rõ mọi việc?
C. Cái sinh ra vật và nuôi nấngnó, sinh ra mà không chiếm lấy, làm mà không cậy công, làm cho vật lớn lên màkhông làm chủ, đó là cái Đức huyền diệu.
*11. Trong ba mươi cái nan hoacùng một bầu xe, ở ngay cái vô của bánh xe có cái công dụng của xe. Nhồi đấtlàm đồ dùng, ở ngay cái vô của đồ dùng có cái công dụng của đồ dùng. Khoét cáicửa lớn, cửa sổ để làm phòng(/người Trung Quốc xưa vẫn quen khoét núi đất đểở/), ở ngay cái vô của phòng có cái công dụng của phòng. Cho nên ta xem nó làcái Hữu để mưu cái lợi; xem nó là cái vô để mưu cái công dụng.
*12. Năm màu khiến mắt người tatối đi. Năm âm khiến tai người ta điếc đi. Năm mùi khiến miệng người ta tê đi.Ham theo đuổi săn bắn khiến người ta phát cuồng. Hàng hóa khó kiếm khiến ngườita làm chuyện sai trái. Vì vậy, bậc thánh nhân lo bụng không lo mắt. Cho nên bỏcái thứ hai mà theo cái thứ nhất.
*13. Hãy sợ việc ân sủng như điềunhục nhã. Sở dĩ ta có mối lo lớn vì ta có thân. Tại sao bảo: “Hãy sợ hãi điềuân sủng như điều nhục nhã?”. Đó là vì có vinh ở trên thì có nhục ở dưới. Chonên được nó cũng sợ hãi; mà mất nó cũng sợ hãi. Cho nên nói “Hãy sợ hãi điều ânsủng cũng như điều nhục nhã”. Tại sao nói “Ta có mối lo lớn vì ta có thân?”. Đólà vì, ta có thân nên có mối lo lớn, nếu như ta không có thân thì ta có gì phảilo?. Cho nên kẻ nào biết quí thân mình mà lo cho thiên hạ thì có thể gửi thiênhạ cho người ấy. Kẻ nào vì yêu mình mà lo cho thiên hạ thì có thể giao thiên hạcho người ấy.
*14.Vật mà nhìn không thấy gọi là“Di”; lắng tai mà không nghe gọi là “Hi”; chộp mà không nắm được gọi là “Vi”.Ba cái này không thể truy cứu được cho nên hỗn hợp lại làm một. Cái trên của nókhông sáng; cái dưới của nó không tối. Dằng dặc mà không thể gọi tên, lại quayvề chỗ không có vật gì hết. Cho nên gọi nó là cái hình trạng không có hìnhtrạng, cái hình tượng không có sự vật. Cho nên gọi nó là cái thấp thoáng. Đónnó thì không thấy đầu; đuổi theo nó thì không thấy phía sau nó. Hãy lấy cái đạoxưa để chế ngự cái tồn tại hiện nay. Có thể biết đầu mối xưa, đó là nắm đượccái giềng mối của Đạo.
*15. Con người xưa khéo thực hiệncái đạo thì tinh diệu, huyền ảo, thông suốt, sâu xa không thể nhận thức được(anh ta), cho nên tạm miêu tả anh ta như sau: anh ta rụt rè chừ, như lội quasông vào mùa đông; lúng túng chừ, như sợ bốn bên hàng xóm; nghiêm chỉnh chừ,như mình là người khách; rã rời chừ, như băng giá đang tan. Đôn hâu chừ, nhưkhúc gỗ mộc; trống rỗng chừ, như cái hang; hỗn độn chừ, như nước đục. Ai có thểlàm cho cái đục lắng xuống dần dần thành trong?. Ai có thể làm cái yên tĩnh kéodài, dần trở nên động? Giữ được cái đạo đó mà không muốn tự mãn? Vì không tựmãn cho nên có thể ẩn mình không cho người ta biết.
*16.A. Hãy đạt đến cái trốngkhông cùng cực; hãy giữ lấy cái hết sức yên tĩnh. Muôn vật đều sinh ra, ta quađó thấy chúng đều trở về gốc. Vật tuy nhan nhản, tất cả đều trở về cái gốc củamình. Trở về gốc gọi là “hư tĩnh”, cái đó gọi là “trở về bản tính”(/phụcmạng/). Trở về bản tính gọi là “cái lẽ tự nhiên”(/thường/). Biết được cái lẽ tựnhiên gọi là “sáng suốt”; không biết lẽ tự nhiên, làm bậy, là tai hại.
B. Biết cái lẽ tự nhiên thì chứađựng được. Chứa đựng được thì chung cho mọi người(/công/). Do chung cho mọingười nên bao khắp. Bao khắp là hợp với trời. Hợp với trời là đúng đạo. Theođạo thì lâu dài, suôt đời không bị nguy hiểm.
*17.A. (Với ông vua) cao nhất,dân chỉ biết mình có ông vua như thế. (Với ông vua) kém hơn, dân yêu quí vàkhen ngợi ông ta. (Với ông vua) kém hơn nữa, dân sợ ông ta. Xuống thêm nữa, dânkhinh ông ta. (Với loại vua này) không đủ để tin nên dân cũng không tin.
B. Ông vua cao nhất nhàn hạ thay,không nói. Công lớn đã thành, công việc xong xuôi, mà trăm họ đều bảo: “Tựnhiên tôi thấy như thế”.
*18. Khi cái Đạo lớn bị bỏ mới cócái Nhân Nghĩa. Khi sự khôn ngoan, tính toán sinh ra là có cái dối trá lớn. Sáungười thân chẳng hòa hợp mới có hiếu và từ. Nhà nước có tối tăm loạn lạc mới cókẻ trung thần.
*19. Cắt đứt cái sáng suốt, vứtbỏ cái khôn thì dân lợi gấp trăm lần. Cắt đứt Nhân, rời bỏ Nghĩa, dân sẽ quantrở lại hiếu và từ. Cắt đứt cái khéo, vứt bỏ cái lợi sẽ không có trôm cướp. Bacái trên chỉ là cái văn vẻ, không đủ (cai trị). Cho nên phải khiến cho dân cócái để theo: nêu cao cái giản dị, giữ lấy sự chất phác, giảm lòng riêng tư, bớtsự ham muốn.
*20.A. Cắt đứt cái học sẽ khôngphải lo lắng. Lời vâng dạ và lời mắng nhiếc cách xa nhau đến bao nhiêu đâu! Cáithiện và cái ác cách xa nhau có bao nhiêu đâu! Khi tai họa chưa đến thì mơ hồthay! Cái điều người ta sợ, ta không thể không sợ.
B. Ta khác thế tục quá xa. Mọingười hớn hở, như hưởng bữa tiệc lớn, như bước lên đài vào mùa xuân. Riêng talặng lẽ không tỏ dấu vết gì, như đứa trẻ sơ sinh chưa biết cười. Rũ rượi khôngbiết đi về đâu. Mọi người đều có thừa; riêng ta thiếu thốn, ta ôm tấm lòng củakẻ ngu si chăng? Mờ mịt thay! Thế tục rạng rỡ, riêng ta mịt mờ; thế tục trongsáng, riêng ta mờ mờ. Thản nhiên chừ, như biển; phiêu bạt chừ, không có nơidừng! Mọi người đều có cái để đòi hỏi, riêng ta một mình bướng bỉnh như bỉ lậu.Riêng mình ta khác mọi người mà giữ bà mẹ nuôi muôn vật (/thực mẫu/).
*21.A. Biểu hiện của cái Đức lớn(/khổng đức/) là nó tuân theo Đạo.
B. Đạo chỉ là vật thấp thoáng,mập mờ. Trong đó có hình tượng. Mập mờ, thấp thoáng trong đó có sự vật; sâu xatăm tối, trong đó có “cái mầm” (/tinh/ đây chỉ tinh trùng). Cái mầm ấy chắcchắn, trong đó có cái đáng tin. Từ xưa đến nay, cái tên của nó chẳng mất để làmcái gốc của muôn vật (/dĩ tuyệt chúng phủ/). Ta làm sao biêt được nó là cái gốccủa muôn vật? Vì điều đã nói trên đây.
*22.A. (Đạo khiến) cái quanh cosẽ được bảo toàn; cái cong sẽ được duỗi thẳng; cái gì trũng xuống thì sẽ trànđầy; cái gì cũ nát sẽ mới lại; cái gì ít ỏi sẽ được thêm; cái gì nhiều sẽ gâymê hoặc.
B. Chính vì vậy bậc thánh nhângiữ cái một (/cái Đạo/) mà làm mẫu mực cho thiên hạ. Không tự mình nhìn cho nênsáng; không cho là đúng cho nên rực rỡ; không tự khoe mình cho nên có công lao;không tự mãn cho nên đứng đầu. Chính vì không tranh giành với ai cho nên thiênhạ không ai tranh giành được với ông ta.. Cho nên nói “Quanh co cho nên đượcbảo toàn” đâu phải lời nói trống không? Hãy chân thành bảo toàn rồi quay về vớinó (/Đạo/).
*23.A. Nói ít, theo tự nhiên. Chonên gió bão chẳng kéo dài suốt buổi sáng; mưa rào chẳng kéo suốt cả ngày. Ailàm nên điều ấy? Trời đất đấy. Đến cả trời với đất còn chưa có thể kéo dài,huống chi là con người.
B. Kẻ nào chăm lo cho Đạo thì sẽcùng được với Đạo; kẻ nào chăm lo theo Đức thì cùng được với Đức. Cùng theoĐạo, Đạo cũng vui nhận anh ta; cùng theo với Đức, Đức cũng vui nhận anh ta;cùng theo với cái mất, cái mất cũng vui nhận anh ta. Khi đức tin (của mình)không đủ thì mới có chuyện (người ta) không tin.
*24. Nhón chân thì không đứngvững được; chạng chân thì không đi được. Kẻ tự biểu lộ mình thì không sáng suốt,kẻ tự cho mình là đúng thì không chói lọi. Kẻ tự khoe công thì không có công;kẻ tự mãn thì không được lâu dài. Căn cứ vào Đạo mà xét thì những điều trên đềulà cơm thừa canh cặn. Súc vật còn chán ghét nó, cho nên người có Đạo khôngchuộng.
*25.A. Có cái vật hình thành hỗnđộn, sinh trước trời đất. Yên lặng trống không đứng một mình không thay đổi, đivòng mà không mỏi, có thể làm bà mẹthiên hạ.
*25.A. Có cái vật hình thành hỗnđộn, sinh trước trời đất. Yên lặng trống không đứng yên một mình không thayđổi, đi vòng mà không mỏi có thể làm bà mẹ thiên hạ. Ta không biết cái tên nólà gì, gượng đặt tên nó là cái lớn. Cái lớn ấy đi; cái đi của nó xa; cái xa củanó quay về.
B. Cho nên cái đạo lớn; Trời lớn;Đất lớn; Người cũng lớn. Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà Con Người là một trongbốn cái này. Con Người lấy Đất làm khuôn phép; Đất lấy Trời làm khuôn phép;Trời lấy Đạo làm khuôn phép; Đạo lấy Tự nhiên làm khuôn phép.
*26. Cái nặng là gốc rễ cho cáinhẹ; cái yên tĩnh là gốc rễ cho cái nôn nóng. Vì vậy cho nên suốt ngày bậcthánh nhân đi đường không rời xe chở; tuy hưởng sự vinh hoa vẫn tin tưởng vượtlên. Cớ gì ông vua của một nước có vạn cổ xe lại coi thân mình nặng, coi thườngthiên hạ? Coi thường thì bỏ mất cái gốc rễ; nôn nóng thì bỏ mất cái chủ yếu.
*27.A. Kẻ khéo đi không để lạidấu vết; kẻ khéo nói không có chỗ sai để chỉ trích. Kẻ khéo tính toán khôngdùngthẻ tre để tính; kẻ khéo đóng không dùng đến khóa mà người ta chẳng sao mởđược; kẻ khéo buộc không dùng đến dây buộc mà không sao cởi ra được.
B. Vì vậy cho nên bậc thánh nhânbao giờ cũng khéo cứu người, nên không có người bị vứt bỏ; bao giờ cũng khéocứu vật nên không có vật bị vứt bỏ. Không để vật bị vứt bỏ là tập hợp sự sángsuốt.
Vì vậy người thiện là người thầycủa người không thiện; người không thiện là cái chỗ dựa cho người thiện. Nếukhông quí ông thầy của mình; không yêu chỗ dựa của mình thì dù đó là khôn cũngbị mê hoặc lớn. Đó là cái huyền diệu chủ chốt.
*28. Dù biết cái (mặt) trống củanó vẫn giữ cái (mặt) mái của nó, hãy làm cái khe của thiên hạ. Khi làm cái khecủa thiên hạ sẽ không rời khỏi cái Đức vĩnh viễn, lại quay về tình trạng trẻ sơsinh. Dù biết cái (mặt) trắng của nó, ta vẫn giữ cái (mặt) đen của nó. Khi giữcái (mặt) đen của nó, ta làm gương mẫu cho thiên hạ. Dù biết cái (mặt) vinh củanó ta vẫn giữ cái (mặt) nhục của nó, làm cái hang của thiên hạ. Khi làm cáihang của thiên hạ thì cái đức sẽ được đầy đủ. Cái nguyên mộc nếu chia cắt ra sẽthành đồ dùng. Bậc thánh nhân nếu dùng cái nguyên mộc thì sẽ làm người cầm đầucác quan. Cho nên cái qui chế lớn (/đại đế/) không bị chia cắt.
*29.A. Muốn lấy thiên hạ mà làm(theo ý mình) ta thấy điều này không thể được. Thiên hạ là cái đồ vật thầnkhông thể làm (theo ý mình) được. Người làm (theo ý mình) sẽ làm cho nó hỏng.Người cố chấp sẽ làm cho nó mất.
B. Đối với sự vật thì có ngườilàm trước; có người làm theo; có người nôn nóng; có người lạnh nhạt; có ngườicứng rắn; có người mềm yếu; có người bồi đắp; có người hủy hoại (/đây là hànhđộng của người đời/).
C. Cho nên bậc thánh nhân bỏ cáiquá mức; bỏ cái xa hoa; bỏ cái thái quá.
*30.A. Muốn lấy cái Đạo để thờvua thì không dùng binh lực để ép thiên hạ. Việc này sẽ dẫn tới đánh lại. Nơinào đại quân đến thì gai góc mọc. Sau chiến tranh ắt có mất mùa.
B. Cho nên (khéo dùng binh) chỉcần có kết quả tốt mà thôi, không giám tỏ mình mạnh hơn. Đạt được kết quả màchớ kiêu căng; đạt được kết quả mà chớ khoe công; đạt được kết quả mà chớ kiêungạo; đạt được kết quả là vì bất đắc dĩ; đạt được kết quả mà chớ ép buộc.
C. Sự vật tráng thì già đi, đó làchẳng theo Đạo. Chẳng theo Đạo thì mất sớm thôi.
*31.A. Binh khí là vật chẳnglành, súc vật còn ghét nó cho nên con người có Đạo không dùng.
B. Người quân tử khi ở nhà thìcoi trọng bên trái; khi dùng binh thì coi trọng bên phải. Việc binh là cái việcbất tường, bất đắc dĩ mà phải dùng. Điềm đạm là tốt nhất. Chuyện chiến thắng làchuyện không hay, nếu cho nó là hay tức là thích giết người. Phàm là kẻ thíchgiết người thì chẳng có thể được thiên hạ thích.
C. Việc lành chuộng bên trái,việc giữ chuộng bên phải. (Khi dùng binh) thiên tướng quân (/vị tướng dựquyền/) ở bên trái, thượng tướng quân (/vị tướng dự khuyết/) ở bên phải. Nhưvậy xem binh như tang lễ. Kẻ giết nhiều người, nên lấy lòng đau xót mà khóc vớiông ta. Nên lấy tang lễ đối xử với kẻ chiến thắng.
*32.A. Cái Đạo vĩnh viễn không cótên gọi, nguyên mộc. Tuy nó nhỏ nhưng trong thiên hạ không ai sai khiến đượcnó. Các vương hầu nếu nắm được nó thì muôn vật sẽ tự mình phục tùng. Trời vàđất sẽ hòa hợp với nhau, móc ngọt rơi xuống, dân không ai ra lệnh vẫn tự đạtđến sự vừa đều.
B. Khi cái Nguyên lý đầu tiên(/thủy chế/) đã có tên gọi, đã có tên gọi rồi thì ta phải biết ngăn lại. Biếtngăn lại thì mới không nguy hại. Cái Đạo ở trong thiên hạ cũng như suối hangđối với sông biển.
*33. Kẻ biết người là có trí; kẻbiết mình là sáng suốt. Kẻ thắng người ta là có sức; kẻ tự thắng mình là mạnh.Kẻ tri túc (/tự cảm thấy đủ/) thì giàu; kẻ cố gắng thực hiện (Đạo) là người cóchí. Kẻ không bỏ mất cái gốc thì lâu dài. Kẻ chết mà không mất là thọ.
*34. Cái Đạo lớn tràn khắp chừ,có thể ở bên trái, bên phải. Muôn vật nhờ nó mà sinh ra, mà nó không nói. Cônglao hoàn tất rồi mà không làm chủ chúng. Bao giờ cũng không có ham muốn riêng,có thể gọi là Cái Nhỏ. Muôn vật theo về mà không làm chủ nên có thể gọi là CáiLớn. Vì nó rút cục không tự cho mình là lớn nên hoàn thành được cái lớn củamình.
*35. Nắm lấy cái đạo lớn thìthiên hạ sẽ đến theo. Đến theo mà chẳng thiệt hại thì yên ổn thái bình. Âm nhạclàm bánh trái cho khách qua đường dừng chân. Còn cái Đạo nói ra cửa miệng thìlạt lẽo không có mùi vị. Nhìn nó chẳng bõ thấy, lắng tai nghe chẳng bõ nghe,nhưng dùng nó lại không thể hết.
*36. (Cái Đạo muốn rút ngắn mộtvật thì ắt phải cố kéo nó ra. Muốn làm nó yếu đi ắt phải cố làm cho nó mạnhlên. Muốn bỏ nó đi, thì ắt phải đề cao nó. Muốn cướp lấy nó ắt phải cố cho nó.Cái đó gọi là sáng rõ vi diệu. Mềm yếu thắng cứng mạnh. Con cá không thể rakhỏi vực sâu. Cái lợi khí (nguyên lí trị nước) không để cho người ta thấy.
*37. Cái Đạo bao giờ cũng Vô vi,nhưng không việc gì không làm.Các vương hầu nếu tự mình giữ được nó thì muôn vật có thể tự mình thay đổi. Nếuvật tự thay đổi mà người ta muốn tác động vào thì phải lấy cái nguyên mộc khôngcó tên cản lại. Muốn lấy cái không có tên để cản lại thì mình phải không có hammuốn (riêng). Ta không có ham muốn (riêng), dùng cái tĩnh để ứng phó thì thiênhạ sẽ ngay.
*38.A. Cái Đức cao nhất không(chăm chú) lo Đức cho nên có Đức. Cái Đức kém (chỉ lo) không thất Đức cho nênkhông có Đức. Cái Đức cao nhất là Vô vi mà không có cái gì để làm; cái Nhân caonhất có làm nhưng không có cái gì để làm. Cái Nghĩa cao nhất có làm nhưng khôngcó cái để làm. Cái Lễ cao nhất có làm nhưng không ai hưởng ứng, nên giơ cánhtay lôi kéo người ta.
B. Cho nên cái Đạo có mất thì mớisinh ra cái Đức; cái Đức có mất đi thì sau đó mới có chữ Nhân; chữ Nhân có mấtđi thì sau đó mới có chữ Nghĩa, chữ Nghĩa có mất đi thì sau đó mới có chữ Lễ.Phàm chữ Lễ xuất hiện là do chữ Trung, chữ Tín đã mỏng yếu rồi, và là đầu mốicủa loạn. Kẻ biết trước (/trí giả/) là mối họa của Đạo, là nguồn gốc của cáingu.
Vì vậy bậc đại trượng phu ở nơidày không ở nơi mỏng, chuộng cái chất phát, không chuộng cái hoa mỹ. Cho nênông ta bỏ cái thứ hai theo cái thứ nhất.
*39.A. Người xưa lo có được “CáiMột” là vì: Trời mà có được “Cái Một thì trong; đất có được “Cái Một” thì yên;thần mà có được “Cái Một” thì thiêng; hang có được “Cái Một” thì đầy. Muôn vậtcó được “Cái Một” thì sinh ra, các vương hầu có được “Cái Một” thì thành chuẩnmực cho thiên hạ. Tất cả đều lo đạt đến “Cái Một” hết.
B. Nếu trời không có cách đạt đếncái trong thì sẽ vỡ; đất không có cách đạt đến cái yên thì sẽ hỏng; thần khôngcó cách đạt đến cái thiêng thì sợ sẽ tan; các hang không có gì đạt đến cái đầysợ sẽ kiệt; muôn vật không có gì để sống sợ sẽ diệt vong; các vương hầu khôngcó cách đạt đến cái cao quý sợ sẽ mất ngôi.
C. Cho nên cái sang lấy cái hènlàm gốc; cái cao lấy cái thấp làm nền. Cho nên các vương hầu tự xưng mình là“cô” (/con mồ côi/), là “quả” (/ít đức/), là “bất cốc” (/bất thiện/). Đó chẳngphải họ láy cái hèn làm gốc đó sao? Chẳng phải thế sao?
D. Cho nên ca ngợi cao nhất làkhông ca ngợi. Không muốn được người ta quý trọng như viên ngọc đẹp, mà chỉmuốn bị coi thường như sỏi đá.
*40. Trở về, đó là cách vận độngcủa Đạo; yếu mềm đó là cái tác dụng của Đạo. Muôn vật đều do cái Hữu mà sinhra. Cái Hữu do cái Vô mà sinh ra.
*41.A. Kẻ sĩ cao nhất nghe Đạothì chăm chỉ thực hiện. Kẻ sĩ bậc trung nghe Đạo thì vừa nhớ vừa quên. Kẻ sĩkém nghe Đạo thì cười chê Đạo. Nếu anh ta không cả cười thì không đáng gọi làĐạo (/vì Đạo đâu phải dễ hiểu/).
B. Cho nên người xưa nói: “Kẻsáng về Đạo có vẻ như ngu muội; kẻ tiến về Đạo có vẻ như bước lùi; cái Đạo bằngphẳng có vẻ như là khúc khuỷu”.
B. Bậc đức cao nhất có vẻ như làcái hang; cái trắng cao nhất có vẻ như dơ bẩn; cái đức rộng có vẻ như không đủ;cái đức vững chắc có vẻ như là mềm yếu; cái đức chân thực có vẻ như là trốngkhông.
C. Cái vuông cực lớn thì không cógóc; cái đồ dùng cực lớn là xong muộn; cái âm cưc lớn thì ít có tiếng; cái hìnhtượng cực lớn thì không có hình thù; cái Đạo cực lớn thì không có tên. Chỉ cócái Đạo khéo sinh ra và tạo thành muôn vật.
*42.A. Đạo sinh ra “Cái Một”(/Thái cực/); Cái Một sinh ra Cái Hai (/âm dương/); Cái Hai sinh ra Cái Ba (/âmdương và giao hợp của chúng/); Cái Ba sinh ra muôn vật. Muôn vật đều cõng âm,ôm dương, do khí xung khắc nhau mà hòa hợp với nhau.
B. Điều người ta ghét là cô (/mồcôi/), quả (/ít đức/), bất cốc (/ít thiện/), nhưng các vương công lại gọi mìnhlà thế. Các sự vật có khi bớt nó mà lại là thêm, thêm cho nó lại là bớt. Điều(này) người ta dạy, ta cũng đem ra dạy: “Kẻ cương cường thì bất đắc kỳ tử”. Tanay cũng lấy câu ấy làm cái gốc của điều dạy.
*43.A. Cái cực mềm trong thiên hạchi phối cái cực cứng trong thiên hạ; cái không “hữu” (/như ánh sáng/) xuyênqua cái không có chỗ hở (/như tấm kính/). Ta qua đó biết cái có ích của Vô vi.
B. Cách dạy không dùng lời, điềuích lợi của Vô vi, thiên hạ ít người đạt được.
*44. Cái danh và thân mình cáinào thân thiết hơn? Thân mình và của cải cái nào quan trọng hơn? Được và mấtcái nào nguy hại hơn? Vì vậy cho nên yêu thích lắm thì gây tổn thất nhiều; chứachất lắm thì bỏ mất nhiều. Biết tri túc thì không bị nhục; biết dừng thì khôngnguy, có thể lâu dài.
*45.A. Cái đầy đủ nhất vẻ nhưthiếu sót; nhưng công dụng nó không hết. Cái đầy lớn có vẻ như trống rỗng nhưngcông dụng của nó không bao giờ cùng. Người thẳng lớn có vẻ như cong; người khéolớn có vẻ như vụng; người biện luận lớn có vẻ như ấp úng.
B. Tĩnh thắng động; hàn thắngnhiệt; lấy thanh tĩnh để làm cho thiên hạ thành ngay.
*46.A. Khi thiên hạ có Đạo thìdùng ngựa để cày. Khi thiên hạ không có Đạo thì ngựa chiến đẻ con ở ngoại ô.
B. Không có cái họa nào hơn làkhông biết tri túc; không sai lầm nào lớn hơn là tham lam. Cho nên kẻ biết cáiđủ là đủ thì không bị nhục và bao giờ cũng thấy đủ.
*47. Không ra khỏi cửa lớn màbiết thiên hạ; không liếc mắt nhìn cửa sổ mà biết đạo trời. Người đi càng xathì cái biết anh ta càng ít. Vì vậy bậc thánh nhân không đi mà biết; không nhìnmà thấy, không làm mà nên công.
*48. Theo cái học thì ngày mộttăng thêm; theo cái Đạo thì ngày một biết đi. Bớt đi lại bớt đi cho đến Vô vi.
B. Vô vi mà không việc gì khônglàm. Lấy thiên hạ bao giờ cũng bằng vô vi. Còn nếu gây việc thì không đủ để lấythiên hạ.
*49. Bậc thánh nhân không có cáilòng bất biến, lấy lòng thiên hạ làm cái lòng của mình. Người tốt ta tốt vớihọ; người không tốt ta cũng tốt với họ thì được cái tốt. Người đáng tin ta tinhọ; người không đáng tin ta tin họ, thì sẽ được chữ tín. Bậc thánh nhân ở trongthiên hạ, tấm lòng lo cho thiên hạ mà không bộc lộ. Trăm họ đều dồn mắt lắngtai, thánh nhân coi họ đều như trẻ thơ.
*50.A. Vào chết ra sinh. Conđường sống có mười ba đường (/cửu khiếu và bốn chân tay/). Con đường chết cómười ba đường. Con người sinh ra đi tới cái chết cũng có mười ba đường. Tại saothế? Đó là vì lo đến cái sống quá hậu hĩ.
B. Cho nên nghe nói: Kẻ khéonhiếp sinh, đi đường bộ không gặp tê ngưu, hổ. Vào quân đội không bị daothương. Tê ngưu, không có nơi để húc sừng, hổ không có chỗ để trổ móng, binhkhí không có chỗ để đâm mũi nhọn. Tại sao thế? Vì không có chỗ để chết (/họkhông đến những nơi này/).
*51.A. Cái Đạo sinh ra muôn vật,cái Đức nuôi chúng, vật cấp cho chúng hình hài, hoàn cảnh làm cho chúng trưởngthành. Vì thế cho nên muôn vật không vật nào không trọng cái Đạo quý cái Đức.
B. Cái đáng trọng của Đạo, cáiđáng quý của Đức, chẳng do cái gì ra lệnh cả mà là theo tự nhiên. Cho nên cáiĐạo sinh ra muôn vật, cái Đức nuôi chúng, làm cho chúng lớn lên, đùm bọc chúng,làm cho chúng hoàn tất (/đình.), trọn vẹn (/độc/), nuôi nấng chúng, che chởchúng. Cái Đức sinh ra mà không chiếm lấy; làm mà không cậy công; giúp chúnglớn lên mà không làm chủ. Cho nên gọi là cái Đức huyền diệu (/huyền đức/).
*52. Thiên hạ có cái khởi thủy đểlàm bà mẹ thiên hạ. Một khi biết được bà mẹ của muôn vật thì biết được đứa con.Một khi biết được đứa con mà giữ được mẹ thì suốt đời không nguy.
B. Nếu bịt các lối, đóng các cửathì suốt đời không vất vả; nếu mở các lối, bao biện công việc thì suốt đờikhông cứu được.
C. Thấy cái nhỏ kín gọi là sáng,giữ lấy cái mềm gọi là mạnh. Nếu dùng cái ánh sáng (của Đạo) để quay về cáisáng (của mình) thì không có cái gì có thể khiến thân mình bị tai ương. Cái đólà theo cái bất biến (/tập thường/).
*53.A. Nếu ta có một chút khônngoan, thì đi theo đường lớn chỉ sợ đi sai mà thôi. Con đường lớn (/đại Đạo/)rất bằng phẳng nhưng dân lại thích đi theo đường tắt.
B. Triều đình hỗn loạn (/trừ/),ruộng vườn rất hoang vu, kho lương rất trống rỗng. Nhưng lại mặc áo gấm thêu,mang kiếm sắc, lo ăn uống chê chán, có của cải thừa thãi. Đó là bọn trộm cướpđâu phải là Đạo?
*54.A. Kẻ khéo dựng thì không thểnhổ, kẻ khéo ôm thì không thể thoát, con cháu sẽ kế tự không dứt.
B. Trao dồi (Đạo) ở thân mình thìcái Đức của mình sẽ chân thực; trau dồi đạo ở nhà mình thì cái Đức sẽ có thừa;trau dồi nó ở làng thì cái Đức sẽ lâu dài; trau dồi nó ở nước thì cái Đức sẽthịnh; trau dồi nó ở thiên hạ thì cái Đức sẽ lan khắp.
C. Cho nên lấy thân mình mà xétthân mình, hãy lấy nhà mà xét nhà; hãy lấy làng mà xét làng; hãy lấy nước màxét nước; hãy lấy thiên hạ (ngày xưa) mà xét thiên hạ (ngày nay). Ta làm saobiết thiên hạ ra sao? Lấy điều đã nói ở trên đây.
*55.A. Kẻ nào giữ được cái Đứcdồi dào thì có thể sánh với đứa con nhỏ. Độc trùng không chích nó; mãnh thúkhông vồ; chim ác không mổ. Xương nó yếu, gân nó mềm mà chắc; chưa biết giaohợp mà “chim” tự cứng (/vì sinh khí đầy đủ/) vì tinh khí có dư; kêu gào suốtngày mà giọng không khản là hòa hợp hết sức. Biết hòa hợp gọi là bất biến(/thường/); biết cái bất biến là sáng. Lo lắng quá nhiều (/ích/) đến sự sống làcó hại (/tường/). Khi cái tâm bị cái sinh khí sai khiến thì gọi là cường. Vậtmà cường tráng thì sẽ già. Ta gọi nó là không theo cái Đạo. Không theo cái Đạothì chết sớm.
*56.A.Kẻ có trí thì không nói; kẻnói thì không có trí. Hãy bịt các lối đi; đóng các cửa của mình; làm cùn cáisắc của mình; gỡ cái rối; làm cho ánh sáng dịu đi; hòa đồng với bụi bặm. Cái đógọi là sự hòa đồng huyền diệu (/huyền đồng/). Cho nên( con người có Đạo) ngườita không có cách để thân với ông ta; không có cách để xa lánh ông ta; không cócách để làm lợi; không có cách để gây hại; không có cách để tôn quí, không cócách để coi khinh. Cho nên làm thành cái quí trong thiên hạ.
*57. Dùng ngay thẳng để trị nước;dùng mưu mô để chiến đấu; nhưng dùng vô vi để lấy thiên hạ. Ta làm sao biết làthế ? Vì những điều dưới đây:
Khi thiên hạ lắm chuyện kiêng cấmthì dân càng nghèo; khi dân có nhiều mánh khóe mưu lợi (/lợi khí/) thì nước nhàsẽ tối tăm; khi dân nhiều kỹ xảo thì vật lạ càng nẩy sinh; khi pháp lệnh càngrạch ròi (/chương/) thì giặc cướp càng nhiều. Cho nên bậc thánh nhân nói: “Tavô vi mà dân tự họ cải hóa; ta thích yên tĩnh mà dân tự sửa mình theo cái đúng,ta vô sự mà dân tự họ giàu có. Ta không có ham muốn riêng mà dân tự họ trở nênchất phác”.
*58.A. Khi chính sự một nước mờmờ thì dân của nó thuần hậu; khi chính sự một nước rạch ròi thì dân của nó rốiren. Cái họa là nơi cái phúc nương náu; cái phúc là nơi cái họa ẩn nấp. Ai biếtđược kết quả của nó ra sao? Chẳng ai xác định được. Cái ngay lại biến thành cáimánh khóe; cái thiện lại biến thành cái gian dối. Cái mê muội của người đời đãlâu ngày lắm rồi.
B. Cho nên bậc thánh nhân để mìnhvuông vắn mà không cắt nó, mình liêm khiết mà không làm thương tổn người khác;mình trực mà không ngang ngược, mình sáng mà không chói lòa.
*59. Trị người, thờ trời không gìbằng tiết kiệm. Bởi vì chỉ có tiết kiệm thì mới sớm trở về với Đạo (/tảnphục/); sớm trở về với Đạo gọi là coi trọng việc tích Đức. Nếu coi trọng việctích đức thì không có điều gì không khắc phục được. Một khi không có điều gìkhông khắc phục được thì không ai biết được cái cùng cực; khi không ai biếtđược cái cùng cực thì có thể giữ được nước, có thể có bà Mẹ của nước, có thểtrường cửu. Cái đó gọi là “rễ sâu gốc vững”, cái đạo trường sinh nhờ cậy lâu.
*60.A. Cai trị một nước có vẻ nhưnấu con cá nhỏ. Dùng đạo để cai trị thiên hạ thì quỷ không thiêng. Không phảiquỷ không thiêng mà cái thiêng của quỷ không làm người bị thương tổn. Khôngphải cái thiêng của quỷ không làm người bị thương tồn mà thánh nhân cũng khônglàm người bị thương tổn. Vì hai bên không làm nhau bị thương tổn, cho nên cáiđức của cả hai giao tiếp về cùng một nơi.
*61. Nếu nước lớn chịu ở chỗ thấpsẽ là nơi quy tụ (/giao/) của thiên hạ. Con cái thường lấy cái tĩnh để thắng conđực, (vì) lấy cái tĩnh làm chỗ thấp. Cho nên nước lớn biết hạ mình trước nướcnhỏ sẽ lấy được nước nhỏ. Nước nhỏ biết hạ mình trước nước lớn sẽ lấy được nướclớn.
Cho nên hoặc chịu lún (/hạ/) đểlấy; hoặc là chịu lún để được che chở. Nước lớn chẳng qua muốn kiêm tính đểnuôi người; nước nhỏ chẳng qua muốn nhập vào để nhờ người. Cả hai bên đều đạtđược điều mong muốn, cho nên kẻ lớn nên chịu lún.
*62.A. Cái Đạo là nơi sâu kín củamuôn vật, cái quý báu của người thiện, cái người bất thiện nhờ đó được nươngtựa. Lời nói tốt đẹp có thể làm cho thêm tôn quý (/thị tôn/). Hành động tốt đẹpcó thể đề cao con người. Sao lại vứt bỏ những người bất thiện?
B. Cho nên tuy được lập làm thiêntử, được địa vị tam công, tuy tay cầm ngọc bích ngồi xe bốn ngựa kéo, nhưng vẫnkhông bằng quỳ dâng cái đạo này? Chẳng phải nói (/viết/) do cầu gì được nấy, cótội được miễn tội đó sao? Vì vậy nó là quý trong thiên hạ.
*63.A. Làm cái vô vi; theo cái vôsự; nếm cái không có mùi vị. Xem cái lớn như cái nhỏ, cái nhiều như cái ít lànhư nhau. Lấy đức để báo oán. Lo liệu việc khó từ khi nó còn dễ; làm việc lớntừ khi nó còn nhỏ. Việc khó trong thiên hạ nhất định phải làm từ chỗ dễ; việclớn trong thiên hạ, nhất định phải làm từ chỗ nhỏ bé.
B. Cho nên bậc thánh nhân suốtđời không làm việc gì lớn cho nên có thể làm nên việc lớn. Phàm ai hứa dễ dàngthì chắc chắn ít giữ chữ tín. Xem việc quá dễ sẽ gặp nhiều cái khó. Bậc thánhnhân coi nó khó nên suốt đời không gặp việc khó.
*64.A. Khi tình hình đang yên thìdễ nắm giữ; khi cái mầm chưa lộ thì dễ lo liệu; khi vật đang mềm thì dễ chiacắt; khi vật còn nhỏ thì dễ phân tán. Phải làm từ khi nó chưa còn xuất hiện;phải trị từ khi chưa loạn. Cây gỗ đầy một ôm sinh ra từ cái mầm con; cái đàichín từng bắt đầu từ một sọt đất; chuyến đi xa ngàn dặm bắt đầu ở dưới chân.
B. Kẻ nào làm (theo ý mình) thì làm cho việc hỏng; kẻ nào cố chấp thìthất bại. Cho nên bậc thánh nhân vô vi nên không thất bại; không cố chấp nênkhông mất.
C. Người ta lo cho công việc làm cho công việc hỏng khi sắp hoàn thành.Phải cẩn thận lúc kết thúc như lúc đầu tiên thì sẽ không bị thất bại.
Cho nên bậc thánh nhân muốn mình không muốn, không quý những của cải khó kiếm,học cái không học (/ không phải do học vấn có được/), làm cho mọi người trở vềcái họ đã trải qua (/thời đứa trẻ sơ sinh/). Giúp theo cái tự nhiên của muôn vậtmà không dám làm (theo ý mình).
*65.A. Cho nên người xưa khéo thi hành cái Đạo thì không phải làm cho dânchúng khôn ra, mà làm cho dân chúng ngu đi. Sở dĩ dân chúng khó trị là vì tríkhôn của họ lắm. Cho nên ai muốn lấy trí khôn để cai trị nước thì đó là giặc củanước; không lấy trí khôn để trị nước đó là phúc của nước.
B. Nắm lấy hai cái trên chính là quy tắc (để trị nước). Việc luôn luôn biếtcái quy tắc này, đó là Đức huyền diệu (/huyền đức/). Cái đức huyền diệu xa thẳm,xa vời. Nó trở về với vật rồi sau đó đạt tới cái thuận to lớn (/đại thuận/).
*66. Sở dĩ sông và biển có thể làm vị vua của trăm hang là vì nó khéo ởdưới thấp (so với hang) cho nên có thể làm vua của trăm hang.
Cho nên muốn ở trên dân chúng thì phải dùng lời nói để nhún mình; muốn ởtrước dân chúng thì phải đặt thân mình sau dân chúng. Chính vì vậy, cho nên,thánh nhân ở trên mà dân không cho là nặng; mình ở trước mà dân không cho là cóhại cho họ. Cho nên, thiên hạ vui lòng ủng hộ mà không chán. Vì thánh nhânkhông tranh dành cho nên thiên hạ không ai tranh giành được với ông ta.
*67.A. Thiên hạ đều bảo cái Đạo của ta lớn, có vẻ như không giống cái gìhết. Vì nó lớn cho nên nó không giống cái gì hết. Ví thử nó giống một vật nàođấy thì từ lâu nó đã nhỏ mất rồi!
B. Ta có ba cái quý: Cái thứ nhất là “Nhân từ”; cái thứ hai là “Tiết kiệm”;cái thứ ba là “Không dám xem mình trước thiên hạ”. Vì nhân tử cho nên có thểdũng cảm. Vì tiết kiệm cho nên có thể mở rộng. Vì không dám xem mình trướcthiên hạ cho nên có thể trở thành chúa tể của mọi vật (/khí trưởng/).
C. Nay nếu như bỏ nhân từ mà lo dũng cảm; bỏ tiết kiệm mà muốn mở rộng; bỏviệc ở sau mà lo đứng trước thì chết. Phàm lấy nhân từ để chiến đấu thì thắng,để giữ thì vững chắc. Nếu trời muốn cứu ai thì do người ấy đã lấy nhân từ để tựbảo vệ mình.
*68. Kẻ làm tướng (/sĩ/) giỏi không dùng vũ lực; người chiến đấu giỏi khôngnổi giận; người khéo chiến chiến thắng địch thì không giao chiến. Người khéodùng người thì đặt mình dưới người ta. Cái đó gọi là cái đức của việc khôngtranh giành. Cái đó gọi là cái đức của việc dùng người. Cái đó gọi là chỗ cùngcực của cái đạo trời từ xưa.
*69. Cách dùng binh có câu: “Ta không giám làm người chủ (để đánh) mà làmngười khách (để đối phó), không dám tiến lên một tấc mà rút lui một thước.”
Cái đó gọi là đi mà không dàn binh; đuổi mà không giơ tay; nắm mà khôngdùng binh khí; bắt giữ mà không giaochiến với địch. Không có tai họa nào lớn hơn khinh địch. Khinh địch, thì sẽ bỏmất cái quý của ta, bên nào nhân từ thì bên ấy chiến thắng.
*70. Lời nói của ta biết rất dễ; làm rất dễ. Thiên hạ chẳng ai biết; chẳngai làm. Lời của ta có gốc; việc làm của ta có căn cứ. Vì thiên hạ không ai hiểuđược (điều này) cho nên họ chẳng hiểu ta. Ai hiểu ta, thì ta quý. Vì vậy bậcthánh nhân mặc áo vải thô mà lòng ôm ngọc.
-*71. Biết mà làm như không biết là cao nhất. Không biết mà làm ra vẻ biếtlà bệnh. Vì mình biết đó là bệnh cho nênchẳng có bệnh. Bậc thánh nhân biết đó là bệnh cho nên không có bệnh.
*72. Dân không sợ uy hiếp thì cái uy hiếp lớn sẽ đến. Chớ chê nơi ở của mìnhchật chội, chớ chán cách sống của mình. Vì mình không chê nên không chán. Cho nênbậc thánh nhân tuy biết mình nhưng không nêu cao mình, tuy tự yêu mình, nhưngkhông tự quý trọng mình. Cho nên bỏ cái thứ hai mà theo cái thứ nhất.
*73. Kẻ dũng ở chỗ giám làm thì sẽ bị giết; kẻ dũng ở chỗ không dám làm thìsẽ sống. Hai cái trên đây có môt cái có lợi, một cái có hại. Cái điều trời ghétcó ai biết lý do không? Cho nên bậc thánh nhân còn cho điều ấy khó. Cái đạo củatrời không tranh dành mà khéo thắng; không nói mà khéo ứng, không gọi mà tự đến;thản nhiên mà khéo mưu tính. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng lại chẳng thểlọt.
*74. Dân chúng không sợ chết, cớ gì lấy cái chết để đe dọa họ? Nếu ta khiếndân chúng bao giờ cũng sợ chết, rồi có kẻ nào làm chuyện xằng bậy thì ta bắt vàgiết đi, thì ai dám (Iàm bậy)? Đạo có cái lo việc giết để giết. Nếu ta thay thếcái lo việc giết này mà giết thì cũng như thay thợ mộc mà đẽo, ít có người khỏiđứt tay vậy.
*75. Dân mà đói là do người trên đánh thuế nhiều cho nên đói. Dân mà khótrị là do vì người trên thi hành lối “hữu vi” (/chính sự phiền hà/), cho nênkhó trị. Dân mà coi thường cái chết là vì do người trên lo cái sống của họ quánặng, cho nên dân khinh cái chết. Phàm người quan tâm tới việc không coi trọngchuyện mưu sinh là giỏi hơn kẻ quý trọng việc mưu sinh.
*76. Con người khi sống thì mềm yếu khi chết thì cứng nhắc. Muôn vật, câycỏ khi sống đều mềm yếu, mà khi chết đều khô cứng. Cho nên cứng rắn là conđường chết; mềm yếu là con đường sống. Cho nên, binh mạnh thì chẳng thắng, câycứng thì bị chặt. Cho nên cứng và lớn ở bực dưới; mềm yếu ở bực trên.
*77. Cái Đạo của trời giống như trương cây cung chăng? Cây cung khi cao thìhạ thấp xuống, khi thấp thì đưa nó lên. Thừa thì bớt, thiếu thì bù. Đạo trườibớt chỗ thừa mà bù vào chỗ thiếu. Đạo người sao lại không thế. Nó bớt chỗ thiếuđể phụng sự chỗ thừa. Ai có thể lấy cái chỗ thừa để phục vụ cho thiên hạ? Chỉcó người có đạo. Cho nên, bậc thánh nhân làm mà không cậy công, công đã thànhmà không cho là của mình. Ông ta không muốn trổ cái tài giỏi của mình.
*77. Cái đạo của trời giống nhưtrương cây cung chăng? Cây cung khi cao thì hạ thấp nó xuống khi thấp thì hạ nóxuống, khi thấp thì hạ nó lên. Thừa thì bớt, thiếu thì bù. Đạo trời bớt chỗthừa mà bù vào chỗ thiếu. Đạo người thì không thế. Nó bớt chỗ thiếu để phụng sựchỗ thừa. Ai có thể lấy cái chỗ thừa để phục vụ thiên hạ? chỉ có người có đạo.Cho nên bậc thánh nhân làm mà không cậy công, công đã thành mà không cho là củamình. Ông ta không muốn trổ cái tài giỏi của mình.
*78. Trong thiên hạ không có cáigì mềm yếu hơn nước, nhưng việc công phá cái cứng rắn không có cái gì hơn nước,không có cái gì thay thế được nó. Yếu thắng mạnh, mềm thắng cứng, thiên hạkhông ai không biết điều này, cũng không (không?) ai thi hành được. Vì vậy chonên bậc thánh nhân nói: “ Kẻ chịu cái nhơ bẩn của thiên hạ thì làm chủ xã tắc;chịu cái không may của nước thì làm vương thiên hạ. Lời ngay nghe như trái ngược.”
*79. Nếu giải hòa được cái oán lớnthế nào cũng còn cái oán nhỏ sót lại, làm sao có thể là điều thiện được? Vì vậycho nên bậc thánh nhân cầm nửa tờ giao kèo bên trái mà không trách cứ người ta,người không có đức lo thu thuế, Đạo trời không thân ai, thường giúp ngườithiện.
*80. Nước nhỏ, dân ít. Tuy códụng cụ gấp mười, gấp trăm(sức người) cũng không dùng. Khiến dân coi trọng cáichết mà không đi xa. Tuy có thuyền, xe cũng không ai lên; tuy có binh khí cũngkhông trưng bày. Khiến dân trở lại dùng tục thắt nút. Cho thức ăn của mình là ngon;cho quần áo mình là đẹp; bằng lòng với nơi ở của mình; vui với tục lệ của mình.Các nước láng giềng trông thấy nhau, nghe tiếng gà, tiếng chó của nhau. Dân đếngià, chết không qua lại với nhau.
*81. Lời nói đáng tin không đẹp;lời nói đẹp không đáng tin. Người thiện không tranh biện; người tranh biệnkhông thiện. Người có trí không biết rộng; người biết rộng không có trí. Bậcthánh nhân không tích lũy, càng giúp đỡ cho người ta lại càng có thừa; càng chongười ta thì mình lại càng có nhiều. Đạo trời làm lợi (cho muôn vật) mà khônglàm hại. Cái đạo của bậc thánh nhân làm mà không tranh giành.
*3. Không chuộng cái giỏi khiến dân không tranh dành.Không quí những của cải khó kiếm khiến dân không làm trộm cắp. Không để lộ lòngham muốn khiến dân không làm loạn. Chính vì vậy cho nên cách cai trị của bậcthánh là: làm cho lòng dân trống rỗng, bụng dân no, chí dân mềm yếu, xương dâncứng mạnh. Luôn luôn khiến dân không biết, không ham muốn, khiến kẻ khôn khôngtrổ được điều gì. Làm cái Vô vi, thì không có việc gì không an.
*4.A. Cái đạo tuy trống rỗngnhưng công dụng của nó không bao giờ hết. Nó sâu xa thay, tựa hồ cái gốc củamuôn vật.
B. Nó làm cùn cái bén nhọn củamình, tháo gỡ cái rối rắm của mình, làm cho cái sáng của mình hòa lẫn với cáibụi bặm của mình.
C. Nó ẩn náu thay, nhưng xem ravẫn (tự mình) tồn tại. Ta không biết nó là con của ai, dường như có trướcthượng đế.
*5.A. Trời đất chẳng hề (lo đến)nhân, xem muôn vật là con chó rơm; thánh nhân chẳng hề (lo đến) nhân, xem trămhọ là con chó rơm.
B. Cái khoảng ở giữa trời và đấtphải chăng giống như cái ống bể? Tuy trống rỗng nhưng lại dùng không hết. Càngvận động, (muôn vật) lại càng hiện ra.
C. Nói lắm hay cùng lý, chẳngbằng giữ cái vừa mức.
*6. Cái huyền diệu của cái hang(/cốc thần/) không chết, cho nên gọi là bà mẹ huyền diệu (/huyền tẫn/). Cái cửacủa bà mẹ huyền diệu, đó là cái gốc củatrời đất. Tồn tại xem ra dằng dặc, dùngmà không hết.
*7.A. Trời dài đất lâu. Trời đấtsở dĩ có thể dài và lâu vì nó không sống cho mình. Cho nên nó có thể sống mãi.
B. Vì vậy bậc thánh nhân đặt thânmình ra sau, cho nên cái thân ông ta lại ở trước; đặt thân mình ra ngoài nênthân ông ta mới còn. Đó chẳng phải vì ông ta có cái gì riêng đó sao? Vì vây chonên ông ta làm cho cái riêng của mình hoàn thành.
*8.A. Kẻ thiện cao nhất giống nhưnước. Nước làm cho muôn vật được lợi mà không tranh giành. Nó ở vào nơi mọingười gét nên nó gần với Đạo.
B. Ở khéo chọn chỗ, lòng khéochọn nơi sâu, chơi khéo chọn người, nói khéo chọn chữ tín, làm chính sự khéochọn sự yên lành, làm việc khéo chọn năng lực, hành động khéo chọn lúc (nênlàm). Ôi! chỉ vì chẳng tranh giành nên không lầm lỗi.
*9. Nắm lấy cho nó đầy, chẳngbằng thôi đi. Sờ mài nó nhọn thì chẳng giữ mãi. Ngọc vàng đầy nhà chẳng thể giữđược. Giàu sang mà kiêu căng thì tự chuốc lấy họa. Công đã thành thì thân rútlui, đó là đạo trời.
*10.A. Làm cho hồn phách giữ được“cái Một” (/đây là cái Đạo/) phỉa chăng có thể khỏi chia lìa? Làm cho cái khíđạt đến sự mềm yếu phải chăng có thể thành đứa trẻ sơ sinh? Gạt bỏ việc ngắmnhìn điều huyền bí phải chăng có thể không nhơ bẩn?
B. Phải chăng có thể lấy “Vô vi”để yên dân, trị nước? Phải chăng có thể lấy yên tĩnh để cho cửa trời (các giácquan) đóng mở? Phải chăng có thể dùng “Vô vi” để biết rõ mọi việc?
C. Cái sinh ra vật và nuôi nấngnó, sinh ra mà không chiếm lấy, làm mà không cậy công, làm cho vật lớn lên màkhông làm chủ, đó là cái Đức huyền diệu.
*11. Trong ba mươi cái nan hoacùng một bầu xe, ở ngay cái vô của bánh xe có cái công dụng của xe. Nhồi đấtlàm đồ dùng, ở ngay cái vô của đồ dùng có cái công dụng của đồ dùng. Khoét cáicửa lớn, cửa sổ để làm phòng(/người Trung Quốc xưa vẫn quen khoét núi đất đểở/), ở ngay cái vô của phòng có cái công dụng của phòng. Cho nên ta xem nó làcái Hữu để mưu cái lợi; xem nó là cái vô để mưu cái công dụng.
*12. Năm màu khiến mắt người tatối đi. Năm âm khiến tai người ta điếc đi. Năm mùi khiến miệng người ta tê đi.Ham theo đuổi săn bắn khiến người ta phát cuồng. Hàng hóa khó kiếm khiến ngườita làm chuyện sai trái. Vì vậy, bậc thánh nhân lo bụng không lo mắt. Cho nên bỏcái thứ hai mà theo cái thứ nhất.
*13. Hãy sợ việc ân sủng như điềunhục nhã. Sở dĩ ta có mối lo lớn vì ta có thân. Tại sao bảo: “Hãy sợ hãi điềuân sủng như điều nhục nhã?”. Đó là vì có vinh ở trên thì có nhục ở dưới. Chonên được nó cũng sợ hãi; mà mất nó cũng sợ hãi. Cho nên nói “Hãy sợ hãi điều ânsủng cũng như điều nhục nhã”. Tại sao nói “Ta có mối lo lớn vì ta có thân?”. Đólà vì, ta có thân nên có mối lo lớn, nếu như ta không có thân thì ta có gì phảilo?. Cho nên kẻ nào biết quí thân mình mà lo cho thiên hạ thì có thể gửi thiênhạ cho người ấy. Kẻ nào vì yêu mình mà lo cho thiên hạ thì có thể giao thiên hạcho người ấy.
*14.Vật mà nhìn không thấy gọi là“Di”; lắng tai mà không nghe gọi là “Hi”; chộp mà không nắm được gọi là “Vi”.Ba cái này không thể truy cứu được cho nên hỗn hợp lại làm một. Cái trên của nókhông sáng; cái dưới của nó không tối. Dằng dặc mà không thể gọi tên, lại quayvề chỗ không có vật gì hết. Cho nên gọi nó là cái hình trạng không có hìnhtrạng, cái hình tượng không có sự vật. Cho nên gọi nó là cái thấp thoáng. Đónnó thì không thấy đầu; đuổi theo nó thì không thấy phía sau nó. Hãy lấy cái đạoxưa để chế ngự cái tồn tại hiện nay. Có thể biết đầu mối xưa, đó là nắm đượccái giềng mối của Đạo.
*15. Con người xưa khéo thực hiệncái đạo thì tinh diệu, huyền ảo, thông suốt, sâu xa không thể nhận thức được(anh ta), cho nên tạm miêu tả anh ta như sau: anh ta rụt rè chừ, như lội quasông vào mùa đông; lúng túng chừ, như sợ bốn bên hàng xóm; nghiêm chỉnh chừ,như mình là người khách; rã rời chừ, như băng giá đang tan. Đôn hâu chừ, nhưkhúc gỗ mộc; trống rỗng chừ, như cái hang; hỗn độn chừ, như nước đục. Ai có thểlàm cho cái đục lắng xuống dần dần thành trong?. Ai có thể làm cái yên tĩnh kéodài, dần trở nên động? Giữ được cái đạo đó mà không muốn tự mãn? Vì không tựmãn cho nên có thể ẩn mình không cho người ta biết.
*16.A. Hãy đạt đến cái trốngkhông cùng cực; hãy giữ lấy cái hết sức yên tĩnh. Muôn vật đều sinh ra, ta quađó thấy chúng đều trở về gốc. Vật tuy nhan nhản, tất cả đều trở về cái gốc củamình. Trở về gốc gọi là “hư tĩnh”, cái đó gọi là “trở về bản tính”(/phụcmạng/). Trở về bản tính gọi là “cái lẽ tự nhiên”(/thường/). Biết được cái lẽ tựnhiên gọi là “sáng suốt”; không biết lẽ tự nhiên, làm bậy, là tai hại.
B. Biết cái lẽ tự nhiên thì chứađựng được. Chứa đựng được thì chung cho mọi người(/công/). Do chung cho mọingười nên bao khắp. Bao khắp là hợp với trời. Hợp với trời là đúng đạo. Theođạo thì lâu dài, suôt đời không bị nguy hiểm.
*17.A. (Với ông vua) cao nhất,dân chỉ biết mình có ông vua như thế. (Với ông vua) kém hơn, dân yêu quí vàkhen ngợi ông ta. (Với ông vua) kém hơn nữa, dân sợ ông ta. Xuống thêm nữa, dânkhinh ông ta. (Với loại vua này) không đủ để tin nên dân cũng không tin.
B. Ông vua cao nhất nhàn hạ thay,không nói. Công lớn đã thành, công việc xong xuôi, mà trăm họ đều bảo: “Tựnhiên tôi thấy như thế”.
*18. Khi cái Đạo lớn bị bỏ mới cócái Nhân Nghĩa. Khi sự khôn ngoan, tính toán sinh ra là có cái dối trá lớn. Sáungười thân chẳng hòa hợp mới có hiếu và từ. Nhà nước có tối tăm loạn lạc mới cókẻ trung thần.
*19. Cắt đứt cái sáng suốt, vứtbỏ cái khôn thì dân lợi gấp trăm lần. Cắt đứt Nhân, rời bỏ Nghĩa, dân sẽ quantrở lại hiếu và từ. Cắt đứt cái khéo, vứt bỏ cái lợi sẽ không có trôm cướp. Bacái trên chỉ là cái văn vẻ, không đủ (cai trị). Cho nên phải khiến cho dân cócái để theo: nêu cao cái giản dị, giữ lấy sự chất phác, giảm lòng riêng tư, bớtsự ham muốn.
*20.A. Cắt đứt cái học sẽ khôngphải lo lắng. Lời vâng dạ và lời mắng nhiếc cách xa nhau đến bao nhiêu đâu! Cáithiện và cái ác cách xa nhau có bao nhiêu đâu! Khi tai họa chưa đến thì mơ hồthay! Cái điều người ta sợ, ta không thể không sợ.
B. Ta khác thế tục quá xa. Mọingười hớn hở, như hưởng bữa tiệc lớn, như bước lên đài vào mùa xuân. Riêng talặng lẽ không tỏ dấu vết gì, như đứa trẻ sơ sinh chưa biết cười. Rũ rượi khôngbiết đi về đâu. Mọi người đều có thừa; riêng ta thiếu thốn, ta ôm tấm lòng củakẻ ngu si chăng? Mờ mịt thay! Thế tục rạng rỡ, riêng ta mịt mờ; thế tục trongsáng, riêng ta mờ mờ. Thản nhiên chừ, như biển; phiêu bạt chừ, không có nơidừng! Mọi người đều có cái để đòi hỏi, riêng ta một mình bướng bỉnh như bỉ lậu.Riêng mình ta khác mọi người mà giữ bà mẹ nuôi muôn vật (/thực mẫu/).
*21.A. Biểu hiện của cái Đức lớn(/khổng đức/) là nó tuân theo Đạo.
B. Đạo chỉ là vật thấp thoáng,mập mờ. Trong đó có hình tượng. Mập mờ, thấp thoáng trong đó có sự vật; sâu xatăm tối, trong đó có “cái mầm” (/tinh/ đây chỉ tinh trùng). Cái mầm ấy chắcchắn, trong đó có cái đáng tin. Từ xưa đến nay, cái tên của nó chẳng mất để làmcái gốc của muôn vật (/dĩ tuyệt chúng phủ/). Ta làm sao biêt được nó là cái gốccủa muôn vật? Vì điều đã nói trên đây.
*22.A. (Đạo khiến) cái quanh cosẽ được bảo toàn; cái cong sẽ được duỗi thẳng; cái gì trũng xuống thì sẽ trànđầy; cái gì cũ nát sẽ mới lại; cái gì ít ỏi sẽ được thêm; cái gì nhiều sẽ gâymê hoặc.
B. Chính vì vậy bậc thánh nhângiữ cái một (/cái Đạo/) mà làm mẫu mực cho thiên hạ. Không tự mình nhìn cho nênsáng; không cho là đúng cho nên rực rỡ; không tự khoe mình cho nên có công lao;không tự mãn cho nên đứng đầu. Chính vì không tranh giành với ai cho nên thiênhạ không ai tranh giành được với ông ta.. Cho nên nói “Quanh co cho nên đượcbảo toàn” đâu phải lời nói trống không? Hãy chân thành bảo toàn rồi quay về vớinó (/Đạo/).
*23.A. Nói ít, theo tự nhiên. Chonên gió bão chẳng kéo dài suốt buổi sáng; mưa rào chẳng kéo suốt cả ngày. Ailàm nên điều ấy? Trời đất đấy. Đến cả trời với đất còn chưa có thể kéo dài,huống chi là con người.
B. Kẻ nào chăm lo cho Đạo thì sẽcùng được với Đạo; kẻ nào chăm lo theo Đức thì cùng được với Đức. Cùng theoĐạo, Đạo cũng vui nhận anh ta; cùng theo với Đức, Đức cũng vui nhận anh ta;cùng theo với cái mất, cái mất cũng vui nhận anh ta. Khi đức tin (của mình)không đủ thì mới có chuyện (người ta) không tin.
*24. Nhón chân thì không đứngvững được; chạng chân thì không đi được. Kẻ tự biểu lộ mình thì không sáng suốt,kẻ tự cho mình là đúng thì không chói lọi. Kẻ tự khoe công thì không có công;kẻ tự mãn thì không được lâu dài. Căn cứ vào Đạo mà xét thì những điều trên đềulà cơm thừa canh cặn. Súc vật còn chán ghét nó, cho nên người có Đạo khôngchuộng.
*25.A. Có cái vật hình thành hỗnđộn, sinh trước trời đất. Yên lặng trống không đứng một mình không thay đổi, đivòng mà không mỏi, có thể làm bà mẹthiên hạ.
*25.A. Có cái vật hình thành hỗnđộn, sinh trước trời đất. Yên lặng trống không đứng yên một mình không thayđổi, đi vòng mà không mỏi có thể làm bà mẹ thiên hạ. Ta không biết cái tên nólà gì, gượng đặt tên nó là cái lớn. Cái lớn ấy đi; cái đi của nó xa; cái xa củanó quay về.
B. Cho nên cái đạo lớn; Trời lớn;Đất lớn; Người cũng lớn. Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà Con Người là một trongbốn cái này. Con Người lấy Đất làm khuôn phép; Đất lấy Trời làm khuôn phép;Trời lấy Đạo làm khuôn phép; Đạo lấy Tự nhiên làm khuôn phép.
*26. Cái nặng là gốc rễ cho cáinhẹ; cái yên tĩnh là gốc rễ cho cái nôn nóng. Vì vậy cho nên suốt ngày bậcthánh nhân đi đường không rời xe chở; tuy hưởng sự vinh hoa vẫn tin tưởng vượtlên. Cớ gì ông vua của một nước có vạn cổ xe lại coi thân mình nặng, coi thườngthiên hạ? Coi thường thì bỏ mất cái gốc rễ; nôn nóng thì bỏ mất cái chủ yếu.
*27.A. Kẻ khéo đi không để lạidấu vết; kẻ khéo nói không có chỗ sai để chỉ trích. Kẻ khéo tính toán khôngdùngthẻ tre để tính; kẻ khéo đóng không dùng đến khóa mà người ta chẳng sao mởđược; kẻ khéo buộc không dùng đến dây buộc mà không sao cởi ra được.
B. Vì vậy cho nên bậc thánh nhânbao giờ cũng khéo cứu người, nên không có người bị vứt bỏ; bao giờ cũng khéocứu vật nên không có vật bị vứt bỏ. Không để vật bị vứt bỏ là tập hợp sự sángsuốt.
Vì vậy người thiện là người thầycủa người không thiện; người không thiện là cái chỗ dựa cho người thiện. Nếukhông quí ông thầy của mình; không yêu chỗ dựa của mình thì dù đó là khôn cũngbị mê hoặc lớn. Đó là cái huyền diệu chủ chốt.
*28. Dù biết cái (mặt) trống củanó vẫn giữ cái (mặt) mái của nó, hãy làm cái khe của thiên hạ. Khi làm cái khecủa thiên hạ sẽ không rời khỏi cái Đức vĩnh viễn, lại quay về tình trạng trẻ sơsinh. Dù biết cái (mặt) trắng của nó, ta vẫn giữ cái (mặt) đen của nó. Khi giữcái (mặt) đen của nó, ta làm gương mẫu cho thiên hạ. Dù biết cái (mặt) vinh củanó ta vẫn giữ cái (mặt) nhục của nó, làm cái hang của thiên hạ. Khi làm cáihang của thiên hạ thì cái đức sẽ được đầy đủ. Cái nguyên mộc nếu chia cắt ra sẽthành đồ dùng. Bậc thánh nhân nếu dùng cái nguyên mộc thì sẽ làm người cầm đầucác quan. Cho nên cái qui chế lớn (/đại đế/) không bị chia cắt.
*29.A. Muốn lấy thiên hạ mà làm(theo ý mình) ta thấy điều này không thể được. Thiên hạ là cái đồ vật thầnkhông thể làm (theo ý mình) được. Người làm (theo ý mình) sẽ làm cho nó hỏng.Người cố chấp sẽ làm cho nó mất.
B. Đối với sự vật thì có ngườilàm trước; có người làm theo; có người nôn nóng; có người lạnh nhạt; có ngườicứng rắn; có người mềm yếu; có người bồi đắp; có người hủy hoại (/đây là hànhđộng của người đời/).
C. Cho nên bậc thánh nhân bỏ cáiquá mức; bỏ cái xa hoa; bỏ cái thái quá.
*30.A. Muốn lấy cái Đạo để thờvua thì không dùng binh lực để ép thiên hạ. Việc này sẽ dẫn tới đánh lại. Nơinào đại quân đến thì gai góc mọc. Sau chiến tranh ắt có mất mùa.
B. Cho nên (khéo dùng binh) chỉcần có kết quả tốt mà thôi, không giám tỏ mình mạnh hơn. Đạt được kết quả màchớ kiêu căng; đạt được kết quả mà chớ khoe công; đạt được kết quả mà chớ kiêungạo; đạt được kết quả là vì bất đắc dĩ; đạt được kết quả mà chớ ép buộc.
C. Sự vật tráng thì già đi, đó làchẳng theo Đạo. Chẳng theo Đạo thì mất sớm thôi.
*31.A. Binh khí là vật chẳnglành, súc vật còn ghét nó cho nên con người có Đạo không dùng.
B. Người quân tử khi ở nhà thìcoi trọng bên trái; khi dùng binh thì coi trọng bên phải. Việc binh là cái việcbất tường, bất đắc dĩ mà phải dùng. Điềm đạm là tốt nhất. Chuyện chiến thắng làchuyện không hay, nếu cho nó là hay tức là thích giết người. Phàm là kẻ thíchgiết người thì chẳng có thể được thiên hạ thích.
C. Việc lành chuộng bên trái,việc giữ chuộng bên phải. (Khi dùng binh) thiên tướng quân (/vị tướng dựquyền/) ở bên trái, thượng tướng quân (/vị tướng dự khuyết/) ở bên phải. Nhưvậy xem binh như tang lễ. Kẻ giết nhiều người, nên lấy lòng đau xót mà khóc vớiông ta. Nên lấy tang lễ đối xử với kẻ chiến thắng.
*32.A. Cái Đạo vĩnh viễn không cótên gọi, nguyên mộc. Tuy nó nhỏ nhưng trong thiên hạ không ai sai khiến đượcnó. Các vương hầu nếu nắm được nó thì muôn vật sẽ tự mình phục tùng. Trời vàđất sẽ hòa hợp với nhau, móc ngọt rơi xuống, dân không ai ra lệnh vẫn tự đạtđến sự vừa đều.
B. Khi cái Nguyên lý đầu tiên(/thủy chế/) đã có tên gọi, đã có tên gọi rồi thì ta phải biết ngăn lại. Biếtngăn lại thì mới không nguy hại. Cái Đạo ở trong thiên hạ cũng như suối hangđối với sông biển.
*33. Kẻ biết người là có trí; kẻbiết mình là sáng suốt. Kẻ thắng người ta là có sức; kẻ tự thắng mình là mạnh.Kẻ tri túc (/tự cảm thấy đủ/) thì giàu; kẻ cố gắng thực hiện (Đạo) là người cóchí. Kẻ không bỏ mất cái gốc thì lâu dài. Kẻ chết mà không mất là thọ.
*34. Cái Đạo lớn tràn khắp chừ,có thể ở bên trái, bên phải. Muôn vật nhờ nó mà sinh ra, mà nó không nói. Cônglao hoàn tất rồi mà không làm chủ chúng. Bao giờ cũng không có ham muốn riêng,có thể gọi là Cái Nhỏ. Muôn vật theo về mà không làm chủ nên có thể gọi là CáiLớn. Vì nó rút cục không tự cho mình là lớn nên hoàn thành được cái lớn củamình.
*35. Nắm lấy cái đạo lớn thìthiên hạ sẽ đến theo. Đến theo mà chẳng thiệt hại thì yên ổn thái bình. Âm nhạclàm bánh trái cho khách qua đường dừng chân. Còn cái Đạo nói ra cửa miệng thìlạt lẽo không có mùi vị. Nhìn nó chẳng bõ thấy, lắng tai nghe chẳng bõ nghe,nhưng dùng nó lại không thể hết.
*36. (Cái Đạo muốn rút ngắn mộtvật thì ắt phải cố kéo nó ra. Muốn làm nó yếu đi ắt phải cố làm cho nó mạnhlên. Muốn bỏ nó đi, thì ắt phải đề cao nó. Muốn cướp lấy nó ắt phải cố cho nó.Cái đó gọi là sáng rõ vi diệu. Mềm yếu thắng cứng mạnh. Con cá không thể rakhỏi vực sâu. Cái lợi khí (nguyên lí trị nước) không để cho người ta thấy.
*37. Cái Đạo bao giờ cũng Vô vi,nhưng không việc gì không làm.Các vương hầu nếu tự mình giữ được nó thì muôn vật có thể tự mình thay đổi. Nếuvật tự thay đổi mà người ta muốn tác động vào thì phải lấy cái nguyên mộc khôngcó tên cản lại. Muốn lấy cái không có tên để cản lại thì mình phải không có hammuốn (riêng). Ta không có ham muốn (riêng), dùng cái tĩnh để ứng phó thì thiênhạ sẽ ngay.
*38.A. Cái Đức cao nhất không(chăm chú) lo Đức cho nên có Đức. Cái Đức kém (chỉ lo) không thất Đức cho nênkhông có Đức. Cái Đức cao nhất là Vô vi mà không có cái gì để làm; cái Nhân caonhất có làm nhưng không có cái gì để làm. Cái Nghĩa cao nhất có làm nhưng khôngcó cái để làm. Cái Lễ cao nhất có làm nhưng không ai hưởng ứng, nên giơ cánhtay lôi kéo người ta.
B. Cho nên cái Đạo có mất thì mớisinh ra cái Đức; cái Đức có mất đi thì sau đó mới có chữ Nhân; chữ Nhân có mấtđi thì sau đó mới có chữ Nghĩa, chữ Nghĩa có mất đi thì sau đó mới có chữ Lễ.Phàm chữ Lễ xuất hiện là do chữ Trung, chữ Tín đã mỏng yếu rồi, và là đầu mốicủa loạn. Kẻ biết trước (/trí giả/) là mối họa của Đạo, là nguồn gốc của cáingu.
Vì vậy bậc đại trượng phu ở nơidày không ở nơi mỏng, chuộng cái chất phát, không chuộng cái hoa mỹ. Cho nênông ta bỏ cái thứ hai theo cái thứ nhất.
*39.A. Người xưa lo có được “CáiMột” là vì: Trời mà có được “Cái Một thì trong; đất có được “Cái Một” thì yên;thần mà có được “Cái Một” thì thiêng; hang có được “Cái Một” thì đầy. Muôn vậtcó được “Cái Một” thì sinh ra, các vương hầu có được “Cái Một” thì thành chuẩnmực cho thiên hạ. Tất cả đều lo đạt đến “Cái Một” hết.
B. Nếu trời không có cách đạt đếncái trong thì sẽ vỡ; đất không có cách đạt đến cái yên thì sẽ hỏng; thần khôngcó cách đạt đến cái thiêng thì sợ sẽ tan; các hang không có gì đạt đến cái đầysợ sẽ kiệt; muôn vật không có gì để sống sợ sẽ diệt vong; các vương hầu khôngcó cách đạt đến cái cao quý sợ sẽ mất ngôi.
C. Cho nên cái sang lấy cái hènlàm gốc; cái cao lấy cái thấp làm nền. Cho nên các vương hầu tự xưng mình là“cô” (/con mồ côi/), là “quả” (/ít đức/), là “bất cốc” (/bất thiện/). Đó chẳngphải họ láy cái hèn làm gốc đó sao? Chẳng phải thế sao?
D. Cho nên ca ngợi cao nhất làkhông ca ngợi. Không muốn được người ta quý trọng như viên ngọc đẹp, mà chỉmuốn bị coi thường như sỏi đá.
*40. Trở về, đó là cách vận độngcủa Đạo; yếu mềm đó là cái tác dụng của Đạo. Muôn vật đều do cái Hữu mà sinhra. Cái Hữu do cái Vô mà sinh ra.
*41.A. Kẻ sĩ cao nhất nghe Đạothì chăm chỉ thực hiện. Kẻ sĩ bậc trung nghe Đạo thì vừa nhớ vừa quên. Kẻ sĩkém nghe Đạo thì cười chê Đạo. Nếu anh ta không cả cười thì không đáng gọi làĐạo (/vì Đạo đâu phải dễ hiểu/).
B. Cho nên người xưa nói: “Kẻsáng về Đạo có vẻ như ngu muội; kẻ tiến về Đạo có vẻ như bước lùi; cái Đạo bằngphẳng có vẻ như là khúc khuỷu”.
B. Bậc đức cao nhất có vẻ như làcái hang; cái trắng cao nhất có vẻ như dơ bẩn; cái đức rộng có vẻ như không đủ;cái đức vững chắc có vẻ như là mềm yếu; cái đức chân thực có vẻ như là trốngkhông.
C. Cái vuông cực lớn thì không cógóc; cái đồ dùng cực lớn là xong muộn; cái âm cưc lớn thì ít có tiếng; cái hìnhtượng cực lớn thì không có hình thù; cái Đạo cực lớn thì không có tên. Chỉ cócái Đạo khéo sinh ra và tạo thành muôn vật.
*42.A. Đạo sinh ra “Cái Một”(/Thái cực/); Cái Một sinh ra Cái Hai (/âm dương/); Cái Hai sinh ra Cái Ba (/âmdương và giao hợp của chúng/); Cái Ba sinh ra muôn vật. Muôn vật đều cõng âm,ôm dương, do khí xung khắc nhau mà hòa hợp với nhau.
B. Điều người ta ghét là cô (/mồcôi/), quả (/ít đức/), bất cốc (/ít thiện/), nhưng các vương công lại gọi mìnhlà thế. Các sự vật có khi bớt nó mà lại là thêm, thêm cho nó lại là bớt. Điều(này) người ta dạy, ta cũng đem ra dạy: “Kẻ cương cường thì bất đắc kỳ tử”. Tanay cũng lấy câu ấy làm cái gốc của điều dạy.
*43.A. Cái cực mềm trong thiên hạchi phối cái cực cứng trong thiên hạ; cái không “hữu” (/như ánh sáng/) xuyênqua cái không có chỗ hở (/như tấm kính/). Ta qua đó biết cái có ích của Vô vi.
B. Cách dạy không dùng lời, điềuích lợi của Vô vi, thiên hạ ít người đạt được.
*44. Cái danh và thân mình cáinào thân thiết hơn? Thân mình và của cải cái nào quan trọng hơn? Được và mấtcái nào nguy hại hơn? Vì vậy cho nên yêu thích lắm thì gây tổn thất nhiều; chứachất lắm thì bỏ mất nhiều. Biết tri túc thì không bị nhục; biết dừng thì khôngnguy, có thể lâu dài.
*45.A. Cái đầy đủ nhất vẻ nhưthiếu sót; nhưng công dụng nó không hết. Cái đầy lớn có vẻ như trống rỗng nhưngcông dụng của nó không bao giờ cùng. Người thẳng lớn có vẻ như cong; người khéolớn có vẻ như vụng; người biện luận lớn có vẻ như ấp úng.
B. Tĩnh thắng động; hàn thắngnhiệt; lấy thanh tĩnh để làm cho thiên hạ thành ngay.
*46.A. Khi thiên hạ có Đạo thìdùng ngựa để cày. Khi thiên hạ không có Đạo thì ngựa chiến đẻ con ở ngoại ô.
B. Không có cái họa nào hơn làkhông biết tri túc; không sai lầm nào lớn hơn là tham lam. Cho nên kẻ biết cáiđủ là đủ thì không bị nhục và bao giờ cũng thấy đủ.
*47. Không ra khỏi cửa lớn màbiết thiên hạ; không liếc mắt nhìn cửa sổ mà biết đạo trời. Người đi càng xathì cái biết anh ta càng ít. Vì vậy bậc thánh nhân không đi mà biết; không nhìnmà thấy, không làm mà nên công.
*48. Theo cái học thì ngày mộttăng thêm; theo cái Đạo thì ngày một biết đi. Bớt đi lại bớt đi cho đến Vô vi.
B. Vô vi mà không việc gì khônglàm. Lấy thiên hạ bao giờ cũng bằng vô vi. Còn nếu gây việc thì không đủ để lấythiên hạ.
*49. Bậc thánh nhân không có cáilòng bất biến, lấy lòng thiên hạ làm cái lòng của mình. Người tốt ta tốt vớihọ; người không tốt ta cũng tốt với họ thì được cái tốt. Người đáng tin ta tinhọ; người không đáng tin ta tin họ, thì sẽ được chữ tín. Bậc thánh nhân ở trongthiên hạ, tấm lòng lo cho thiên hạ mà không bộc lộ. Trăm họ đều dồn mắt lắngtai, thánh nhân coi họ đều như trẻ thơ.
*50.A. Vào chết ra sinh. Conđường sống có mười ba đường (/cửu khiếu và bốn chân tay/). Con đường chết cómười ba đường. Con người sinh ra đi tới cái chết cũng có mười ba đường. Tại saothế? Đó là vì lo đến cái sống quá hậu hĩ.
B. Cho nên nghe nói: Kẻ khéonhiếp sinh, đi đường bộ không gặp tê ngưu, hổ. Vào quân đội không bị daothương. Tê ngưu, không có nơi để húc sừng, hổ không có chỗ để trổ móng, binhkhí không có chỗ để đâm mũi nhọn. Tại sao thế? Vì không có chỗ để chết (/họkhông đến những nơi này/).
*51.A. Cái Đạo sinh ra muôn vật,cái Đức nuôi chúng, vật cấp cho chúng hình hài, hoàn cảnh làm cho chúng trưởngthành. Vì thế cho nên muôn vật không vật nào không trọng cái Đạo quý cái Đức.
B. Cái đáng trọng của Đạo, cáiđáng quý của Đức, chẳng do cái gì ra lệnh cả mà là theo tự nhiên. Cho nên cáiĐạo sinh ra muôn vật, cái Đức nuôi chúng, làm cho chúng lớn lên, đùm bọc chúng,làm cho chúng hoàn tất (/đình.), trọn vẹn (/độc/), nuôi nấng chúng, che chởchúng. Cái Đức sinh ra mà không chiếm lấy; làm mà không cậy công; giúp chúnglớn lên mà không làm chủ. Cho nên gọi là cái Đức huyền diệu (/huyền đức/).
*52. Thiên hạ có cái khởi thủy đểlàm bà mẹ thiên hạ. Một khi biết được bà mẹ của muôn vật thì biết được đứa con.Một khi biết được đứa con mà giữ được mẹ thì suốt đời không nguy.
B. Nếu bịt các lối, đóng các cửathì suốt đời không vất vả; nếu mở các lối, bao biện công việc thì suốt đờikhông cứu được.
C. Thấy cái nhỏ kín gọi là sáng,giữ lấy cái mềm gọi là mạnh. Nếu dùng cái ánh sáng (của Đạo) để quay về cáisáng (của mình) thì không có cái gì có thể khiến thân mình bị tai ương. Cái đólà theo cái bất biến (/tập thường/).
*53.A. Nếu ta có một chút khônngoan, thì đi theo đường lớn chỉ sợ đi sai mà thôi. Con đường lớn (/đại Đạo/)rất bằng phẳng nhưng dân lại thích đi theo đường tắt.
B. Triều đình hỗn loạn (/trừ/),ruộng vườn rất hoang vu, kho lương rất trống rỗng. Nhưng lại mặc áo gấm thêu,mang kiếm sắc, lo ăn uống chê chán, có của cải thừa thãi. Đó là bọn trộm cướpđâu phải là Đạo?
*54.A. Kẻ khéo dựng thì không thểnhổ, kẻ khéo ôm thì không thể thoát, con cháu sẽ kế tự không dứt.
B. Trao dồi (Đạo) ở thân mình thìcái Đức của mình sẽ chân thực; trau dồi đạo ở nhà mình thì cái Đức sẽ có thừa;trau dồi nó ở làng thì cái Đức sẽ lâu dài; trau dồi nó ở nước thì cái Đức sẽthịnh; trau dồi nó ở thiên hạ thì cái Đức sẽ lan khắp.
C. Cho nên lấy thân mình mà xétthân mình, hãy lấy nhà mà xét nhà; hãy lấy làng mà xét làng; hãy lấy nước màxét nước; hãy lấy thiên hạ (ngày xưa) mà xét thiên hạ (ngày nay). Ta làm saobiết thiên hạ ra sao? Lấy điều đã nói ở trên đây.
*55.A. Kẻ nào giữ được cái Đứcdồi dào thì có thể sánh với đứa con nhỏ. Độc trùng không chích nó; mãnh thúkhông vồ; chim ác không mổ. Xương nó yếu, gân nó mềm mà chắc; chưa biết giaohợp mà “chim” tự cứng (/vì sinh khí đầy đủ/) vì tinh khí có dư; kêu gào suốtngày mà giọng không khản là hòa hợp hết sức. Biết hòa hợp gọi là bất biến(/thường/); biết cái bất biến là sáng. Lo lắng quá nhiều (/ích/) đến sự sống làcó hại (/tường/). Khi cái tâm bị cái sinh khí sai khiến thì gọi là cường. Vậtmà cường tráng thì sẽ già. Ta gọi nó là không theo cái Đạo. Không theo cái Đạothì chết sớm.
*56.A.Kẻ có trí thì không nói; kẻnói thì không có trí. Hãy bịt các lối đi; đóng các cửa của mình; làm cùn cáisắc của mình; gỡ cái rối; làm cho ánh sáng dịu đi; hòa đồng với bụi bặm. Cái đógọi là sự hòa đồng huyền diệu (/huyền đồng/). Cho nên( con người có Đạo) ngườita không có cách để thân với ông ta; không có cách để xa lánh ông ta; không cócách để làm lợi; không có cách để gây hại; không có cách để tôn quí, không cócách để coi khinh. Cho nên làm thành cái quí trong thiên hạ.
*57. Dùng ngay thẳng để trị nước;dùng mưu mô để chiến đấu; nhưng dùng vô vi để lấy thiên hạ. Ta làm sao biết làthế ? Vì những điều dưới đây:
Khi thiên hạ lắm chuyện kiêng cấmthì dân càng nghèo; khi dân có nhiều mánh khóe mưu lợi (/lợi khí/) thì nước nhàsẽ tối tăm; khi dân nhiều kỹ xảo thì vật lạ càng nẩy sinh; khi pháp lệnh càngrạch ròi (/chương/) thì giặc cướp càng nhiều. Cho nên bậc thánh nhân nói: “Tavô vi mà dân tự họ cải hóa; ta thích yên tĩnh mà dân tự sửa mình theo cái đúng,ta vô sự mà dân tự họ giàu có. Ta không có ham muốn riêng mà dân tự họ trở nênchất phác”.
*58.A. Khi chính sự một nước mờmờ thì dân của nó thuần hậu; khi chính sự một nước rạch ròi thì dân của nó rốiren. Cái họa là nơi cái phúc nương náu; cái phúc là nơi cái họa ẩn nấp. Ai biếtđược kết quả của nó ra sao? Chẳng ai xác định được. Cái ngay lại biến thành cáimánh khóe; cái thiện lại biến thành cái gian dối. Cái mê muội của người đời đãlâu ngày lắm rồi.
B. Cho nên bậc thánh nhân để mìnhvuông vắn mà không cắt nó, mình liêm khiết mà không làm thương tổn người khác;mình trực mà không ngang ngược, mình sáng mà không chói lòa.
*59. Trị người, thờ trời không gìbằng tiết kiệm. Bởi vì chỉ có tiết kiệm thì mới sớm trở về với Đạo (/tảnphục/); sớm trở về với Đạo gọi là coi trọng việc tích Đức. Nếu coi trọng việctích đức thì không có điều gì không khắc phục được. Một khi không có điều gìkhông khắc phục được thì không ai biết được cái cùng cực; khi không ai biếtđược cái cùng cực thì có thể giữ được nước, có thể có bà Mẹ của nước, có thểtrường cửu. Cái đó gọi là “rễ sâu gốc vững”, cái đạo trường sinh nhờ cậy lâu.
*60.A. Cai trị một nước có vẻ nhưnấu con cá nhỏ. Dùng đạo để cai trị thiên hạ thì quỷ không thiêng. Không phảiquỷ không thiêng mà cái thiêng của quỷ không làm người bị thương tổn. Khôngphải cái thiêng của quỷ không làm người bị thương tồn mà thánh nhân cũng khônglàm người bị thương tổn. Vì hai bên không làm nhau bị thương tổn, cho nên cáiđức của cả hai giao tiếp về cùng một nơi.
*61. Nếu nước lớn chịu ở chỗ thấpsẽ là nơi quy tụ (/giao/) của thiên hạ. Con cái thường lấy cái tĩnh để thắng conđực, (vì) lấy cái tĩnh làm chỗ thấp. Cho nên nước lớn biết hạ mình trước nướcnhỏ sẽ lấy được nước nhỏ. Nước nhỏ biết hạ mình trước nước lớn sẽ lấy được nướclớn.
Cho nên hoặc chịu lún (/hạ/) đểlấy; hoặc là chịu lún để được che chở. Nước lớn chẳng qua muốn kiêm tính đểnuôi người; nước nhỏ chẳng qua muốn nhập vào để nhờ người. Cả hai bên đều đạtđược điều mong muốn, cho nên kẻ lớn nên chịu lún.
*62.A. Cái Đạo là nơi sâu kín củamuôn vật, cái quý báu của người thiện, cái người bất thiện nhờ đó được nươngtựa. Lời nói tốt đẹp có thể làm cho thêm tôn quý (/thị tôn/). Hành động tốt đẹpcó thể đề cao con người. Sao lại vứt bỏ những người bất thiện?
B. Cho nên tuy được lập làm thiêntử, được địa vị tam công, tuy tay cầm ngọc bích ngồi xe bốn ngựa kéo, nhưng vẫnkhông bằng quỳ dâng cái đạo này? Chẳng phải nói (/viết/) do cầu gì được nấy, cótội được miễn tội đó sao? Vì vậy nó là quý trong thiên hạ.
*63.A. Làm cái vô vi; theo cái vôsự; nếm cái không có mùi vị. Xem cái lớn như cái nhỏ, cái nhiều như cái ít lànhư nhau. Lấy đức để báo oán. Lo liệu việc khó từ khi nó còn dễ; làm việc lớntừ khi nó còn nhỏ. Việc khó trong thiên hạ nhất định phải làm từ chỗ dễ; việclớn trong thiên hạ, nhất định phải làm từ chỗ nhỏ bé.
B. Cho nên bậc thánh nhân suốtđời không làm việc gì lớn cho nên có thể làm nên việc lớn. Phàm ai hứa dễ dàngthì chắc chắn ít giữ chữ tín. Xem việc quá dễ sẽ gặp nhiều cái khó. Bậc thánhnhân coi nó khó nên suốt đời không gặp việc khó.
*64.A. Khi tình hình đang yên thìdễ nắm giữ; khi cái mầm chưa lộ thì dễ lo liệu; khi vật đang mềm thì dễ chiacắt; khi vật còn nhỏ thì dễ phân tán. Phải làm từ khi nó chưa còn xuất hiện;phải trị từ khi chưa loạn. Cây gỗ đầy một ôm sinh ra từ cái mầm con; cái đàichín từng bắt đầu từ một sọt đất; chuyến đi xa ngàn dặm bắt đầu ở dưới chân.
B. Kẻ nào làm (theo ý mình) thì làm cho việc hỏng; kẻ nào cố chấp thìthất bại. Cho nên bậc thánh nhân vô vi nên không thất bại; không cố chấp nênkhông mất.
C. Người ta lo cho công việc làm cho công việc hỏng khi sắp hoàn thành.Phải cẩn thận lúc kết thúc như lúc đầu tiên thì sẽ không bị thất bại.
Cho nên bậc thánh nhân muốn mình không muốn, không quý những của cải khó kiếm,học cái không học (/ không phải do học vấn có được/), làm cho mọi người trở vềcái họ đã trải qua (/thời đứa trẻ sơ sinh/). Giúp theo cái tự nhiên của muôn vậtmà không dám làm (theo ý mình).
*65.A. Cho nên người xưa khéo thi hành cái Đạo thì không phải làm cho dânchúng khôn ra, mà làm cho dân chúng ngu đi. Sở dĩ dân chúng khó trị là vì tríkhôn của họ lắm. Cho nên ai muốn lấy trí khôn để cai trị nước thì đó là giặc củanước; không lấy trí khôn để trị nước đó là phúc của nước.
B. Nắm lấy hai cái trên chính là quy tắc (để trị nước). Việc luôn luôn biếtcái quy tắc này, đó là Đức huyền diệu (/huyền đức/). Cái đức huyền diệu xa thẳm,xa vời. Nó trở về với vật rồi sau đó đạt tới cái thuận to lớn (/đại thuận/).
*66. Sở dĩ sông và biển có thể làm vị vua của trăm hang là vì nó khéo ởdưới thấp (so với hang) cho nên có thể làm vua của trăm hang.
Cho nên muốn ở trên dân chúng thì phải dùng lời nói để nhún mình; muốn ởtrước dân chúng thì phải đặt thân mình sau dân chúng. Chính vì vậy, cho nên,thánh nhân ở trên mà dân không cho là nặng; mình ở trước mà dân không cho là cóhại cho họ. Cho nên, thiên hạ vui lòng ủng hộ mà không chán. Vì thánh nhânkhông tranh dành cho nên thiên hạ không ai tranh giành được với ông ta.
*67.A. Thiên hạ đều bảo cái Đạo của ta lớn, có vẻ như không giống cái gìhết. Vì nó lớn cho nên nó không giống cái gì hết. Ví thử nó giống một vật nàođấy thì từ lâu nó đã nhỏ mất rồi!
B. Ta có ba cái quý: Cái thứ nhất là “Nhân từ”; cái thứ hai là “Tiết kiệm”;cái thứ ba là “Không dám xem mình trước thiên hạ”. Vì nhân tử cho nên có thểdũng cảm. Vì tiết kiệm cho nên có thể mở rộng. Vì không dám xem mình trướcthiên hạ cho nên có thể trở thành chúa tể của mọi vật (/khí trưởng/).
C. Nay nếu như bỏ nhân từ mà lo dũng cảm; bỏ tiết kiệm mà muốn mở rộng; bỏviệc ở sau mà lo đứng trước thì chết. Phàm lấy nhân từ để chiến đấu thì thắng,để giữ thì vững chắc. Nếu trời muốn cứu ai thì do người ấy đã lấy nhân từ để tựbảo vệ mình.
*68. Kẻ làm tướng (/sĩ/) giỏi không dùng vũ lực; người chiến đấu giỏi khôngnổi giận; người khéo chiến chiến thắng địch thì không giao chiến. Người khéodùng người thì đặt mình dưới người ta. Cái đó gọi là cái đức của việc khôngtranh giành. Cái đó gọi là cái đức của việc dùng người. Cái đó gọi là chỗ cùngcực của cái đạo trời từ xưa.
*69. Cách dùng binh có câu: “Ta không giám làm người chủ (để đánh) mà làmngười khách (để đối phó), không dám tiến lên một tấc mà rút lui một thước.”
Cái đó gọi là đi mà không dàn binh; đuổi mà không giơ tay; nắm mà khôngdùng binh khí; bắt giữ mà không giaochiến với địch. Không có tai họa nào lớn hơn khinh địch. Khinh địch, thì sẽ bỏmất cái quý của ta, bên nào nhân từ thì bên ấy chiến thắng.
*70. Lời nói của ta biết rất dễ; làm rất dễ. Thiên hạ chẳng ai biết; chẳngai làm. Lời của ta có gốc; việc làm của ta có căn cứ. Vì thiên hạ không ai hiểuđược (điều này) cho nên họ chẳng hiểu ta. Ai hiểu ta, thì ta quý. Vì vậy bậcthánh nhân mặc áo vải thô mà lòng ôm ngọc.
-*71. Biết mà làm như không biết là cao nhất. Không biết mà làm ra vẻ biếtlà bệnh. Vì mình biết đó là bệnh cho nênchẳng có bệnh. Bậc thánh nhân biết đó là bệnh cho nên không có bệnh.
*72. Dân không sợ uy hiếp thì cái uy hiếp lớn sẽ đến. Chớ chê nơi ở của mìnhchật chội, chớ chán cách sống của mình. Vì mình không chê nên không chán. Cho nênbậc thánh nhân tuy biết mình nhưng không nêu cao mình, tuy tự yêu mình, nhưngkhông tự quý trọng mình. Cho nên bỏ cái thứ hai mà theo cái thứ nhất.
*73. Kẻ dũng ở chỗ giám làm thì sẽ bị giết; kẻ dũng ở chỗ không dám làm thìsẽ sống. Hai cái trên đây có môt cái có lợi, một cái có hại. Cái điều trời ghétcó ai biết lý do không? Cho nên bậc thánh nhân còn cho điều ấy khó. Cái đạo củatrời không tranh dành mà khéo thắng; không nói mà khéo ứng, không gọi mà tự đến;thản nhiên mà khéo mưu tính. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng lại chẳng thểlọt.
*74. Dân chúng không sợ chết, cớ gì lấy cái chết để đe dọa họ? Nếu ta khiếndân chúng bao giờ cũng sợ chết, rồi có kẻ nào làm chuyện xằng bậy thì ta bắt vàgiết đi, thì ai dám (Iàm bậy)? Đạo có cái lo việc giết để giết. Nếu ta thay thếcái lo việc giết này mà giết thì cũng như thay thợ mộc mà đẽo, ít có người khỏiđứt tay vậy.
*75. Dân mà đói là do người trên đánh thuế nhiều cho nên đói. Dân mà khótrị là do vì người trên thi hành lối “hữu vi” (/chính sự phiền hà/), cho nênkhó trị. Dân mà coi thường cái chết là vì do người trên lo cái sống của họ quánặng, cho nên dân khinh cái chết. Phàm người quan tâm tới việc không coi trọngchuyện mưu sinh là giỏi hơn kẻ quý trọng việc mưu sinh.
*76. Con người khi sống thì mềm yếu khi chết thì cứng nhắc. Muôn vật, câycỏ khi sống đều mềm yếu, mà khi chết đều khô cứng. Cho nên cứng rắn là conđường chết; mềm yếu là con đường sống. Cho nên, binh mạnh thì chẳng thắng, câycứng thì bị chặt. Cho nên cứng và lớn ở bực dưới; mềm yếu ở bực trên.
*77. Cái Đạo của trời giống như trương cây cung chăng? Cây cung khi cao thìhạ thấp xuống, khi thấp thì đưa nó lên. Thừa thì bớt, thiếu thì bù. Đạo trườibớt chỗ thừa mà bù vào chỗ thiếu. Đạo người sao lại không thế. Nó bớt chỗ thiếuđể phụng sự chỗ thừa. Ai có thể lấy cái chỗ thừa để phục vụ cho thiên hạ? Chỉcó người có đạo. Cho nên, bậc thánh nhân làm mà không cậy công, công đã thànhmà không cho là của mình. Ông ta không muốn trổ cái tài giỏi của mình.
*77. Cái đạo của trời giống nhưtrương cây cung chăng? Cây cung khi cao thì hạ thấp nó xuống khi thấp thì hạ nóxuống, khi thấp thì hạ nó lên. Thừa thì bớt, thiếu thì bù. Đạo trời bớt chỗthừa mà bù vào chỗ thiếu. Đạo người thì không thế. Nó bớt chỗ thiếu để phụng sựchỗ thừa. Ai có thể lấy cái chỗ thừa để phục vụ thiên hạ? chỉ có người có đạo.Cho nên bậc thánh nhân làm mà không cậy công, công đã thành mà không cho là củamình. Ông ta không muốn trổ cái tài giỏi của mình.
*78. Trong thiên hạ không có cáigì mềm yếu hơn nước, nhưng việc công phá cái cứng rắn không có cái gì hơn nước,không có cái gì thay thế được nó. Yếu thắng mạnh, mềm thắng cứng, thiên hạkhông ai không biết điều này, cũng không (không?) ai thi hành được. Vì vậy chonên bậc thánh nhân nói: “ Kẻ chịu cái nhơ bẩn của thiên hạ thì làm chủ xã tắc;chịu cái không may của nước thì làm vương thiên hạ. Lời ngay nghe như trái ngược.”
*79. Nếu giải hòa được cái oán lớnthế nào cũng còn cái oán nhỏ sót lại, làm sao có thể là điều thiện được? Vì vậycho nên bậc thánh nhân cầm nửa tờ giao kèo bên trái mà không trách cứ người ta,người không có đức lo thu thuế, Đạo trời không thân ai, thường giúp ngườithiện.
*80. Nước nhỏ, dân ít. Tuy códụng cụ gấp mười, gấp trăm(sức người) cũng không dùng. Khiến dân coi trọng cáichết mà không đi xa. Tuy có thuyền, xe cũng không ai lên; tuy có binh khí cũngkhông trưng bày. Khiến dân trở lại dùng tục thắt nút. Cho thức ăn của mình là ngon;cho quần áo mình là đẹp; bằng lòng với nơi ở của mình; vui với tục lệ của mình.Các nước láng giềng trông thấy nhau, nghe tiếng gà, tiếng chó của nhau. Dân đếngià, chết không qua lại với nhau.
*81. Lời nói đáng tin không đẹp;lời nói đẹp không đáng tin. Người thiện không tranh biện; người tranh biệnkhông thiện. Người có trí không biết rộng; người biết rộng không có trí. Bậcthánh nhân không tích lũy, càng giúp đỡ cho người ta lại càng có thừa; càng chongười ta thì mình lại càng có nhiều. Đạo trời làm lợi (cho muôn vật) mà khônglàm hại. Cái đạo của bậc thánh nhân làm mà không tranh giành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét