Những chi tiết đáng suy ngẫm:
- Thông minh hay tinh ranh tiểu tiết?
- Người Việt thường vận dụng trí tuệ của mình vào trong những hành vi ứng xử tạo nên những tiểu xảo trong cuộc sống, trong giao tiếp. Chính sự lanh lẹ, tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử tác động ngay trực tiếp tới người khác đã làm nổi bật cái gọi là “thông minh” của người Việt.
- Sự tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử cuộc sống cũng là căn nguyên chính tạo nên những thói hư tật xấu như thói hay ganh ghét, đố kỵ, trở thành một trong những đặc trưng tính cách của người Việt “một anh làm thì tốt, ba anh cùng làm thì hỏng việc”.
- Người Việt thông minh là vậy, thế tại sao ít có viễn kiến, ít có phát minh sáng chế, ít có nhà tư tưởng mang tầm cỡ nhân loại… Tại sao và tại sao?
- Người Việt rất giỏi về các môn “chọc gậy bánh xe”, “qua cầu rút ván”, “gắp lửa bỏ tay người”, “ném đá giấu tay”… Tiểu xảo trong giao thiệp dễ để lại ấn tượng trong lòng người khác một cách vừa bất ngờ, vừa gây kích thích, vừa thú vị và có cả nể sợ. Chỉ thế thôi, tính chất thông minh đã được gắn với người Việt.
- Thật nực cười khi chúng ta tự nhận người Việt là thông minh.
- Việc đánh giá người Việt thông minh hoàn toàn chỉ là sự đánh giá cửa miệng, thiếu cơ sở nghiêm túc. Đối với người nước ngoài nói về người Việt thì thường chỉ là lời khen “đãi môi”. Còn ai, người Việt nào tin và tôn sùng điều đó thì đó là kẻ ảo tưởng trầm trọng. Chưa có một công trình hay sự thừa nhận khoa học nào về nhân chủng học khẳng định tính thông minh nổi bật của dòng giống Việt.
- Người Việt rất ít khi dùng trí tụệ dành cho việc đi sâu khám phá. Bản chất vấn đề là thứ mà người Việt ít hướng tới, biến nó trở thành xa xỉ phẩm. Nên người Việt chẳng có mấy lý thuyết chuyên sâu, ít có sáng tạo phát minh cho nhân loại, không có mấy nhà tư tưởng. Nền khoa học của người Việt cũng chỉ toàn là thứ sao chép, lắp ráp, bắt chước do người khác làm nền tảng.
- Những điều suy nghĩ chủ yếu của người Việt đối với cộng đồng thường không hướng vào lợi ích chung mà thường xuyên vận dụng để mưu cầu lợi ích riêng, để phù hợp với mục tiêu cá nhân, mang tính trước mắt.
- Đồng thời người ta luôn tìm cách ứng xử để tạo vỏ bọc hình ảnh đẹp đẽ, giải tỏa thói sĩ diện huênh hoang cho chính mình. Cũng chính nó trở lại là thủ phạm của thói nhút nhát, tự ti khi cảm thấy mình yếu kém hơn xung quanh hoặc chưa chứng minh được mình hơn người.
- Người Việt chúng ta luôn tâm niệm với cái thiết thực nhất, trực tiếp nhất và là lợi ích trước mắt, những điều lớn lao, cao cả đối với cộng đồng là việc của người khác.
- Có “Văn hóa tiểu nông” – văn hóa lạc hậu, sai lệch, trì trệ, là thứ di sản văn hóa bệnh dịch, khó có thể gột rửa được ngay nhưng cần có ý thức để gột rửa.
- “Văn hóa tiểu nông” tạo nên một nếp sống bừa bãi, tùy tiện của người Việt (văn hóa sống, văn hóa ứng xử). Nhiễm “văn hóa tiểu nông”, con người sẽ thiếu sự tôn trọng xung quanh (bao gồm tất tần tật từ người cho đến vật)- tất cả những thứ mà họ cảm thấy không liên quan trực tiếp tới mình. Vì vậy, nó là thủ phạm của sự thờ ơ với lợi ích cộng đồng, cũng là nguyên nhân của tính cách đố kỵ, tham lam, bè nhóm, thiển cận, cục bộ…
- Người Việt nhận thông minh, nhưng sao “lận đận”?
- Người thông minh phải biết tìm ra con đường phát triển ngắn nhất và tối ưu nhất cho dân tộc mình, quê hương mình và gia đình mình. Người thông minh không nên chỉ trông chờ một lý tưởng từ trên trời rơi xuống.
- Muốn nói gì thì nói, thực tế cho thấy, dân tộc Việt Nam không được như chúng ta thường tự nhận: “Thông minh, cần cù, chịu khó, có truyền thống hiếu học…”, theo kiểu chúng ta không dốt nhưng cũng chẳng thông minh.
- Nếu thông minh thì tại sao GDP bình quân mới đạt 1000$/người sau 35 năm hòa bình? Thử hỏi các quốc gia như Đức, Nhật, Ba Lan, Tiệp Khắc bị tàn phá thảm hại sau chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng sau 35 năm họ đã thành cường quốc kinh tế, thu nhập bình quân đạt trên 10.000$/người/năm.
- Dân tộc đầy trí tuệ không tràn lan cảnh xả rác ra đường, nhổ bậy, đái bậy, chửi thề, nói tục. Đến lễ hội không bẻ hoa, chà đạp lên cái đẹp. Họ phải là quốc gia giầu truyền thống văn hóa, biết tôn trọng những giá trị văn hóa, tinh thần đến mức như tín ngưỡng.
- Quốc gia thông minh đương nhiên lãnh đạo không thể kém. Nếu cách lựa chọn lãnh đạo được làm một cách thông minh thì sẽ tìm ra người thông minh biết dẫn dắt quốc gia.
- http://levanut.wordpress.com/2012/02/12/nh%E1%BB%AFng-di%E1%BB%83m-n%E1%BB%95i-b%E1%BA%ADt-v%E1%BB%81-s%E1%BB%B1-thong-minh-c%E1%BB%A7a-da-s%E1%BB%91-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét