Hiến pháp là luật cơ bản được toàn dân phúc quyết; luật cơ bản được dân phúc quyết thì gọi là hiến pháp
Điều 123: “Hiến pháplà luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hệ lụy,một khi đã gọi là hiến pháp thì đương nhiên trước hết phải là luật cơ bản, vì vậy Điều123 nhắc lại là thừa. Mặt khác, đưa ra 1 câu mang tính tiền đề như Điều 123,làm người đọc dễ ngộ nhận, nhầm tưởng khái niệm hiến pháp nằm trong khái niệmluật cơ bản,
nguyên tắc cơ bản của hiến pháp ( có lẻ vậy)
Hiến pháp bảo vệ quyền con người,bảo đảm mối quan hệ tráchnhiệm của nhà cầm quyền đối với người dân (quyền côngdân ?)
Hiến pháp quy định cơcấu nhà nước gồm 3 cơ quan lập pháp(quốc hội) hành pháp (chính phủ) tư pháp (tòa án &viện kiểm sát)
Dân định ra hiến pháp trao quyền lực cho nhà nước thực thi ýchí họ, chứ không phải để cai trị mình - một dấu hiệu bản chất của hiến phápdân chủ, người dân chứ không phải một hay một nhóm người hay bất cứ nhân danhgì, là chủ nhân nhà nước, có toàn quyền định đoạt nó, chứ không phải ngược lại;đảng phái, tôn giáo, tổ chức dân sự đều nằm trong phạm trù nhân dân chứ khôngphải trên hay ngoài nhân dân càng không phải nhà nước.
Quyền con người.
Lý do, Hiến pháp chỉ hiến định một số trong vô vàn quyền conngười, chứ không phải toàn bộ, bởi trước hết, do hiến pháp đóng vai trò luật cơbản, mà đã là luật thì nó chỉ điều chỉnh những quyền con người liên quan tớipháp luật, tức nhà nước, chứ không phải mọi quyền con người như ăn ngủ hít thở,yêu ghét, chẳng hạn. Chức năng của nó là chế tài, không có chức năng thay thếsách giáo khoa, hay tài liệu khoa học, để lý giải đưa ra kết luận về giá trị,vai trò quan trọng, nội dung của quyền con người, mà chỉ dựa trên cơ sở khoahọc đó để hiến định quyền con người. Quyền con người mặc dù do tạo hoá sinh ra,“lẽ phải không ai chối cãi được”, nhưng một khi quyền lực nhà nước vốn của dânđã được trao vào tay bộ máy nhà nước thực thi, thì quyền tạo hoá đó của họ trênthực tế rất có thể: 1- Bị quyền lực nhà nước xâm phạm, mà người dân thấp cổ béhọng không làm gì được.2- Không thể thực hiện, bởi bộ máy nhà nước ăn lương cóbổn phận đảm bảo quyền tạo hóa của dân, nhưng đã không cung cấp cho họ điềukiện vật chất, hành lang pháp lý thực hiện quyền đó. Nói cách khác, quyền cơbản là quyền con người được ghi vào hiến pháp, khi nó thoả mãn đồng thời 3 yếutố: 1- chắc chắn, 2- liên tục, 3- được viện tới toà án chống lại nhà nước, nếuhọ bị thiếu những điều kiện bảo đảm quyền đó được thực hiện.
Có thể hiểu qua ví dụ về “quyền được bảo đảm an sinh xãhội”, ghi trong Ðiều 35 DTHP, được Điều §75 Hiến pháp Đan Mạch quy định tạiđiểm (1): “Ai không thể tự nuôi sống mình, và không còn nguồn thu nhập nàokhác, nhà nước có trách nhiệm trợ cấp đủ”. Ở Đức, xuất phát từ Điều 1, Luật Cơbản, “nhân phẩm con người không thể xâm phạm. Chú ý và bảo vệ nó là trách nhiệmmọi cơ quan quyền lực nhà nước”, Bộ Luật Xã hội Đức quy định nhà nước phải cấpcho bất kỳ người dân nào không có thu nhập, kể cả người nước ngoài sinh sống ởĐức, 374 Euro/tháng/người (năm 2013) cộng tiền thuê nhà, điện, nước. Cách thángtrước, một hộ gia đình bị cấp thiếu 15 Cent do cơ quan cấp làm tròn số lẻ,khiếu nại không được liền kiện ra toà, được toà xử thắng và phạt cơ quan cấpphải trả án phí 600 Euro. Cũng viện dẫn Điều 1 trên, trong 1 vụ kiện, Toà ánHiến pháp Đức đã bác bỏ điều khoản Bộ luật Xã hội Đức ấn định mức trợ cấp chongười nước ngoài chờ xét tỵ nạn thấp hơn tiêu chuẩn trợ cấp cho người Đức, vớilập luận, trợ cấp là mức tối thiểu để bảo đảm nhân phẩm con người vốn không thểphân biệt đã được hiến định.
Điều 38 DTHP: “Công dân có quyền làm việc”, họ không thểhiến định bởi thất nghiệp là bản chất của kinh tế thị trường, chỉ có thể hạnchế chứ không thể chấm dứt. Điều 40 “trẻ em có quyền... được chăm sóc giáodục”, họ chỉ có thể bảo đảm được một phần chứ không phải tất cả, và đó còn làtrách nhiệm gia đình. Tương tự, Điều 41 “có quyền được bảo vệ sức khoẻ” (nghĩalà trách nhiệm nhà nước chữa bệnh cho dân miễn phí?); Điều 44 “quyền hưởng thụcác giá trị văn hoá” (nhà nước miễn phí tham quan du lịch, biểu diễn nghệthuật, hội hè?); Điều 46 “quyền được sống trong môi trường trong lành” (tráchnhiệm nhà nước bồi thường khi dân ngộ độc thực phẩm?), Điều 42, “công dân cóquyền và nghĩa vụ học tập” (nhà nước miễn học phí và cấp học bổng?). Chưa nóiDTHP hiến định cả những quyền tình cảm không thuộc đối tượng điều chỉnh củapháp luật, như Điều 39 “Nam nữ có quyền kết hôn và ly hôn” (chẳng nhẽ ai ế, nhànước phải có trách nhiệm mai mối cho họ kết hôn?); hay điều chỉnh cả công dânnước khác, khi Điều 19 hiến định Việt kiều với quá nửa đã thôi quốc tịch ViệtNam “là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” và chỉthuộc phạm trù tình cảm cội nguồn không thể chế tài.
Hệ luỵ nguy hại ở chỗ, do không chứa đựng đầy đủ ba thuộctính cần có của khái niệm quyền cơ bản, nên quyền con người dù có ghi vào hiếnpháp vẫn không hề thay đổi bản chất, tức thiếu tính pháp lý khả thi, làm mấtthuộc tính tối thượng vốn có của hiến pháp, trở thành một bản tuyên ngôn,mất giá trị sử dụng khi ban hành!
Cách đây hơn ba thế kỷ, trong khí thế sục sôi của cuộc Cáchmạng Mỹ, Thomas Paine, một người Anh và là nhà cách mạng lỗi lạc của Mỹ đã viếtcuốn sách Lương tri (Common Sense) kêu gọi người Mỹ đứng lên đấu tranh giànhđộc lập và xây dựng chính quyền cho riêng mình. Tuy nhiên, bất chấp sự sục sôicủa một nhà cách mạng, Thomas Paine vẫn đủ tỉnh táo để nhắc nhở người dân Mỹrằng mục tiêu của cuộc Cách mạng là tạo dựng một Nhà nước mà trong đó người dânthực sự làm chủ và chính quyền phải tôn trọng những Quyền cơ bản của người dân.Đó là một Nhà nước với quyền lực bị hạn chế để không tạo ra áp bức và vi phạmnhân quyền. Đã có người chụp mũ cho rằng ông không tin tưởng vào bản chất tốtđẹp của Nhà nước mới. Tuy nhiên, để đáp lại những lời chỉ trích, Paine đã viết“Khi chúng ta xây dựng cho hậu thế, cần phải nhớ rằng, đức hạnh không có tínhdi truyền”. Hạn chế quyền lực Nhà nước không phải là vì nhân dân không tin vàoNhà nước do họ đổ máu xây dựng nên mà là để không biến Nhà nước thành một côngcụ cho một ai đó lợi dụng thanh danh và công lao của cha ông để chiếm quyền vàđàn áp lại nhân dân. Chính vì thế, người Mỹ đã đưa vào Hiến pháp của họ Tuyênngôn các Quyền (Bill of Rights) và từ đó, Quyền công dân, quyền con người trởthành một nội dung cơ bản của Hiến pháp.
Giới hạn Quyền trong những trường hợp đặc biệt không phải là không phổ biến trong lịch sử Lập hiến thế giới. Tuy nhiên, vì đây là một nội dung mới và ảnh hưởng trực tiếp đến công dân, những nhà lập hiến cần phải hết sức thận trọng trong cách quy định.
Câu chữ của bản Dự thảo rất lạm dụng việc nội dung các Quyền sẽ do “pháp luật quy định” hoặc “theo luật định”. Tuy nhiên, khái niệm “pháp luật” như Dự thảo nêu là rất rộng lớn. Riêng ở Việt Nam, theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 năm 2008 đã liệt kê tại Điều 2 mười hai loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau do mười cơ quan khác nhau ban hành. Nếu như Hiến pháp mới quy định nội dung các Quyền có thể do “pháp luật quy định” có nghĩa rằng Quyền tự do ngôn luận có thể được một thông tư của một Bộ nào đó quy định, hay Quyền biểu tình được Ủy ban nhân dân một tỉnh đưa ra. Điều này sẽ không là đáng nói trong trường hợp Quốc hội đã có những Luật cụ thể liên quan đến các Quyền này vì trong trường hợp đó, Luật của Quốc hội sẽ có giá trị cao hơn và bãi bỏ được những quy định trái Luật. Tuy nhiên, trong trường hợp các Quyền chưa được Luật của Quốc hội quy định cụ thể, quy định như Dự thảo có thể dẫn đến tình trạng các cơ quan khác ngoài Quốc hội tùy tiện đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật làm hạn chế việc thực hiện Quyền trên thực tế.
Xét về mặt lý luận, cho phép các cơ quan khác ngoài Quốc hội trực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến Quyền cũng phần nào mâu thuẫn với nguyên tắc hạn chế quyền lực Nhà nước mà nội dung Quyền con người, quyền công dân hướng tới. Nguyên tắc của một bản Hiến pháp dân chủ là đảm bảo Quyền cho công dân và Quyền đó phải được chính công dân, thông qua Hiến pháp, hay do một cơ quan đại diện, dân cử là Quốc hội quy định cụ thể. Để cho một cơ quan khác quy định cụ thể trong khi những Quyền của người dân có thể có mâu thuẫn lợi ích với chính cơ quan đó là trái với các nguyên tắc pháp chế thông thường.
Như vậy, ở nội dung này, tác giả đề nghị các nhà lập hiếnxem xét hai vấn đề sau:
1. Loại bỏ vĩnhviễn quy định nội dung các Quyền do “pháp luật quy định”. Thay vào đó, các nhàlập hiến nên quy định rõ cơ quan nào được phép quy định cụ thể nội dung cácQuyền và hình thức của quy định đó phải là Luật.
2. Quốc hội sẽ làcơ quan có nghĩa vụ ra Luật quy định nội dung các Quyền và đó là nghĩa vụ chứkhông phải là một lựa chọn của Quốc hội.
Teo dần quyền con người trong Hiến pháp - Hoàng Xuân Phú
Điều 4 của Hiến pháp 1992 quy định rằng:
"Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến phápvà pháp luật."
Căn cứ vào điều khoản này thì có thể nói rằng: Việc công dânbiểu tình khi chưa có luật về biểu tình còn chính đáng và hợp pháp hơn so vớiviệc ĐCSVN hoạt động khi chưa có luật quy định về khuôn khổ hoạt động của đảng.Tại sao lại chính đáng và hợp pháp hơn? Bởì vì "Nhà nước chỉ được làmnhững điều pháp luật cho phép, còn Nhân dân được làm tất cả những điều phápluật không cấm."
Rõ ràng, Hiến pháp hiện hành không hề đề cập đến khuôn khổhoạt động của đảng và cũng chưa có luật nào quy định về khuôn khổ đó, cho nênđảng cũng chưa có được "những điều pháp luật cho phép" để mà"được làm", để mà "hoạt động". Trong khi đó, quyền biểutình của công dân được minh định trong Hiến pháp hiện hành và chưa có luật nàohạn chế quyền ấy, nên hiển nhiên là công dân có quyền biểu tình không hạn chế.Để ngăn cản và đàn áp biểu tình, chính quyền thường viện dẫn Nghị định Quy địnhmột số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số09/2005/TT-BCA (hướng dẫn thi hành nghị định đó). Nhưng bài "Lực cản Nhànước pháp quyền" đã chỉ ra rằng:
- Nghị định số38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA vi phạm Hiến pháp và pháp luật;
- Chính phủkhông có quyền ban hành nghị định để hạn chế quyền công dân;
Lợi dụng thời cơ sửa đổi Hiến pháp, họ đã sửa Điều 69 củaHiến pháp 1992 như sau:
"Điều 26: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báochí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của phápluật."
Điều gì thay đổi ở đây? Họ đã xóa hai từ "cóquyền" trước đoạn "được thông tin" và trước đoạn "hội họp,lập hội, biểu tình". Đồng thời, họ dùng chữ "được" (vốn dĩ chỉlà một thành phần của từ "được thông tin") thay cho hai từ "cóquyền" ấy. Để làm gì? Để xóa bỏnhững quyền cơ bản đó của công dân. Từ chỗ công dân luôn "có quyền"(kể cả khi không có luật hoặc chưa có luật liên quan), bây giờ bị tước"quyền", và "quyền" bị hạ cấp xuống thành những thứ"được" ban phát. Mà "được… theo quy định của pháp luật" thìcũng có nghĩa là "chỉ được… theo quy định của pháp luật". Tức là côngdân "chỉ được" ban phát nếu nhà cầm quyền đã ban hành "quy địnhcủa pháp luật". Khi nhà cầm quyền chưa muốn, lờ đi việc ban hành "quyđịnh của pháp luật", thì Dân sẽ không "được thông tin, hội họp, lậphội, biểu tình". Đây là một thủ đoạn pháp lý tinh vi, nhằm tước đoạt quyềnđược thông tin và các quyền hội họp, lập hội và biểu tình của công dân. Mộtđiều khoản khác rất đáng lưu ý trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là:"Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợpcần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạođức, sức khỏe của cộng đồng." (Điều 15, Khoản 2) Điều khoản này là mộtsáng tạo pháp lý mới mẻ của các nhà lập hiến CHXHCN Việt Nam. Chữ"chỉ" tạo ra ảo tưởng rằng: Điều khoản này nhằm hạn chế những hoàncảnh mà quyền con người và quyền công dân có thể bị giới hạn, tức là để bảo vệcác quyền đó. Thế nhưng hậu quả của nó thì ngược lại. Vốn dĩ, việc "quyềncon người, quyền công dân có thể bị giới hạn" không hề được đề cập đếntrong Hiến pháp 1992. Nay điều này được nêu đích danh trong dự thảo sửa đổiHiến pháp, nhằm hiến định hóa việc chính quyền có thể giới hạn quyền con ngườivà quyền công dân.
Danh sách "lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng" rộng đến mức có thể baotrùm mọi hoàn cảnh thông thường. Cho nên, nhà cầm quyền luôn có thể viện dẫnnhững lý do đó, nhằm giới hạn quyền con người và quyền công dân, bất cứ lúc nàomà họ muốn. Vì vậy, việc nhét chữ "chỉ" vào điều khoản ấy chẳng hề cótác dụng hạn chế phạm vi hành động của giới cầm quyền, mà chỉ ngụy trang, cheđậy mục đích hiến định hóa ấy mà thôi.
Điều khoản kể trên quy định rằng "quyền con người,quyền công dân… có thể bị giới hạn", nhưng lại không viết rõ ai và cấp nàocó quyền giới hạn. Điều đó mở đường cho bộ máy cầm quyền các cấp có thể canthiệp tùy tiện vào quyền con người và quyền công dân.
Như vậy, Điều 15, Khoản 2 cũng là một thủ đoạn pháp lý tinhvi, nhằm thu hẹp quyền con người và quyền công dân.
Hai ví dụ kể trên nhắc nhở mọi người phải hết sức cảnh giácvới những bẫy pháp lý đã được cài trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
thêm (trong ngoặc có dấu "-" ở trước là bỏ đoạn này theo nguyên văn dự thảo có dấu "+" là thêm sau dấu"//" là chú thích) --góp ý kiểu đẻo cày--
Điều 4 bỏ.
Điều 7 khoản 2: Đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân (-chỉ) bị cử tri hoặc quốc hội, hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó (-không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân)(+khi đại biểu đó vi phạm pháp luật)
Điều 15 khoản 2: ?Quyền con người quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý doquốc phòng, an ninh quốc gia, (-trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng)(+theo luật định)
Điều 21: bỏ: Mọi người có quyền sống
Điều 24: Công dân có quyền đi lại và cư trú trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước(-theo quy định của pháp luật)
Điều 25 khoản 3 .Không ai được xâm phạm tự do tin ngưỡng, tự do tín ngưỡng, tôn giáo (-hoặc lợi dụng tín ngưỡng để vi phạm pháp luật // cái này ở trong phạm trù không được ai vi phạm pháp luật)
Điều 26 (sửa đổi bổ sung điều 69 hiến pháp 1992) : Giữ nguyên điều 69. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của (-pháp) luật
Điều 30 bỏ: (Công dân có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân)
Điều 32 (sửa đổi bổ sung điều 72) khoản 1: Không ai bị coi là có tội và chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật
Điều 35 bỏ: (Mọi người có quyền bảo đảm an sinh xã hội)
Điều 36 khoản1 bỏ: (Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp)
Điều 38 khoản 1: Công dân có quyền bình đẳng về cơ hội việc làm
Điều 39 khoản 1: (-Nam nữ có quyền ly hôn và kết hôn). Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau
Điều 40 khoản 1: giữ như điều 65 hiến pháp 1992 . Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
Điều 41 bỏ: 1 Công dân có quyền bảo vệ sức khỏe...
Điều 42: chỉ để Bậc tiểu học là bắt buộc không phải trả học phí
Điều 70 (sửa đổi bổ sung điều 5): giữ nguyên điều 45 hiến pháp 1992
Điều 123 bỏ: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ...
1. Loại bỏ vĩnhviễn quy định nội dung các Quyền do “pháp luật quy định”. Thay vào đó, các nhàlập hiến nên quy định rõ cơ quan nào được phép quy định cụ thể nội dung cácQuyền và hình thức của quy định đó phải là Luật.
2. Quốc hội sẽ là cơ quan có nghĩa vụ ra Luật quy định nội dung các Quyền và đó là nghĩa vụ chứkhông phải là một lựa chọn của Quốc hội.
bỏ những điều có chữ "lợi dụng"
một khi đã hiến định về quyền ... thì nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện nó
ví dụ: Điều 65 (sửa đổi, bổ sung Điều 35, Điều 37)Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. --> giáo dục là quốc sách hàng đầu thì phải có chế độ như thế nào với giáo viên ? lương giáo viên phải cao hơn lực lượng vũ trang ? ở huyện tôi có hàng trăm giáo viên & cán bộ làm trong ngành giáo dục (chủ yếu ở các trường mầm non,tiểu học, trung học) đã làm việc từ 2001 đến nay vẫn chưa được biên chế có được viện dẫn điều này của hiến pháp để được vào biên chế không?
tránh việc hiến định chỉ mang tính chất diễn văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét