BRANDCO LAWFIRM - Ngay từ thời La mã cổ đại người ta đã khẳng định trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo, thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định, những tư tưởng này chỉ được các quan toà áp dụng trong tố tụng dân sự. Đây được coi là cội nguồn của nguyên tắc suy đoán vô tội (presomtion of innonce) 1
Tuy nhiên, chỉ đến khi cách mạng tư sản Pháp 1789 bùng nổ, tư tưởng này mới được mới được ghi nhận như là một nguyên tắc của pháp luật. Tuyên ngôn nhân quyền 1789 long trọng tuyên bố: Mọi người được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội . Nếu xét thấy cần thiết phải bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết cho phép đều bị pháp luật xử lý nghiêm khắc2. Suy đoán vô tội đã đựợc luật hình sự của nhiều nhà nước coi là nguyên tắc của tố tụng hình sự, được đánh giá là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự. Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm về nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội, nhưng theo chúng tôi suy đoán vô tội bao gồm những nội dung sau đây:
-Người bị tình nghi, bị can, bị cáo được coi là không có tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Toà án.
- Nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội, người bị tình nghi, bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh sự vô tội của mình.
- Mọi ghi ngờ về pháp luật và chứng cứ phải được giải thích có lợi cho người bị tình nghi, bị can, bị cáo.
Cũng giống như nhiều nguyên tắc khác của pháp luật, suy đoán vô tội chỉ trở thành nguyên tắc của luật tố tụng hình sự trong giai đoạn lịch sử nhất định, trong một kiểu Nhà nước nhất định. Trong một nhà nước mà quyền con người bị chà đạp, khi tôn giáo, thần quyền còn thống trị thì những tư tưởng văn minh và tiến bộ như suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự không có cơ hội thể hiện chứ chưa nói đến trở thành nguyên tắc pháp luật. Ngược lại, xã hội phát triển đến trình độ cao hơn, khi quyền con người được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ thì những tư tưởng pháp lý tiến bộ như suy đoán vô tội tất yếu sẽ được ghi nhận và bảo đảm thực hiện không chỉ trên phương diện lập pháp mà còn cả trên thực tế.
Chiến lược cải cách tư pháp trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có hệ thống pháp luật tố tụng hình sự cho phù hợp. Những tư tưởng, nguyên tắc pháp luật đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận như là giá trị to lớn của văn minh nhân loại phải được ghi nhận trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Chính vì vậy có thể nói ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội là đòi hỏi tất yếu của luật tố tụng hình sự trong nhà nước pháp quyền.
Trước khi có Bộ luật TTHS 1989, trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, những nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội cũng được thừa nhận ở mức độ này hay mức độ khác. Điều 10, Điều 11 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) hiện hành quy định: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, bị can bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh sự vô tội của mình. Những nội dung này được thể hiện xuyên suốt các quy định của BLTTHS Việt Nam trong đó có chế định xét xử.
Th.s Đinh Thế Hưng - Viện Nhà nước và pháp luật
Nguồn: Tạp chí Toà án nhân dân
copy từ: http://brandco.vn/service/luat-su-hinh-su/su-the-hien-cua-nguyen-tac-suy-doan-vo-toi-trong-che-dinh-ve-xet-xu-cua-luat-to-tung-hinh-su-viet-nam.html
Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự là một trong những nguyên tắc trụ cột của tố tụng hình sự tạo nên nền tảng chủ đạo, cơ bản mang tính xuất phát điểm, bảo đảm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bị coi là có tội khi lỗi của họ chưa được cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Việc thừa nhận nguyên tắc suy đoán vô tội được coi là thành tựu quan trọng của khoa học pháp lý hiện đại. Theo quan niệm đó, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định trong Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc là: “Một người bị buộc tội có hành vi phạm tội được coi là vô tội cho đến khi sự phạm tội của người đó được xác định một cách hợp pháp trong một vụ xét xử công khai, trong đó có những sự bảo đảm cần thiết cho việc bào chữa của người đó” và trong khoản 2 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966: “Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật…”.
nguồn:http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201404/nguyen-tac-suy-doan-vo-toi-va-nhung-kien-nghi-sua-doi-bo-sung-bo-luat-to-tung-hinh-su-nam-2003-294277/
tham khảo thêm :http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/1035/Nguyen-tac-suy-doan-vo-toi-trong-Hien-phap-sua-doi-nam-2013-va-trach-nhiem-trien-khai-thi-hanh-cua-n
Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự là một trong những nguyên tắc trụ cột của tố tụng hình sự tạo nên nền tảng chủ đạo, cơ bản mang tính xuất phát điểm, bảo đảm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bị coi là có tội khi lỗi của họ chưa được cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Việc thừa nhận nguyên tắc suy đoán vô tội được coi là thành tựu quan trọng của khoa học pháp lý hiện đại. Theo quan niệm đó, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định trong Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc là: “Một người bị buộc tội có hành vi phạm tội được coi là vô tội cho đến khi sự phạm tội của người đó được xác định một cách hợp pháp trong một vụ xét xử công khai, trong đó có những sự bảo đảm cần thiết cho việc bào chữa của người đó” và trong khoản 2 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966: “Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật…”.
nguồn:http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201404/nguyen-tac-suy-doan-vo-toi-va-nhung-kien-nghi-sua-doi-bo-sung-bo-luat-to-tung-hinh-su-nam-2003-294277/
tham khảo thêm :http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/1035/Nguyen-tac-suy-doan-vo-toi-trong-Hien-phap-sua-doi-nam-2013-va-trach-nhiem-trien-khai-thi-hanh-cua-n
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét